Friday, November 22, 2024

“Phụ nữ Dũng cảm quốc tế” – Môt giải thưởng diễn kịch cho những người “không dũng cảm”

Vừa qua, Ngoại trưởng Hoa Kỳ Antony Blinken chủ trì lễ trao giải thưởng Phụ nữ Dũng cảm quốc tế (IWOC) năm 2022 cho Phạm Đoan Trang và 11 phụ nữ từ các quốc gia khác. Dư luận có quyền đặt câu hỏi, Đoan Trang đã cống hiến gì mà được vinh danh là dũng cảm, và tại sao cơ quan ghi nhận sự “dũng cảm” đó lại là Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ?

“Phụ nữ Dũng cảm quốc tế” – Môt giải thưởng diễn kịch cho những người “không dũng cảm”
Đối tượng Phạm Đoan Trang

Theo lời giới thiệu, Giải thưởng Phụ nữ Dũng cảm quốc tế (IWOC) ra đời từ năm 2007 bởi một cựu Ngoại trưởng Mỹ. Mục tiêu của giải thưởng này là để “công nhận những phụ nữ trên toàn cầu đã thể hiện lòng dũng cảm, sức mạnh và khả năng lãnh đạo đặc biệt trong việc vận động cho hòa bình, công lý, nhân quyền, bình đẳng giới và bình đẳng cũng như trao quyền cho phụ nữ và trẻ em gái”. Các cơ quan đại diện ngoại giao của Hoa Kỳ ở nước ngoài đề cử một người phụ nữ can đảm từ các nước sở tại tương ứng và những người lọt vào vòng chung kết được lựa chọn và phê duyệt bởi các quan chức cấp cao của Bộ. Việc lựa chọn những người như Đoan Trang, Nguyễn Ngọc Như Quỳnh cho thấy các cơ quan ngoại giao của Mỹ không hề thông qua chính quyền nước sở tại, và chắc chắn dựa trên “lợi ích” mà những người này mang lại cho nước Mỹ, thay vì những đóng góp của họ cho đất nước.

Tại Việt Nam, Phạm Đoan Trang là phụ nữ thứ ba được trao giải IWOC, sau Tạ Phong Tần được trao năm 2013 và Nguyễn Ngọc Như Quỳnh được trao năm 2017. Điểm chung của ba người phụ nữ được “vinh danh” này là đều bị toà án các cấp xét xử về tội “Tuyên truyền chống Nhà nước Cộng hoà XHCN Việt Nam”, theo Điều 88, Bộ luật Hình sự 1999. Nếu xem lại quá trình hoạt động của ba người này thì thật khó có thể nói là họ “dũng cảm”.

Nguyễn Ngọc Như Quỳnh từng là một cái tên “khét tiếng” ở Việt Nam với các hoạt động chống phá, tuyên truyền và xuyên tạc về đất nước. Trong suốt thời gian “hoạt động” từ năm 2006-2016, Quỳnh chỉ phải đối mặt với một số lần tạm giữ để nhắc nhở từ phía cơ quan chức năng, không hề có ai đe dọa hay gây nguy hiểm. Chính vì vậy mà Quỳnh càng được nước càng lấn tới với những hành vi công khai, thách thức pháp luật và bị bắt tạm giam năm 2016, ra tòa năm 2017 và chỉ một năm sau đó bị trục xuất sang Mỹ. Với những “thành tích” chống lại Tổ quốc, Nguyễn Ngọc Như Quỳnh được các thế lực thù địch, phản động bên ngoài tìm cách đánh bóng tên tuổi, đào tạo và gán cho những giải thưởng hào nhoáng như “Giải thưởng Tự do báo chí Quốc tế 2018”; “Giải thưởng Nhân quyền 2019”… Thế nhưng với quá trình “hoạt động” hết sức “thoải mái” như vậy, và ngay khi bị xét xử thì đã “tót” đi Mỹ thì thật khó có thể nói người như Quỳnh là dũng cảm.

“Phụ nữ Dũng cảm quốc tế” – Môt giải thưởng diễn kịch cho những người “không dũng cảm”
Nguyễn Ngọc Như Quỳnh tức mẹ Nấm

Phạm Đoan Trang cũng bị bắt giữ và xét xử do có những hành động vi phạm pháp luật nhiều lần, nghiêm trọng, liên hệ với các tổ chức và cá nhân ở nước ngoài, xuất bản các ấn phẩm trái phép có nội dung tuyên truyền, hướng dẫn, kích động các hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân. Hành vi của Phạm Đoan Trang là nguy hiểm cho xã hội. Thế nhưng cũng như Quỳnh, Đoan Trang được trao hàng loạt giải thưởng từ những giải tầm phào như Tự do báo chí, Nhân quyền cho tới Giải thưởng tự do truyền thông của Bộ Ngoại giao Anh – Canada, và nay là Giải thưởng Phụ nữ can đảm của Bộ Ngoại giao Mỹ. Với những giải thưởng này, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam đã thẳng thắn nêu rõ: việc các quốc gia này trao giải thưởng cho một cá nhân vi phạm pháp luật Việt Nam là một hành động thiếu khách quan, không phù hợp và không có lợi cho việc phát triển quan hệ song phương với Việt Nam.

Giải thưởng “can đảm” cho những đối tượng phạm tội nghiêm trọng như Đoan Trang và Như Quỳnh là một trò lố và không khác gì việc ám chỉ hành vi chống đối, vi phạm pháp luật ở Việt Nam là can đảm. Trong xu thế hợp tác toàn diện ngày nay, đó thực sự là một hành vi áp đặt, không đúng đắn, bởi lẽ, cần đặt câu hỏi sẽ thế nào nếu Việt Nam cũng tôn vinh một người mà nước Mỹ coi là tội phạm?

“Phụ nữ Dũng cảm quốc tế” – Môt giải thưởng diễn kịch cho những người “không dũng cảm”
Bà Susan Schnall

Thực chất, đây là chuyện đã có tiền lệ trong lịch sử, khi Việt Nam tiến hành cuộc kháng chiến chống Mỹ, đó là bà Susan Schnall, quốc tịch Mỹ – thành viên của Tổ chức Phụ nữ vì hoà bình và trao đổi toàn cầu của Mỹ, người đã từng bị bắt và kết án 6 tháng tù giam vì phản đối chiến tranh của Mỹ tại Việt Nam. Ngày 6/2/1969, đồng chí Nguyễn Thị Bình thay mặt đoàn đại biểu Mặt trận Dân tộc thống nhất miền Nam Việt Nam tham dự Hội nghị Paris đã gửi bức điện động viên chia sẻ, bày tỏ tình cảm và sự biết ơn sâu sắc trước những hành động dũng cảm, bất chấp hiểm nguy của bà và những người dân yêu chuộng hoà bình ở Mỹ vì nền độc lập, tự do của nhân dân Việt Nam. Sau đó, bà đã được Đoàn Chủ tịch Liên hiệp các Tổ chức hữu nghị Việt Nam trao Kỷ niệm chương “Vì hoà bình, hữu nghị giữa các dân tộc”.

Về sau, cuộc chiến xâm lược của Mỹ ở Việt Nam đã được chính nhiều người Mỹ thừa nhận là một sai lầm, và các cá nhân như bà Susan Schnall đã được công nhận. Hiện tại, quan hệ Việt – Mỹ đã có những bước phát triển vượt bậc mà tiền đề chắc chắn là từ tấm lòng của những người Mỹ yêu chuộng chính nghĩa và hòa bình như bà Susan Schnall. Điều này cũng có nghĩa là bà đã đóng góp cho cả 2 quốc gia Việt Nam và Mỹ vì hòa bình và công lý. Trái lại, những đối tượng như Phạm Đoan Trang và Nguyễn Ngọc Như Quỳnh chẳng đóng góp điều gì ngoài việc phá hoại sự ổn định của đất nước Việt Nam, và với việc “trâng tráo” nhận giải “dũng cảm”, họ làm ảnh hưởng đến quan hệ hai nước Việt – Mỹ.

Thật khó hiểu cho động thái của Bộ Ngoại giao Mỹ trong một năm mà ở Việt Nam có không biết bao nhiêu phụ nữ dũng cảm đích thực. Đó là hàng ngàn y bác sỹ đã ngày đêm xông pha vào vùng dịch bệnh bất chấp hiểm nghèo, là những nữ cán bộ chiến sỹ quân đội đang ngày đêm bảo vệ Tổ quốc hay tham gia nhiệm vụ gìn giữ hòa bình quốc tế.

Sự “dũng cảm” đích thực phải là vì chính nghĩa, vì Tổ quốc chứ không phải những hành vi phá hoại bất chấp giới hạn, bất chấp luật pháp rồi rêu rao cho cả làng cùng biết. Mới đây, Đại sứ Việt Nam tại Liên Hợp Quốc bỏ phiếu trắng về Nghị quyết liên quan đến cuộc chiến Nga – Ukraine, đó là một động thái hết sức dũng cảm bởi chúng ta phải chịu sức ép lớn từ nhiều nước trên thế giới. Thế nhưng với tinh thần vì lợi ích quốc gia, dân tộc trên hết, Việt Nam chọn phương án trung lập để đứng về phía chính nghĩa. Đây mới là sự “dũng cảm” cần tôn vinh, thay vì một hành vi phá hoại và sau đó “chạy tót” sang nước ngoài như Nguyễn Ngọc Như Quỳnh và sắp tới rất có thể là Đoan Trang nữa.

An Diễm

Theo: Hội Cờ đỏ

Related Articles

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here

Stay Connected

863FansLike
44FollowersFollow
0SubscribersSubscribe

BÀI MỚI

Xem nhiều

Phản biện - Luận bàn

ĐỐI TƯỢNG