Friday, November 22, 2024

Sự phi lý của HWR

Sự kiện Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc đã dẫn đầu đoàn đại biểu Việt Nam dự Lễ Quốc tang cố Thủ tướng Nhật Bản Abe Shinzo được tổ chức tại Trung tâm sự kiện Budokan, Tokyo, Nhật Bản. Theo dòng sự kiện đó, các tổ chức phản động trong và ngoài nước không ngừng có những hành động chống phá Đảng và Nhà nước ta trên con đường ngoại giao.

Sự phi lý của HWR

 

Theo chương trình, Chủ tịch nước sẽ thay mặt lãnh đạo Đảng, Nhà nước dự Lễ Quốc tang; tham dự cuộc tiếp Trưởng đoàn các nước của Nhật Hoàng; hội đàm với Thủ tướng Nhật Bản Kishida Fumio. Chủ tịch nước cũng sẽ có các cuộc gặp với lãnh đạo Nghị viện, tiếp lãnh đạo một số địa phương Nhật Bản và gặp gỡ song phương với một số Trưởng đoàn các nước.

Cánh theo dõi nhân quyền quốc tế HRW lại vừa có pha “tham mưu” đi vào lòng đất khi đề nghị thủ tướng Nhật “gây sức ép” với chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc nhân việc bác Phúc sang Nhật dự lễ tang cố thủ tướng Abe được đăng tải trên trang fanpage của Việt Tân với tựa đề: “TỔ CHỨC HUMAN RIGHT WATCH THÚC GIỤC THỦ TƯỚNG NHẬT NÊU VẤN ĐỀ NHÂN QUYỀN KHI TIẾP CHỦ TỊCH NGUYỄN XUÂN PHÚC”, trong bài viết chúng đưa ra luận điệu xuyên tạc cho rằng “tình hình nhân quyền của Việt Nam là tồi tệ trong các vấn đề về giam giữ tù chính trị…”;và chúng cho rằng việc những đối tượng chống phá Nhà nước bắt giữ là: “đe dọa, sách nhiễu, hạn chế đi lại, bị hành hung, bị bắt giữ tùy tiện”.

Trước hết, phải khẳng định rằng việc tổ chức HRW gửi thư đến Thủ tướng Nhật Bản là việc làm ấu trĩ, ngớ ngẩn. Mang danh là tổ chức quốc tế mà làm vậy thì thật đáng coi thường. Trong khi tổ chức HRW lặp lại điệp khúc chống phá cũ rích với những cáo buộc ngụy biện, trơ trẽn nội dung sai sự thật và định kiến đối với tình hình nhân quyền của Việt Nam thì thực tế Việt Nam đã và đang chứng thực sinh động sự tôn trọng, đảm bảo, bảo vệ và thúc đẩy nhân quyền, một trong những minh chứng nổi bật nhất đó là đại dịch Covid-19 khi hoành hành trên thế giới và Việt Nam trong hoàn cảnh khó khăn đó đã thấy rõ nỗ lực và quyết tâm của Đảng, Nhà nước trong việc thực hiện nghĩa vụ bảo vệ, đảm bảo, thúc đẩy quyền con người được thế giới ghi nhận và khen ngợi.

Mới đây tại cuộc họp báo thường kỳ chiều ngày 22/9 Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Lê Thị Thu Hằng tái khẳng định: “Chính sách nhất quán của Việt Nam là bảo vệ và thúc đẩy quyền cơ bản của con người. Điều này đã được quy định cụ thể trong Hiến pháp 2013 và nhiều văn bản pháp luật liên quan”. Ở Việt Nam hiện nay, không có khái niệm “tù chính trị”. Những đối tượng bị bắt là những đối tượng có hành vi vi phạm pháp luật và việc cơ quan chức năng thi hành lệnh khởi tố, điều tra, truy tố, và xét xử công khai là việc làm cần thiết của một Nhà nước pháp quyền, có chủ quyền nhằm ngăn chặn những hành vi nguy hiểm của họ gây ra đối với xã hội.

Hơn nữa, tại Việt Nam cũng như ở bất kỳ quốc gia có chủ quyền nào khác, những đối tượng vi phạm pháp luật đều phải xử lý nghiêm theo quy định của pháp luật. Hoàn toàn không có chuyện việc truy tố, bắt giữ, điều tra, luận tội, xét xử bằng tòa án đối với những đối tượng vi phạm pháp luật lại bị coi là “đe dọa, sách nhiễu, hạn chế đi lại, bị hành hung, bị bắt giữ tùy tiện” như luận điệu mà HRW đưa ra. Chẳng có ai bất lịch sự tới mức khách tới nhà mình dự đám Hiếu mà mình có hành động khiếm nhã. Chưa kể, “vi phạm nhân quyền” chỉ là cái luận điệu giẻ rách xuyên tạc của cánh HRW chứ người Nhật biết thừa tình hình nhân quyền của Việt Nam thế nào. Chả thế mà Nhật luôn coi trọng quan hệ với Việt Nam và chú trọng đầu tư làm ăn với Việt Nam. Việc chủ tịch nước sang dự quốc tang thể hiện nghĩa tình của Việt Nam với nước Nhật nói chung và với cố thủ tướng Abe nói riêng. Ông Abe là một trong những thủ tướng có thiện cảm nhất với Việt Nam và dưới thời quản lý của ông, Nhật Bản đã dành cho Việt Nam rất nhiều sự quan tâm, thúc đẩy sự phát triển của Việt Nam. Có thể nói Nhật Bản dưới thời ông Abe đã “giúp” Việt Nam khá nhiều và khá vô tư, thế nên việc Chủ tịch nước sang dự quốc tang là thể hiện sự trân trọng nghĩa tình đó.

Chính thực tiễn là những dẫn chứng giản dị và thuyết phục nhất, thể hiện những gì mà Đảng, Nhà nước Việt Nam đang tôn trọng, bảo vệ và thúc đẩy nhân quyền đã được người dân đặt trọn niềm tin và được dư luận tiến bộ trên thế giới ghi nhận. Vì thế, những thông tin sai lệch của HRW chỉ thể hiện một cách tiếp cận mang nặng ý thức hệ chính trị phương Tây nhưng lại nhân danh nhân quyền phổ quát và thiếu thiện chí với Việt Nam cần phải bị lên án và bác bỏ.

THANH HƯƠNG

Nguồn: Đấu trường Dân chủ

Nguồn:

Related Articles

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here

Stay Connected

863FansLike
44FollowersFollow
0SubscribersSubscribe

BÀI MỚI

Xem nhiều

Phản biện - Luận bàn

ĐỐI TƯỢNG