Những thủ đoạn “chụp giật”, “bôi nhọ”, “đổi trắng thay đen”, “áp đặt”, “xuyên tạc”… hình như đã ăn sâu vào máu của tổ chức phản động Việt Tân, chúng sử dụng những thủ đoạn này đã trở thành kỹ năng, kỹ xảo… nội dung được đề cập dưới đây là một ví dụ…
Những ngày qua, trên trang facebook của Việt Tân có sử dụng bài viết của một tác giả vô danh với tiêu đề. “Câu nói kinh điển của cô giáo tốt nghiệp dưới mái trường xã hội chủ nghĩa “nhồi sọ” cho các em học sinh”. Trong bài viết tác giả vô danh đã đưa ra vấn đề dưới dạng đặt câu hỏi, để hướng lái dư luận đến cái nhìn sai lệch về chủ trương chính sách của Đảng và Nhà nước ta về vấn đề “Giáo dục”. Vấn đề tác giả vô danh nhìn nhận, đề cập cho rằng: “Lạ nhỉ, Việt Nam có chữ bác hồ mà cả nước không biết”. Từ đó bôi nhọ và suyên tạc những giá trị nhân văn cao cả của các thầy, cô giáo và hệ thống giáo dục của nước ta..
Với quan điểm của một người dân, tôi nhận thấy rằng đây chính là sự quy chụp, xuyên tạc, nhằm bôi nhọ về vấn đề giáo dục ở Việt Nam. Bởi lẽ:
Đảng và Nhà nước luôn xác định giáo dục đào tạo đã từ lâu là một yếu tố rất quan trọng, thiết yếu trong phát triển đất nước. Việt Nam chúng ta, lấy giáo dục làm quốc sách hàng đầu để phát triển kinh tế, xã hội trên cơ sở đó có nhiều nhân tài để phục vụ cho đất nước. Đồng thời Đảng và Nhà nước luôn tôn vinh nghề dạy học và vị trí cao cả của người thầy, Bác Hồ đã nói: “Có gì vẻ vang hơn là nghề đào tạo những thế hệ sau này tích cực góp phần xây dựng chủ nghĩa xã hội và chủ nghĩa cộng sản? Người thầy giáo tốt-thầy giáo xứng đáng là thầy giáo-là người vẻ vang nhất.
Quay trở lại vấn đề tác giả vô danh đã nhìn nhận và đánh giá cố tình kích động, vậy thực chất vấn đề này là: Cô Hoàng Thị Nga là người dân tộc tày, sinh ra và lớn lên tại tỉnh lạng Sơn, đến năm 1993 cô chuyển từ Lạng Sơn vào xã Lơ Ku, Kbang, Gia Lai xây dựng kinh tế mới. Thấy cô có trình độ cao nhất xã (12/12), Lãnh đạo và chủ tịch xã đến đề nghị cô vào làng dạy chữ cho người dân trẻ em. Với sự cảm thương với người dân tại xã vì không biết chữ, không biết viết và tiếng nói phổ thông, không biết làm kinh tế nên rất nghèo nàn, lạc hậu. Vì thế, cô Nga không nỡ lòng từ chối. Thời gian đầu, để gieo được con chữ nơi đây không hề đơn giản khi người dân vẫn chưa nhận thức được ý nghĩa của cái chữ với suy nghĩ “con chữ không làm no cái bụng bằng lên nương rẫy” , vì vậy phụ huynh đã không cho con đi học và lý giải: “Nga đi dạy Nga có tiền, con mình đi học con mình không có tiền, nên mình cho nó ở nhà để đi rẫy”.
Để giải quyết vấn đề: Xã Lơ Ku là vùng đất cách mạng, gần nơi sinh ra anh hùng Núp, người dân nơi đây rất tôn kính Bác Hồ, nhiều câu chuyện, lời dạy của Bác được người dân truyền tai nhau. Nắm được điều này, cô Nga liền đến từng nhà vận động phụ huynh và học sinh chỉ bằng câu nói “Các cháu đi học là học chữ Bác Hồ, không đi học không phải là con cháu Bác Hồ”. Nghe lời cô giáo, từ đó trở đi không còn học sinh nào của cô Nga bỏ lớp để ở nhà đi rẫy nữa. Từ đó đã giúp cho nhân dân trong xã biết đọc và viết tiếng phổ thông, trên cơ sở đó từng bước tiếp cận và phát triển sản xuất nâng cao chất lượng cuộc sống của nhân dân trong xã.
Thông qua đó chúng ta thấy cô Nga đã dùng hình ảnh của Bác Hồ với giá trị nhân văn cao cả để vận động người dân đi học tiếng phổ thông. Vậy mà tác giả vô danh đã nhìn nhận một cách phiến diện mang tính chủ quan để trơ tráo , kêu gào với nội dung “chữ của Bác Hồ.
Từ đó khẳng định rằng tác giả vô danh đã ngộ nhận giữa cái nhìn của cá nhân phiến diện tác giả để quy chụp, từ đó đã trơ tráo bôi nhọ, kêu gào và cố tình kích động, lôi kéo, chống phá một cách vô lối, không căn cứ với tất cả các giá trị nhân văn cao đẹp của các thầy, cô giáo và hệ thống giáo dục, thông qua đó thấy rõ đây là hành vi đánh đáo để chống phá Đảng và Nhà nước. Chắc hẳn thông qua vấn đề này, ai trong chúng ta đều nhận ra tác giả vô danh và các đối tượng bất mãn, hận thù dân tộc, cơ hội chính trị; chúng vẫn luôn tạo cớ và lợi dụng vào các vấn đề như: “ Giáo dục” để chống phá Đảng và Nhà nước ta.
Phải chăng, tác giả vô danh với mưu đồ kích động, gây diễn biến tâm lý cho người dân, những người nhẹ dạ cả tin trên các trang mạng. Về cái gọi ” xã hội chủ nghĩa “nhồi sọ”. Đòi những cái đi ngược lại với pháp luật Nhà Nước và các giá trị nhân văn cao cả của các thầy,cô giáo và hệ thống giáo dục nước ta; để từ đó vướng vào vòng lao lý, “ kịch bản đen tối”. Thực tế, hiện nay trên không gian mạng có nhiều các bài viết và các thông tin về vấn đề “dân tộc, dân chủ, nhân quyền, tín ngưỡng, tôn giáo và giáo dục” để chống phá Đảng, Nhà nước. một lần nữa chúng tôi tiếp tục đưa ra những cảnh báo đến những ai rễ tin người hãy tìm hiểu kỹ lưỡng và đừng bỏ qua những kiểm chứng cần thiết, để vướng vào vòng lao lý không đáng có và những cái bẫy mà các đối tượng này tạo dựng lên.
Đặng Cường
Nguồn: Đấu trường Dân chủ
Nguồn: