Friday, November 22, 2024

Xã hội dân sự, quyền dân sự chính trị không xa lạ đối với chế độ ta

Trong những ngày gần đây, trên nhiều trang mạng trong và ngoài nước, một số cá nhân và nhóm người đòi hỏi Nhà nước ta tôn trọng và bảo đảm quyền công dân (QCD), quyền con người (QCN). Trong những quyền đó, người ta đặc biệt nhấn mạnh đến nhóm quyền dân sự chính trị (DSCT).

Xã hội dân sự, quyền dân sự chính trị không xa lạ đối với chế độ ta

Ngày 23 tháng 9 vừa qua, xuất hiện trên mạng “Tuyên bố về thực thi quyền dân sự và chính trị” (TBTTQDSCT) và “Diễn đàn xã hội dân sự” (DĐXHDS). Có lẽ chưa có nhóm nào như “Nhóm xã hội dân sự” (Nhóm đưa ra “sáng kiến” vừa qua) lại đưa ra “đồng bộ” Tuyên bố và “Diễn đàn” như nhóm này.  Vậy xã hội dân sự (XHDS) là gì?, quyền DSCT phải chăng xa lạ đối với chế độ ta? Mong muốn của những người khởi xướng Tuyên bố là gì? Liệu thiện chí của họ có đạt được kết quả không?

Theo cách hiểu thông thường, XHDS (Civil Society) là các tổ chức tự nguyện của người dân nói chung. Trong XHDS các tổ chức phi chính phủ (nongovernmental organization- N.G.O.) được xem là bộ phận chủ yếu. Tính tự nguyện và tự quản là tiêu chí chủ yếu của các tổ chức này. Ở nước ta, khái niệm xã hội dân sự có thể hiểu là các hội từ thiện, các tổ chức khoa học, nghề nghiệp, các tổ chức tôn giáo… và các tổ chức phi chính phủ như ở các nước. Số lượng các tổ chức này đăng ký ở Trung ương và các tỉnh, thành phố cho đến nay là rất lớn, có thể lên đến 3, 4 chữ số. Hoạt động của những tổ chức này tập trung vào các lĩnh vực như: Từ thiện, Xóa đói giảm nghèo, Văn hóa nghệ thuật, Phát triển cộng đồng, Bảo vệ và Chăm sóc trẻ em, Phòng, chống HIV/ AIDS. Chẳng hạn như Hội Tin học, Hội Văn nghệ dân gian, Viện Nghiên cứu phát triển xã hội, Hội Phòng chống HIV/AIDS, Hội Bảo vệ quyền tác giả âm nhạc, Hội Doanh nghiệp trẻ…

Ở nước ta, bên cạnh các tổ chức XHDS nói trên là các đoàn thể chính trị-xã hội và Mặt trận Tổ quốc Việt Nam. Tuy những tổ chức này nằm trong hệ thống chính trị, nhưng không phải là cơ quan chính quyền mà là đại diện cho các giai, tầng xã hội. Khác với những tổ chức xã hội dân sự nói trên là những tổ chức này được sự giúp đỡ của Nhà nước. Thiết nghĩ, điều này là một lợi thế của các tổ chức xã hội trong chế độ ta.

Còn quyền DSCT là gì? – Theo Bản “Tuyên ngôn thế giới về quyền con người, 1948 – Trung tâm Nghiên cứu quyền con người, “Các văn kiện quốc tế cơ bản về quyền con người”, HN, 2002, Tr 28-32, quyền dân sự được quan niệm là những quyền gắn liền với mỗi cá nhân (quyền nhân thân) và không thể chuyển giao cho người khác. Chẳng hạn như: Quyền sống, quyền tự do và an ninh cá nhân; quyền không bị tra tấn…; quyền chính trị là những quyền và tự do cơ bản của cá nhân; quyền bình đẳng về phẩm giá; quyền tham gia vào quản lý đất nước; quyền tự do tư tưởng; quyền tự do ngôn luận; quyền lập hội và hội họp hòa bình…

Quyền DSCT theo quan niệm của Đảng và Nhà nước ta, đó là quyền làm chủ của nhân dân. Bởi vậy nhóm quyền này luôn được Đảng và Nhà nước ta bảo đảm. Trừ thời kỳ chiến tranh, các cuộc bầu cử Quốc hội được thực hiện theo đúng quy định của Hiến pháp, 4 năm một lần. Chế độ nhiệm kỳ của Quốc hội và các chức danh quan trọng của Nhà nước được thực hiện theo đúng quy định của Hiến pháp. Quyền tự do ngôn luận, báo chí và thông tin cũng đã đạt được những thành quả to lớn. Ngày nay người dân Việt Nam còn được tiếp cận với nhiều hãng thông tấn, báo chí, các kênh truyền hình nước ngoài như Reuters, BBC, VOA, AP, AFP, CNN, các trang mạng như Yahoo, Google, Facebook…

Vậy mong muốn của những người khởi xướng Tuyên bố là gì? Liệu những thiện chí của họ có đạt được kết quả không?

Như bản thân Tuyên bố đã viết, “Diễn đàn trao đổi và tập hợp các ý kiến nhằm góp phần chuyển đổi thể chế chính trị của nước ta từ toàn trị sang dân chủ một cách ôn hòa”. Nhưng khi đánh giá chế độ hiện hữu, Tuyên bố viết đó là chế độ “toàn trị” của Đảng Cộng sản Việt Nam; là của nhóm lợi ích, là dựa trên “Sự hậu thuẫn của thế lực bên ngoài…” thì những thiện chí của nhóm đưa ra Tuyên bố khó có thể góp phần “chuyển đổi xã hội ôn hòa”, trái lại có thể tạo ra bức xúc và bất ổn xã hội. Điều này chính là một trong những điều các thế lực thù địch đang trông đợi.

Lại nói về những hoạt động “ôn hòa”, “bất bạo động”, thực tế đời sống chính trị trên thế giới cho thấy – những bất ổn về chính trị, bạo loạn, lật đổ nhà nước hợp hiến thường bắt đầu từ những hành vi “ôn hòa”, “bất bạo động”. Và gần đây, những hoạt động này thường bắt đầu từ những kết nối thông tin thất thiệt trên Internet.

Thiết nghĩ, tiền đề để loại bỏ tình trạng quan liêu, tham nhũng, loại bỏ lợi ích nhóm, bảo đảm ngày càng tốt hơn quyền làm chủ của nhân dân chỉ có thể dựa trên việc bảo vệ những thành quả của cách mạng hơn 60 năm qua của nhân dân ta, bảo vệ chế độ xã hội XHCN do Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo, không bảo vệ được tiền đề đó, hậu quả sẽ khó lường

P.T. (CAND)

Nguồn:

Related Articles

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here

Stay Connected

863FansLike
44FollowersFollow
0SubscribersSubscribe

BÀI MỚI

Xem nhiều

Phản biện - Luận bàn

ĐỐI TƯỢNG