Tại buổi làm việc với bà Manuela V. Ferro, Phó Chủ tịch Ngân hàng Thế giới (WB) phụ trách khu vực Đông Á và Thái Bình Dương, Thủ tướng Phạm Minh Chính đề nghị WB quan tâm ưu tiên cho Việt Nam được tiếp tục tiếp cận các khoản viện trợ không hoàn lại, làm “mềm hóa” các khoản vay; Đẩy mạnh tư vấn, hỗ trợ kinh nghiệm quốc tế, góp phần giúp Việt Nam điều chỉnh kịp thời chính sách phù hợp tình hình. Những đề nghị của Thủ tướng nhằm mục đích tận dụng tối đa các nguồn lực để phát triển đất nước. Tuy nhiên, các đối tượng xấu lại xuyên tạc, xỏ xiên, biến tướng tiêu cực.
Trên một số trang mạng xã hội do các cá nhân, tổ chức chống đối, cơ hội chính trị điều hành như Việt Tân, Hội Anh em dân chủ… những thông tin xuyên tạc, bôi nhọ, hạ bệ uy tín của Thủ tướng và đất nước đang được tích cực tung ra. Chúng rêu rao: “Kể từ khi ông Phạm Minh Chính nhậm chức Thủ tướng, một trong những ưu điểm của Chính là có khả năng đi “xin xỏ””, “Thiên hạ đệ nhất cái bang”…
Không khó để nhận thấy các đối tượng “dân chủ” đang hết sức cay cú, bực bội trước việc uy tín của Việt Nam nói chung và Thủ tướng Phạm Minh Chính nói riêng ngày càng được nâng cao. Vì vậy, chúng liên tục “đá thúng đụng nia”, sẵn sàng xuyên tạc bất chấp chỉ nhằm bôi nhọ, hạ bệ, tấn công, làm giảm uy tín của Thủ tướng.
Bàn về việc Thủ tướng đề nghị WB quan tâm ưu tiên cho Việt Nam được tiếp tục tiếp cận các khoản viện trợ không hoàn lại, điều này có đáng “xấu hổ” hay không? Vậy lại phải tiếp một câu vì nước, vì dân có đáng xấu hổ không? Trong những năm qua, Việt Nam đã đạt được những bước tiến lớn trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc và ngày càng khẳng định được vị thế trên trường quốc tế. Tuy nhiên, để tiếp tục phát triển đất nước, chúng ta cần thêm rất nhiều nguồn lực. Việt Nam luôn xác định những nguồn lực bên trong giữ yếu tố then chốt, quyết định. Song song với đó, chúng ta cũng tận dụng triệt để những nguồn lực bên ngoài. Suy cho cùng, việc Thủ tướng đề nghị Ngân hàng thế giới tiếp tục hỗ trợ các khoản viện trợ không hoàn lại cho Việt Nam là để mang lại lợi ích chung cho toàn thể nhân dân. Như Bác đã dạy: “Việc gì có lợi cho dân phải hết sức làm”. Vì vậy, chẳng có gì do gì để công kích, chê bài, dè bỉu Thủ tướng.
Thực tế, không phải đến bây giờ các “nhà bình loạn” mới lên giọng vu khống Việt Nam “ăn xin”. Khi Việt Nam tiến hành “Chiến dịch ngoại giao Vaccine”, các đối tượng cũng nhao nhao xuyên tạc, gán ghép, coi đây là “hành động ăn xin”. Vậy nhưng rõ ràng, “chiến dịch ngoại giao vaccine” của Việt Nam đã thành công mỹ mãn, làm xoay chuyển tình thế, giúp chúng ta “đi sau về trước” trong việc tiêm chủng, góp phần bảo vệ tính mạng, sức khoẻ của người dân. Và nói thẳng, trong số những “nhà dân chủ” đang ngày đêm xỉa xói, tấn công “chiến dịch ngoại giao vaccine”, có không ít người cũng được hưởng “trái ngọt” từ nó.
Trong các mối quan hệ quốc tế hiện nay, tất cả các nước đều đặt lợi ích chiến lược của quốc gia mình lên trên hết. Quan hệ quốc tế là quan hệ song phương cùng có lợi. Liên hợp quốc có 193 nước, trong đó có không ít quốc gia kém phát triển, đang phát triển. Chúng ta cùng đặt câu hỏi, tại sao nhiều quốc gia có điều kiện tương tự như Việt Nam nhưng lại không thể tiến hành “ngoại giao vaccine” như Việt Nam? Tại sao lại khó tiếp cận được các nguồn lực tài chính quốc tế như Việt Nam? Rõ ràng, việc hợp tác quốc tế không phải muốn là được. Bên cạnh sự nỗ lực, cố gắng của lãnh đạo, tầm uy tín của quốc gia thì một điều vô cùng quan trọng quyết định đến việc thành công trong quan hệ ngoại giao là vị thế, giá trị quốc gia. Vì vậy, dù là “ngoại giao vaccine” hay những đề nghị viện trợ không hoàn lại của Việt Nam không phải hành động “ăn xin”. Đằng sau những sự hợp tác này là lợi ích chia sẻ cho nhiều phía. Nên nhớ “không ai cho không ai cái gì bao giờ”!
Dù miệng luôn kêu gào đấu tranh cho tự do, dân chủ, nhân quyền nhưng các đối tượng lại chẳng đóng góp gì cho Tổ quốc. Khi đất nước phát triển, chúng lại hậm hực, cay cú, tấn công chính quyền. Đây là những minh chứng rõ nhất vạch trần bộ mặt chống phá của những kẻ núp bóng “dân chủ”, “nhân quyền”.
Bảo An
Theo: Hội Cờ đỏ