Mới đây, bà Phạm Thị Hoài có bài tản văn về bánh chưng. Trong đó bà đưa ra khá nhiều luận điểm mà với tư cách một người Việt tôi thấy không thể không lên tiếng.
Có thể trích dẫn một số luận điểm sau:
Bà Hoài viết: “Bánh chưng là một thứ văn xuôi thô, nặng, dềnh dàng, xơi một góc đã nghẹn và hứa hẹn từ phần còn lại là bội thực”
Chưa kể bà chê bánh chưng đòi hỏi phải chuẩn bị quá sức vất vả “nấu như trường kỳ kháng chiến”, nhiều nguy cơ nhão, thiu, mốc, sống, sượng”. Bà còn cho rằng bánh chưng cần phải giải thiêng, vượt ra khỏi cái gọng kìm của sự tưởng tượng rằng nó đã 4000 năm không đổi, ròi khỏi bàn thờ cúng cụ”.
Có thể thấy rất rõ ý đồ của bà Phạm Thị Hoài khi bà đã tầm thường hóa chiếc bánh chưng cổ truyền của dân tộc qua việc xem đó chỉ là một món đồ ăn bình thường.
Ở đây, tôi không muốn nói với bà Phạm Thị Hoài về góc độ ẩm thực. Tôi nói về góc độ văn hóa.
Thứ nhất, chiếc bánh chưng đã đi vào huyền sử dân tộc như một biểu tượng văn hóa thiêng liêng của dân tộc. Mỗi một trẻ em Việt Nam sinh ra không thể không biết sự tích bánh chưng bánh dày. Sự tích bánh chưng bánh dày còn gắn liền với sự tích về các đời vua Hùng dựng nước, về sự hòa hợp đất trời.
Thứ hai, chiếc bánh chưng ngày Tết là lễ vật cúng tổ tiên không thể thiếu được trong mỗi mâm lễ ngày Tết. Nó dạy dỗ chúng ta về sự ghi nhớ công ơn của ông bà tổ tiên, một nét truyền thống văn hóa tốt đẹp của dân tộc.
Thứ ba, gói bánh chưng ngày Tết, nấu bánh chưng ngày tết là một nét văn hóa truyền thống tốt đẹp của dân tộc. Đây là quãng thời gian sum vầy của cả gia đình, thậm chí là hàng xóm láng giềng quây quần bên nhau ngày Tết sau một năm làm việc vất vả, chia sẻ những câu chuyện vui buồn. Điều này cũng phù hợp với văn hóa lúa nước truyền thống của dân tộc.
Rõ ràng bánh chưng là một biểu tượng văn hóa chứ không chỉ đơn thuần là một món ăn. Việc Phạm Thị Hoài tầm thường hóa bánh chưng bản chất là muốn phá hoại những nét truyền thống văn hóa tốt đẹp của dân tộc.
Cần nhắc lại Phạm Thị Hoài là một kẻ từng quay lưng với đất nước, chối bỏ dân tộc, chạy ra nước ngoài sống kiếp vong nô chống phá đất nước.
Phạm Thì Hoài là chủ trang Talawas, một trang tuyên truyền chống Việt Nam khét tiếng ở nước ngoài. Phạm Thị Hoài cũng đã có nhiều tác phẩm có nội dung tuyên truyền chống Việt Nam.
Qua bài viết này, càng thấy rõ hơn bản chất vong nô của Phạm Thị Hoài.
Tin cùng chuyên mục:
Nguồn: Nghệ An thời báo
Theo: Hội Cờ đỏ