Tổ chức Theo dõi Nhân quyền (Human Rights Watch – HRW) lại tiếp tục có hành động can thiệp vào nội bộ Việt Nam khi công bố bản phúc trình với những cáo buộc hết sức trắng trợn rằng “chính quyền Việt Nam sách nhiễu và giam giữ hơn 170 nhà hoạt động trong hai thập kỷ qua”.
Theo bản phúc trình dài 65 trang được công bố hôm 17/2, thì “Nhà nước cộng sản độc đảng của Việt Nam không dung thứ cho những bất đồng chính kiến, và thường xuyên bỏ tù những người chỉ trích”; “Nhiều người bị công an Việt Nam cấm rời khỏi nhà của họ, và thậm chí một số người thấy khóa cửa nhà mình bị dính chặt bằng keo không mở được”. Chưa dừng lại, HRW còn đưa ra lời kêu gọi chấm dứt cái gọi là “hạn chế có hệ thống” quyền tự do đi lại của các nhà hoạt động”.
Bài viết trên BBC tiếng Việt (Ảnh chụp màn hình)
Có thể thấy rằng, bản phúc trình của HRW đã thể hiện cái nhìn chủ quan duy ý chí, tuyên truyền xuyên tạc, vu cáo trắng trợn thực trạng vấn đề dân chủ, nhân quyền ở Việt Nam. Hơn nữa, chỉ bằng cách tự suy luận, bản phúc trình này đã bôi nhọ chính quyền Việt Nam khi cáo buộc phi lý rằng chính quyền đã “sách nhiễu và giam giữ” các nhà hoạt động mà mà không đưa ra bất cứ chứng cứ cụ thể nào.
Điểm chung các nhân vật mà HRW gọi là “nhà hoạt động bị sách nhiễu và giam giữ” không phải là những người hoạt động vì nhân quyền cho Việt Nam mà là lợi dụng tự do ngôn luận để tuyên truyền xuyên tạc chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước; kích động quần chúng nhân dân tụ tập, biểu tình, gây rối ANTT nhằm mục đích chống phá chính quyền nhân dân.
Điển hình như, ngày 14/12/2021, TAND Thành phố Hà Nội đã xét xử sơ thẩm và tuyên án phạt 9 năm tù đối với bị cáo Phạm Thị Đoan Trang (sinh năm 1978, trú tại phường Cát Linh, quận Đống Đa, Hà Nội) về tội “Tuyên truyền chống Nhà nước Cộng hòa XHCN Việt Nam” theo quy định tại Điều 88, khoản 1, điểm a, b, c – Bộ luật Hình sự năm 1999. Theo cáo trạng, trong khoảng thời gian từ ngày 16/11/2017 đến ngày 5/12/2018, Phạm Thị Đoan Trang có hành vi làm, tàng trữ, lưu hành các tài liệu, bài viết có nội dung nhằm chống Nhà nước. Ngoài ra, bị cáo còn trả lời phỏng vấn trên truyền thông nước ngoài với nội dung xuyên tạc đường lối, chính sách của Nhà nước, phỉ báng chính quyền nhân dân, phao tin bịa đặt gây hoang mang trong nhân dân.
Viện Kiểm sát xác định, các tài liệu có nội dung tuyên truyền luận điệu chiến tranh tâm lý, phao tin bịa đặt gây hoang mang trong nhân dân, tuyên truyền thông tin xuyên tạc đường lối, chính sách của Nhà nước Cộng hòa XHCN Việt Nam. HĐXX xác định hành vi của Phạm Thị Đoan Trang là nguy hiểm cho xã hội, thực hiện với lỗi cố ý xâm phạm chế độ XHCN và Nhà nước trên lĩnh vực tư tưởng-văn hóa, xã hội, xâm phạm đến sự vững mạnh của chính quyền nhân dân. Bản thân bị cáo là người có trình độ nhận thức nhất định, bị cáo hiểu và biết rõ hậu quả hành vi vi phạm của mình nhưng vẫn quyết liệt thực hiện trong một thời gian dài, do vậy cần phải xử phạt nghiêm minh. Khi quyết định hình phạt, HĐXX đánh giá bị cáo khai báo không thành khẩn, phạm tội nhiều lần nên quyết định áp dụng hình phạt tù với thời hạn trên để giáo dục và phòng ngừa chung.
Rõ ràng, từ sự thiếu khách quan, thiếu thiện chí, HRW không chỉ can thiệp vào “công việc thực chất thuộc thẩm quyền nội bộ” của Việt Nam như Hiến chương LHQ khẳng định, mà còn cổ vũ, tiếp tay cho những đối tượng vi phạm pháp luật, qua đó đã tự hạ thấp giá trị của chính mình.
Nguồn: Đắc Chí
Việt Nam Mới Blog
Nguồn: Tre làng
Theo: Hội Cờ đỏ