Friday, November 22, 2024

Tự do ngôn luận hay ngôn luận tự do

Trong thời gian gần đây, chúng ta có thể thấy trên các trang mạng xã hội như facebook, zalo, tiktok,… và nhiều trang khác có nhiều bài viết với nội dung giật gân nhưng có nhiều bài viết thiếu tính xác thực và có phần đả kích cá nhân, xuyên tạc, kích động gây dư luận. Khi bị cơ quan cức năng xử lý thì những cá nhân đó luôn nói rằng bị xâm phạm quyền “tự do ngôn luận”. Vậy liệu có đúng không?

Tự do ngôn luận luôn là vấn đề được nhiều Quốc gia nhìn nhận với các góc độ khác nhau tùy vào mục đích và bối cảnh cụ thể khác nhau. Với cách nhìn khoa học và khách quan tôi đề cập đến dưới đây với mục đích giúp chúng ta có cách nhìn nhận đúng đắn và phù hợp về “tự do ngôn luận”, về trách nhiệm của công dân vì sự phát triển của đất nước, sự phát triển của con người trong thời đại 4.0 và tránh nhầm lẫn với “ngôn luận tự do” hay”đả kích cá nhân”.

Mỗi cơ quan báo chí đều là đại diện ngôn luận của tổ chức trong hệ thống chính trị. Mỗi công dân đều có thể thể hiện ý chí của mình trước ngôn luận. Trong thời đại 4.0 tỉ lệ công dân sử dụng mạng xã hội đến 70%. Ở Việt Nam không ai bị cấm hay hạn chế tham gia mạng xã hội hay quyền tự do ngôn luận của mình. Thế nhưng quyền tự do ngôn luận của người dân trên mạng xã hội đang bộc lộ những bất cập.

Thứ nhất, không ít những cá nhân đang có biểu hiện thiếu tôn trọng các chuẩn mực về văn hóa cộng đồng. Ví dụ như Facebook của Khá (Khá Bảnh), Bùi Xuân Huấn (Huấn hoa hồng)… Thường xuyên đăng tải các bài viết, các video về lối sống sa hoa, thiếu lành mạnh, ngôn từ thô tục…

Thứ hai, lợi dụng sai phạm của một số cá nhân cán bộ, công chức để quy chụp tập thể và đưa ra các ý kiến trái chiều thành dư luận, đả kích cá nhân, tập thể. Điển hình như trang Facebook Việt Tân thường xuyên đăng tải các bài viết lấy một số sai phạm của một vài cá nhân để quy chụp tập thể, định hướng dư luận lệch lạc.

Thứ ba, lợi dụngquyền tự do ngôn luận trên mạng xã hội kết nối xã hội trong môi trường truyền thông số, mạng xã hội để chỉ trích thậm chí công kích chủ trương chính sách phát triển của đảng và nhà nước. Khi bị xử lý lại cho rằng vi phạm quyền tự do ngôn luận. Điển hình gần đây có bà Nguyễn Phương Hằng đã bị xử lý vì lợi dụng quyền tự do ngôn luận để liên tục livestream có lời lẽ xúc phạm, vu khống đến một số cá nhân, tập thể, đồng thời gây nên hoang mang dư luận khiến nhân dân mất lòng tin vào việc cứu giúp người khó khăn do thiên tai gây ra.

Tự do ngôn luận hay ngôn luận tự do

ảnh: internet

Thứ tư, có những biểu hiện phát tán tài liệu xuyên tạc trên mạng xã hội để công kích chống phá nhà nước gây hoang mang công chúng.

Tự do ngôn luận hay ngôn luận tự do

Đây là các biểu hiện phức tạp nhưng không khó để nhận biết. Tự do ngôn luận khác hoàn toàn với ngôn luận tự do, “tự do ngôn luận” là phải phù hợp với các chuẩn mực đạo đức xã hội, chuẩn mực văn hóa giao tiếp, chuẩn mực pháp lý và với tinh thần phát triển xã hội, mục đích xây dựng, mục đích công.

Ngôn luận tự do là tự do nói năng, bình luận, phát tán thông tin một cách tùy tiện vô lối và không có căn cứ để thỏa mãn tư lợi cá nhân, xâm hại lợi ích công và chuẩn mực văn hóa cộng đồng, thậm chí đả kích cá nhân, tập thể, xuyên tác các đường lối chủ trương phát triển Đất nước.

Chúng ta cần hiểu rõ, tren thực tế không có quyền tự do nào là tuyệt đối mà chỉ có quyền tự do tương đối. Nếu tự do tuyệt đối nghĩa là tự do vô giới hạn, chính phủ sẽ dẫn đến tình trạng mất kiểm soát, gây rối loạn xã hội.

Quyền tự do ngôn luận cũng vậy, nếu ai cũng nói năng bừa bãi, phát ngôn tùy tiện, chia sẻ nhưng thông tin bất chấp đúng sai, thật giả lẫn lộn sẽ làm cho xã hội rơi vào tình trạng rối nhiều thông tin và còn có thể tạo ra những cuộc khủng hoảng thông tin xã hội một cách trầm trọng. Từ đó gây mất ổn định chính trị, trật tự an toàn xã hội.

Vậy nên, thiết nghĩ mỗi công dân yêu nước đều có mong ước là làm sao để đất nước cường thịnh, để dân tộc từng bước bước lên những nấc thang phát triển, phồn vinh. Nhưng những điều đó cần mất một thời gian nhất định mới có thể nhìn thấy rõ ràng thì trước hết mỗi công dân cần nhận thức và thực hiện tốt các quyền và nghĩa vụ công dân trong đó có quyền tự do ngôn luận bởi các quyền này bản thân nó có khả năng tạo nên siêu kết nối xã hội và kết nối cộng đồng. Từ đó nếu lan tỏa đúng cách sẽ có những tác động tích cực hơn.

XUÂN TRÌNH

Nguồn: Đấu trường Dân chủ

Nguồn:

Related Articles

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here

Stay Connected

863FansLike
44FollowersFollow
0SubscribersSubscribe

BÀI MỚI

Xem nhiều

Phản biện - Luận bàn

ĐỐI TƯỢNG