Ngày 25/9/2022 Đài Á Châu Tự Do có đăng bài viết “Sửa luật đất đai: thị trường tiến, Đảng Cộng sản lùi”. Đây là sự xuyên tạc về vấn đề sửa đổi luật đất đai.
Bài viết đưa ra luận điệu “thị trường tiến”, “Đảng cộng sản lùi”. Thử hỏi “lùi” ở chỗ nào? khi Đảng và Nhà Nước ta sửa đổi luật đất đai nhằm làm cho phù hợp hơn với thực tiễn cuộc sống tạo hiệu quả kinh tế cao, phù hợp với xu thế phát triển hiện nay khắc phục nhiều lỗ hổng trong luật pháp đã bộc lộ nhiều điều luật không còn phù hợp với thực tiễn cuộc sống – như vậy là tiến hay lùi
Kể từ sau khi luật đất đai ra đời đầu tiên vào năm 1987 trải qua quá trình hoàn thiện chính sách pháp luật về đất đai theo từng thời kỳ phù hợp với quá trình đổi mới và phát triển của đất nước đến nay Đảng và Nhà nước đã ba lần sửa đổi luật đất đai. Luật đất đai 2013 đạt được nhiều kết quả quan trọng trong công tác quản lý, sử dụng đất đai, nhưng vẫn còn nhiều hạn chế, bất cập. Nguồn lực về đất đai vẫn chưa khai thác đầy đủ thành nội lực quan trọng phục vụ phát triển kinh tế – xã hội của đất nước. Công tác thu hồi đất, bồi hoàn, hỗ trợ tái định cư nhiều nơi chưa bảo đảm hài hòa lợi ích giữa người có đất thu hồi, nhà nước và nhà đầu tư. Khiếu kiện liên quan đến đất đai vẫn còn diễn ra phức tạp, có những nơi thành điểm nóng về trật tự an ninh – xã hội. Vẫn còn “kẽ hở” để một số quan chức, địa phương lợi dụng “biến” đất công thành đất tư nhân, chuyển nhượng trái pháp luật đã bị xử lý hình sự vừa qua. Một số phát sinh trong thực tiễn mà Luật Đất đai năm 2013 chưa có quy định điều chỉnh. Đó là những vấn đề cấp thiết để bổ sung, sửa đổi, hoàn thiện luật đất đai nhằm làm cho phù hợp hơn với thực tiễn cuộc sống tạo hiệu quả kinh tế cao, phù hợp với xu thế phát triển hiện nay khắc phục nhiều lỗ hổng trong luật pháp đã bộc lộ nhiều điều luật không còn phù hợp với thực tiễn cuộc sống.
Bài viết cho rằng: “Đảng cộng sản lùi” nghĩa là sửa đổi luật đất đai theo xu hướng chuyển đổi sang thị trường, nhưng Đảng cộng sản vẫn giữ nguyên tắc đất đai thuộc sở hữu toàn dân. Đây là sự xuyên tạc về vấn đề sửa đổi luật đất đai. Mục đích thực sự ở đây đòi sửa luật, đòi bỏ quyền sở hưu toàn dân về đất đai hòng kích động các tổ chức tôn giáo, kinh tế, hộ gia đình sở hữu đất trước cách mạng và trước giải phóng ở miền Nam do chế độ cũ xác nhận. Hòng nuôi mầm tạo điểm nóng chống phá – đó là điều không đúng về mặt lí luận, là chiêu trò mà thôi.
Thực tế mỗi lần sửa đổi Luật Đất đai, lấy ý kiến đóng góp cho dự thảo, thì một số người lại đưa ra luận điểm cũ đòi tư nhân hóa đất đai. Họ đòi thay đổi chế độ sở hữu toàn dân về đất đai, đòi lại “đất cũ” của nhà nước đã thực hiện các chính sách về đất đai qua các thời kỳ. Do vậy, nên mới đây mới có chuyện một chức sắc tôn giáo đưa ra luận điểm tranh luận trước tòa đòi đất cho cơ sở tôn giáo mình với lý do, đất đó được giáo hội cấp trước năm 1954. Những ý kiến trên rất xa lạ, lạc lõng với thực tiễn quản lý sử dụng đất đai của nước ta.
Sau mỗi lần sửa đổi luật đất đai đã tạo sự tích cực trong thời kỳ đổi mới, tạo bước phát triển mới mang lại nguồn lực quan trọng cho phát triển KT-XH của đất nước, mang lại lợi ích hài hòa cho người dân, doanh nghiệp và Nhà nước, rõ nhất là nó đã đã tạo bước ngoặt thay đổi nông nghiệp nông thôn của Việt Nam. Có thể thấy rằng, đối với tất cả các quốc gia trên thế giới đất đai chính là nguồn lực vô tận để phát triển kinh tế nếu biết cách sử dụng khai thác đất đai một cách hợp lí thì nó sẽ mang lại lợi ích vô cùng lớn, thế nhưng ở mỗi quốc gia tùy theo định hướng phát triển mà phương thức quản lí đất đai, việc ban hành luật đất đai, cũng như vấn đề phân bổ sở hữu có sự khác biệt nhất định.
Tại Việt Nam dựa vào những yếu tố lịch sử trong quá trình hình thành đất nước cũng như định hướng phát triển theo hướng XHCN đất đai vẫn thuộc sở hữu toàn dân do Nhà Nước quản lí. Cũng chính việc sở hữu đất đai toàn dân đã mang lại sự ổn định về chính trị, kinh tế, xã hội cho đất nước. Ở mỗi một đất nước có hoàn cảnh riêng mà chế độ sở hữu đất đai phải phù hợp với hoàn cảnh đất nước đó không có một khuôn mẫu cho bất kì quốc gia nào về sở hữu đất đai.
Chống phá việc ban hành, sửa đổi Luật đất đai là âm mưu của các thế lực thù địch, chúng luôn lợi dụng những vấn đề dễ gây mâu thuẫn lợi ích trong quần chúng nhân dân như vấn đề đất đai để kích động chống phá Đảng, Nhà nước. Do vậy, chúng ta phải luôn tỉnh táo, cảnh giác với những luận điệu, âm mưu thâm độc của chúng. Góp ý chân thành, đúng đắn vào dự thảo luật đất đai nhằm góp phần phát triển lý luận của Đảng, chính sách, pháp luật Nhà nước phù hợp với tình hình phát triển của đất nước. Sự phát triển kinh tế đất nước là minh chứng sắc nét cho vai trò lãnh đạo tiên phong của Đảng. Không phải như luận điệu, thị trường tiến, Đảng lùi như đài Á Châu Tự Do rêu rao.
-Đức Văn, Minh Hải-
Nguồn: Đấu trường Dân chủ
Nguồn: