Friday, November 22, 2024

Sự “Đổi mới” trong tư tưởng của Tổng thống Putin

Trong bài diễn văn về vấn đề Ukraine, Tổng thống Nga Putin đã phê bình một chính sách mà theo ông đã “làm hại cho nước Nga” và khiến cho Ukraine trở thành như ngày nay. Đây là một quan điểm không mới và đã được ông Putin nhắc lại khá nhiều lần, nhưng trong thời điểm cao trào của khủng hoảng Ukraine hiện nay, thông tin này đã bị các trang mạng hải ngoại như VOA Tiếng Việt, BBC Tiếng Việt phát tán liên tục với dụng ý xấu.

Sự “Đổi mới” trong tư tưởng của Tổng thống Putin
Tổng thống Putin trong bài phát biểu trên truyền hình ngày 25/2.

Trước khi phát động “cuộc chiến đặc biệt” ở Ukraine, Tổng thống Nga Putin đã có một bài phát biểu dài thể hiện rõ quan điểm của ông về cuộc khủng hoảng tại đây. Trong đó, đáng chú là các phân tích về lịch sử, nguồn gốc của vùng đất Ukraine ngày nay, về việc Ukraine đã “ly khai và lấy đi các vùng đất cũ của Đế chế Nga” như thế nào. Và đặc biệt, ông cho rằng các chính sách của Liên Xô là nguyên nhân gây ra sự mất mát này.

Đầu tiên, ông Putin cho rằng đất nước Ukraine hiện tại hoàn toàn do Nga tạo ra: “Cả trước và sau Chiến tranh Vệ quốc Vĩ đại, Stalin đã hợp nhất vào Liên Xô và chuyển giao cho Ukraine một số vùng đất trước đây thuộc về Ba Lan, Romania và Hungary. Trong quá trình này, ông ta đã trao cho Ba Lan một phần đất theo truyền thống của Đức để đền bù, và vào năm 1954, Khrushchev đã đưa Crimea khỏi Nga vì một số lý do và cũng trao nó cho Ukraine.”

Đây là những thông tin hoàn toàn chính xác. Trên thực tế, trong những năm tồn tại của Liên Xô, Ukraine là nước cộng hòa có sự phát triển lãnh thổ nhanh nhất và lớn nhất. Trở thành thành viên Liên bang Xô viết vào năm 1922, nhưng chỉ mới đến thập niên 1930 và 1940, Ukraine đã tăng lên đáng kể về quy mô lãnh thổ do sự sáp nhập của Galicia, Bắc Bukovina và Transcarpathia theo kết quả của Hiệp ước Molotov-Ribbentrop (còn được gọi Hiệp ước Xô-Đức hay Hiệp ước Bất tương xâm) ký ngày 23/8/1939. Các vùng lãnh thổ này trong suốt 7 thế kỷ trước đó không liên quan gì đến các vùng đất của Nga hoặc Ukraine mà thuộc về Ba Lan, sau đó thuộc về Đế quốc Áo-Hung. Xét theo lịch sử xa hơn nữa thì Galicia, Bắc Bukovina, Nam Bessarabia và Zakarpattia (Transcarpathia) thuộc về Ba Lan, Séc và Hungary. Năm 1954, ông Nikita Khrushche, một người gần gũi với Ukraine lên làm Tổng bí thư Liên Xô và chuyển giao bán đảo Crimea từ Nga sang Ukraine.

Sự “Đổi mới” trong tư tưởng của Tổng thống Putin
Lãnh thổ Ukraine mở rộng nhanh chóng trong thời kỳ Xô viết.

Điều mà Tổng thống Putin lưu ý là quy chế của các quốc gia trong Liên Xô. Theo ông Putin thì đã có tranh luận giữa Stalin khi đó là Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Nga và lãnh tụ Lenin về mô hình của các quốc gia này. Stalin đã đề nghị xây dựng đất nước “theo nguyên tắc tự trị, nghĩa là, trao cho các nước cộng hòa – các thực thể hành chính và lãnh thổ trong tương lai – quyền hạn rộng rãi khi gia nhập một nhà nước thống nhất”. Trong khi đó, Lenin với quan điểm đề cao độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội đã cho phép “quyền tự quyết của các quốc gia, quyền ly khai” khỏi Liên Bang Xô Viết. Đây là một thực tế không thể phủ nhận, vì chính Việt Nam cũng được Liên Xô ủng hộ hết mình trong cuộc đấu tranh giành độc lập dân tộc.

Sự “Đổi mới” trong tư tưởng của Tổng thống Putin
Lãnh tụ Lenin và Tổng Bí thư Stalin.

Quan điểm này bị ông Putin đặc biệt chỉ trích bởi trong khi trao quyền độc lập tương đối cho các thực thể nhà nước quốc gia và các nước cộng hòa liên hiệp, các lãnh đạo Liên Xô cũng vì cắt phần đất của nước Nga chuyển sang Ukraine.

Ông Putin nói: “Đây là các lãnh thổ rộng lớn không liên quan gì đến chúng? Hãy để tôi nhắc lại rằng những lãnh thổ này đã được chuyển giao cùng với dân số của vùng lịch sử vốn là Nga.

… Tại sao lại cần phải tạo ra những món quà hào phóng như vậy, ngoài ước mơ ngông cuồng nhất của những người theo chủ nghĩa dân tộc nhiệt thành nhất và trên hết là trao cho các nước cộng hòa quyền ly khai khỏi nhà nước thống nhất mà không cần bất kỳ điều kiện nào?”

Tổng thống Putin cũng nhấn mạnh quan điểm rằng, khi Liên Xô còn tồn tại và vững mạnh thì “trên thực tế, các nước cộng hòa liên hiệp không có bất kỳ quyền chủ quyền nào, không có quyền gì cả. Kết quả thực tế là tạo ra một nhà nước tập trung chặt chẽ và thống nhất tuyệt đối”. Bản Hiến pháp Liên Xô do Lenin viết ra sau đó được giữ nguyên.

Kết quả, theo ông Putin là “vào giữa những năm 1980, các vấn đề kinh tế xã hội ngày càng gia tăng và cuộc khủng hoảng rõ ràng của nền kinh tế kế hoạch đã làm trầm trọng thêm vấn đề dân tộc”. Cụ thể là vào năm 1989, Trung ương Cộng sản Liên Xô đã thông qua một văn kiện gọi là “Chính sách dân tộc của đảng trong điều kiện hiện đại với các điều khoản cho phép ly khai”. Theo đó, các nước cộng hòa của Liên Xô sẽ có tất cả các quyền phù hợp với tư cách là các quốc gia xã hội chủ nghĩa có chủ quyền. Đồng thời, mỗi nước cộng hòa thuộc Liên Xô sẽ có quyền công dân của riêng mình, quyền này sẽ áp dụng cho tất cả các cư dân của nước đó.

Và hiển nhiên, khi Liên Xô tan vỡ, các nước liên hiệp tách ra tuyên bố độc lập thì Nga đã mất đi những vùng đất mà theo ông Putin là đã bị chuyển giao “hào phóng” cho Ukraine. Mẫu thuẫn nhen nhóm và càng trở nên sâu sắc khi Ukraine đi theo một quỹ đạo khác hẳn với những gì nước Nga mong muốn, dẫn đến cuộc khủng hoảng như hiện nay. Chính vì vậy, Putin coi chính sách đối với “các nước cộng hòa liên hiệp” là một sai lầm.

Sự “Đổi mới” trong tư tưởng của Tổng thống Putin
Những bài viết suy diễn lệch lạc của BBC Tiếng Việt.

Quan điểm này hoàn toàn có thể thông cảm với một người yêu nước và đề cao tinh thần dân tộc như ông Putin. Nó cũng hoàn toàn không có nghĩa Tổng thống Putin “căm ghét Liên Xô” như một số trang tin hải ngoại bao gồm BBC Tiếng Việt thường đăng tải. Chính ông Putin từng phát biểu: “Liên Xô tan rã là tai họa chính trị nghiêm trọng nhất của thế kỷ XX. Đối với nhân dân Nga, đó là một bi kịch thực sự.”

