Dự thảo sửa đổi Luật Giao thông Đường bộ (GTĐB) được xây dựng trên cơ sở tách Luật GTĐB năm 2008 thành hai luật khác nhau. Trong đó, một luật do Bộ Giao thông vận tải (GTVT) soạn thảo và một Luật Bảo đảm trật tự, an toàn giao thông đường bộ do Bộ Công an chủ trì. Hai nội dung chính được đề cập đến trong dự luật mới đó là tách Luật hiện hành thành hai và chuyển thẩm quyền quản lý đào tạo, sát hạch, cấp giấy phép lái xe từ Bộ GTVT sang Bộ Công an.
Lợi dụng vấn đề, VOA tiếng Việt cũng như nhiều báo trang mạng chống phá khác đang liên tục lợi dụng để chống phá. VOA tiếng Việt cho rằng: “Sáng kiến tách Luật GTĐB thành hai bộ luật riêng biệt, một về GTĐB và một về Bảo đảm trật tự, an toàn GTĐB chỉ nhằm để thỏa mãn yêu cầu của Bộ Công an”.
Theo lời suy diễn, VOA tiếng Việt cho rằng Bộ Công an “muốn giành việc quản lý đào tạo – sát hạch – cấp giấy phép lái xe từ tay Bộ GTVT”.
Với khả năng áp đặt và suy diễn quen thuộc, VOA tiếng Việt bóng gió về việc Bộ Công an đã “xin xỏ, cầu cạnh và tranh giành” với Bộ Giao thông: “Vào thời điểm đó, không ai rõ Bộ Công an… dọa chính phủ thế nào để ông Phúc và nội các gật đầu với… ‘sáng kiến’ tách Luật GTĐB làm đôi và giao cho công an quản lý đào tạo – sát hạch – cấp giấy phép lái xe”. Qua lời lẽ của các trang mạng chống phá, bất cứ ai, bộ ban ngành nào cũng trở nên xấu xí, nhỏ nhen, hẹp hòi. VOA tiếng Việt khiến độc giả tự hỏi phải chăng VOA tiếng Việt đang suy bụng ta ra bụng người chăng?
Rõ ràng rằng, trong các phiên họp của Quốc hội, việc một đại biểu phát biểu ý kiến là hoàn toàn bình thường, công khai, minh bạch, được tường thuật trực tiếp đảm bảo tính dân chủ. Mỗi người sẽ có một góc nhìn, một nhận định khác nhau. Không hiểu vì sao qua cách nhìn của VOA tiếng Việt, việc một Đại biểu phát biểu lại trở thành “công khai… dọa các đại biểu Quốc hội rằng nếu… ‘sáng kiến’ không được chuẩn thuận, công an không quản lý đào tạo – sát hạch – cấp GPLX thì điều đó sẽ đe dọa trật tự an toàn xã hội, an ninh quốc gia. Quản lý người điều khiển phương tiện chính là… quản lý công cụ phương tiện gây án, thậm chí có thể là hoạt động khủng bố”.
Bởi vì đây đang là một Dự thảo Luật, cần những ý kiến tham gia, cần Quốc hội bàn bạc, đánh giá, cần lắng nghe ý kiến của nhân dân. Do đó việc có những ý kiến trái chiều, những ý kiến khác là chuyện hoàn toàn bình thường. Thế nhưng qua ngòi bút của VOA tiếng Việt, độc giả tự hỏi phải chăng trang mạng đang suy bụng ta ra bụng người chăng? Những ý kiến của các Đại biểu quốc hội phát biểu trở thành việc “đấu đá, bôi bác nhau trên nghị trường”.
Việc tiếp tục đưa Dự thảo Luật ra để bàn bạc trước Quốc hội là có nguyên do của nó, thể hiện sự quan tâm của Chính phủ đến các vấn đề liên quan đến Giao thông đường bộ hiện nay. Vì các vấn đề về cơ sở hạ tầng, về an toàn giao thông liên tục nảy sinh và ngày càng phức tạp chứ không phải vì “trí nhớ của nội các hiện nay hạn chế” như VOA nhạo báng.
VOA tiếng Việt cho rằng Bộ Công an đang vì lợi ích của ngành mà bất chấp tất cả để tách luật, sửa luật. Nhưng một điểm dễ nhận thấy đó là việc đảm bảo trật tự an toàn giao thông là nâng cao ý thức của người tham gia giao thông, hạn chế hành vi vi phạm, phòng ngừa tai nạn giao thông với mục tiêu là bảo đảm tính mạng, sức khoẻ con người, bảo vệ tài sản và quyền, lợi ích hợp pháp của cá nhân, cơ quan, tổ chức. Trong khi Luật Giao thông đường bộ quy định về cơ sở vật chất kỹ thuật, kết cấu hạ tầng giao thông. Mục tiêu là phát triển kinh tế xã hội. Chính vì vậy, việc tách thành mỗi dự án Luật điều chỉnh chuyên sâu từng lĩnh vực, quy định các cơ chế, biện pháp, nâng cao hiệu lực lượng, hiệu quả công tác bảo đảm trật tự an toàn giao thông.
Đúng như Đại biểu Nguyễn Sỹ Cương phát biểu: “Điều quan trọng nhất hiện nay là làm thế nào, giúp gì cho tình trạng nhức nhối về giao thông hiện nay và an toàn giao thông có nâng lên hay không”. Chứ không phải so đo bộ nọ, bộ kia như VOA tiếng Việt đang ra sức công kích.
Phù Vân
Theo: Hội Cờ đỏ