Friday, November 22, 2024

Không xuyên tạc không phải là Việt tân

Mới đây “Việt tân” lại rả lên luận điệu: Pháp quay lại không phải để xâm lược mà  để trao nền độc lập cho Việt Nam? Định không phản biện nhưng thấy chối tai quá đáng:

– Từ ngày 2 tháng 9 năm 1945, sau sự thành công của Cách mạng tháng 8 trước đó, dưới sự lãnh đạo của đảng Cộng sản Việt Nam và chủ tịch Hồ Chí Minh, đã tuyên bố thành lập nhà nước Việt Nam dân chủ cộng hòa. Trong lễ tuyên bố thành lập nhà nước Việt Nam dân chủ cộng hòa, chủ tịch Hồ Chí Minh tuyên bố rằng Chính phủ lâm thời đã huỷ bỏ hết mọi hiệp ước do Pháp kí trong quan hệ với Việt Nam và bãi bỏ hết mọi đặc quyền của người Pháp. Từ thời điểm đó trở đi, các đội quân của Trung Hoa Dân Quốc (Tưởng Giới Thạch), Anh và Pháp khi tiến vào Việt Nam đều là xâm phạm chủ quyền của Việt Nam.

– Ai nói Pháp khi đó quay lại Việt Nam không phải là để xâm lược Việt Nam? Ngày 2 tháng 5 năm 1945, tại Hội nghị San Francisco, Bộ trưởng Ngoại giao Pháp G. Bidault tuyên bố chỉ có Pháp mới có quyền quyết định tương lai Đông Dương. Ông này khẳng định rằng quyền ủy trị có thể áp dụng trên các thuộc địa khác chứ không thể áp dụng cho Đông Dương. Trong một văn bản ghi ngày 4 tháng 9 năm 1945, Thống chế De Gaulle viết cho Đô đốc Argenlieu về việc chuẩn bị tái chiếm thuộc địa Pháp ở Đông Dương:“Đô đốc thân mến, chúng ta còn một miếng bánh lớn cần giành lại, một phần lớn cần tham gia. Dành cho ngài đó! Hãy tiến lên”. Ở miền Nam Việt Nam, chỉ 4 ngày sau khi Việt Nam tuyên bố độc lập, phái bộ quân sự Anh đã có mặt ở Sài Gòn, theo sau là liên quân Anh-Pháp. Quân Anh theo lệnh Đồng Minh vào giám sát quân Nhật đầu hàng nhưng đồng thời cũng tạo điều kiện cho quân Pháp vào Nam Bộ. Chính phủ lâm thời của Cộng hòa Pháp muốn khôi phục lãnh thổ Đông Dương với cơ chế tự trị. Ngày 19 tháng 9, Pháp tuyên bố sẽ lập chính quyền tại miền Nam. Ngày 23 tháng 9, với sự giúp đỡ của quân Anh, quân Pháp nổ súng chiếm quyền kiểm soát Sài Gòn (ngày này sau được Việt Nam gọi là ngày Nam Bộ Kháng chiến). Nước Việt Nam vừa giành được độc lập đã phải đối đầu với quân đội nước ngoài. Ngày 9 tháng 10, tướng Pháp Leclerc đến Sài Gòn, theo ông là lực lượng gồm 40.000 quân Pháp để chiếm giữ miền Nam Việt Nam và Campuchia. Từ cuối tháng 10, quân Pháp bắt đầu đẩy mạnh kế hoạch phá vây, mở rộng đánh chiếm ra vùng xung quanh Sài Gòn và các tỉnh Nam Bộ.

Không xuyên tạc không phải là Việt tân

– Quốc gia Việt Nam là con bù nhìn do chính Pháp thành lập vào năm 1948, còn cuộc kháng chiến chống Pháp đã bắt đầu từ năm 1946. Sau này khi Pháp thua cuộc và phải rút khỏi miền bắc, cái chính quyền bù nhìn cũng di cư hoàn toàn vào miền nam, Pháp đi rồi thì cái chính quyền bù nhìn đó từ chối tổng tuyển cử thống nhất đất nước, đổi tên thành Việt Nam cộng hòa, rước Mỹ vào và gây nên cuộc kháng chiến chống Mỹ kéo dài tới 20 năm, hủy diệt cả 3 miền đất nước.

– Nếu vẫn ngoan cố lý sự cùn là hồi đó Pháp quay lại xâm lược nước ta để “trao” nền độc lập cho nước ta, vậy hãy nhìn vào lịch sử Mỹ. 13 thuộc địa ở Mỹ đánh nhau với đế chế Anh từ năm 1775 tới năm 1783 và giành độc lập. Từ trước đó vào ngày 4 tháng 7 năm 1776, chính quyền 13 thuộc địa Mỹ đã đưa ra tuyên ngôn độc lập của riêng mình, tuyên bố tách khỏi đế chế Anh. Đến năm 1812, đế chế Anh và Mỹ lại đánh nhau, lần này là Mỹ tuyên chiến trước và đây cũng là lần đầu tiên trong lịch sử Mỹ tuyên chiến với một quốc gia. Đây cũng là thời kỳ Mỹ bắt đầu bành trướng sang phía Tây để mở rộng lãnh thổ, và đế chế Anh là một trong những trở ngại đối với sự bành trướng của đế chế tương lai Mỹ, ở cả châu Mỹ và cả ngoài đại dương. Canada khi đó cũng là một trong những mục tiêu bành trướng của Mỹ, Mỹ tin rằng nếu đánh Canada thì dân ở đó sẽ coi họ là những người giải phóng, nhưng thực tế rất nhiều người Canada kháng cự lại quân Mỹ và không coi quân Mỹ là những người giải phóng họ. Vậy tôi có thể nói việc đế chế Anh đánh nhau với Mỹ khi đó không phải là xâm lược Mỹ, mà là bảo vệ Canada và trao nền độc lập cho người Mỹ, chính xác hơn là những người da đỏ bản địa lúc đó đang dần dần đánh mất lãnh thổ bởi sự bành trướng của chính phủ ở Washington. Theo cái lý sự cùn này, tôi có thể nói trận đốt cháy thủ đô Washington ngày 24 tháng 8 năm 1814, trong đó có Nhà Trắng, cho thấy quân Anh không hề có ý định tái chiếm lại thuộc địa, họ chỉ muốn dạy cho Mỹ một bài học vì tội bành trướng lung tung sang đất nhà người khác. Và sự thật là đế chế Anh khi bước vào cuộc chiến này chưa bao giờ có ý định tái lập lại thuộc địa đã mất của mình ở Bắc Mỹ, chỉ có Mỹ khi đó là kẻ hung hăng gây sự trước và nhận hậu quả

Nguồn: Diễn đàn Dân chủ

Nguồn:

Related Articles

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here

Stay Connected

863FansLike
44FollowersFollow
0SubscribersSubscribe

BÀI MỚI

Xem nhiều

Phản biện - Luận bàn

ĐỐI TƯỢNG