Sự “Đổi mới” trong tư tưởng của Tổng thống Putin
Tổng thống Putin: “Liên Xô tan rã là tai họa chính trị nghiêm trọng nhất của thế kỷ XX. Đối với nhân dân Nga, đó là một bi kịch thực sự.”

Thực tế, những chính sách từng mang lại một thời kỳ tươi đẹp xưa kia, nhưng không còn phù hợp trong thời đại ngày nay thì phải được nhìn nhận lại một cách thẳng thắn. Đây là cách mà một xã hội vận động, phát triển. Tại Việt Nam, sự sụp đổ của Liên Xô cũng từng được phân tích và chỉ ra nhiều sai lầm, trong đó sai lầm lớn nhất thuộc về bộ máy lãnh đạo đã buông lỏng kỷ cương, thoái hóa biến chất, xa rời quần chúng. Nhiều vấn đề được bộc lộ như: nhận thức chưa đầy đủ về chủ nghĩa xã hội, những sai lầm trong thực tiễn, nhất là về kinh tế chậm được phát hiện, những hậu quả chưa khắc phục kịp thời. Cùng với đó là sự phá hoại của chủ nghĩa đế quốc bằng chiến lược “diễn biến hòa bình” đã đẩy các nước xã hội chủ nghĩa trên thế giới, đặc biệt là Liên Xô và các nước Đông Âu rơi vào khủng hoảng toàn diện.

Sự “Đổi mới” trong tư tưởng của Tổng thống Putin
Người dân Việt Nam trong những ngày đầu của công cuộc Đổi mới.

Khi đứng trước thực tiễn này, trong khi lãnh đạo Liên Xô càng làm càng rối do máy móc, giáo điều và mắc nhiều sai lầm thì Việt Nam đã nhận thức được vấn đề là phải tiến hành công cuộc Đổi mới toàn diện. Trong đó, đổi mới cơ chế quản lý kinh tế từ kế hoạch hóa tập trung sang cơ chế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa là đòi hỏi bức thiết của đất nước, dân tộc và thời đại. Không có mẫu hình sẵn cho quá trình đổi mới, nên khi đó Đảng vừa phải tìm tòi vừa sáng tạo, vừa làm, vừa rút kinh nghiệm. Và đến nay, những thành công to lớn trong công cuộc Đổi mới kinh tế đất nước sau gần 40 năm đã chứng minh định hướng, chủ trương và phương thức của chúng ta là đúng đắn, nhưng những gì tốt đẹp nhất của Chủ nghĩa xã hội vẫn được bảo tồn.

Sự “Đổi mới” trong tư tưởng của Tổng thống Putin
Thành công của công cuộc Đổi mới sau gần 40 năm đã chứng minh định hướng, chủ trương và phương thức của chúng ta là đúng đắn, nhưng những gì tốt đẹp nhất của Chủ nghĩa xã hội vẫn được bảo tồn.

Là một người yêu đất nước, dân tộc và cũng yêu Liên Xô tha thiết, nhưng Tổng thống Putin vẫn phải trích lời lãnh tụ Lenin trong một số vấn đề liên quan mật thiết đến lợi ích của nước Nga hiện tại. Chỉ trích không phải là phủ nhận hoàn toàn giá trị của Liên Xô như nhiều tờ báo hải ngoại tuyên truyền, mà là chỉ ra những vấn đề của lịch sử cần phải làm tốt hơn. Có thể gọi đây là sự “đổi mới” về tư tưởng của vị Tổng thống Liên bang Nga.

An Diễm

Theo: Hội Cờ đỏ

Related Articles

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here

Stay Connected

863FansLike
44FollowersFollow
0SubscribersSubscribe

BÀI MỚI

Xem nhiều

Phản biện - Luận bàn

ĐỐI TƯỢNG