Saturday, November 23, 2024

Luyên thuyên về kiều hối nhằm xuyên tạc phát biểu của Chủ tịch nước

Tham dự chương trình “Xuân Quê hương 2022”, Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc đã có những lời phát biểu đầy tình cảm để đón mừng kiều bào về ăn Tết. Thế nhưng Việt Tân xuyên tạc rằng Nhà nước đón chào kiều bào chẳng qua là vì kiều hối.

Luyên thuyên về kiều hối nhằm xuyên tạc phát biểu của Chủ tịch nước

Cách của Việt Tân là chế ra một bức ảnh có hình Chủ tịch nước cùng câu thơ ông đọc để chào đón kiều bào “Mỗi năm Tết đến Xuân về/Quê hương đất mẹ đề huề mong con.” Bên trái bức ảnh, họ đăng dòng chữ to “Kiều hối 2021 – 14 tỷ đô la” mục đích là để cố gán ghép 2 nội dung này với nhau nhằm xuyên tạc phát biểu của Chủ tịch nước. Có vẻ họ rất tâm đắc với ý tưởng này.

Kiều hối là khoản tiền mà kiều bào từ nước ngoài gửi về giúp đỡ người thân hoặc để đầu tư làm ăn, mua sắm và thực tế luôn là một nguồn ngoại tệ quan trọng cho đất nước. Trong thời kỳ 1979 – 1985, khi Việt Nam đang bị phương Tây bao vây cấm vận và Nhà nước nhiều khi hi sinh kinh tế vì an ninh, kiều hối đã là một sợ dây cứu sinh vật tư và ngoại tệ quan trọng cho nền kinh tế nước nhà. Trong thời kỳ đầu Đổi mới từ 1986 – 1995, kiều hối đã tiếp tục tạo vốn cho kinh tế bùng phát, tạo công ăn việc làm với mức thu nhập ngày càng cao và góp phần ổn định tiền tệ trong giai đoạn siêu lạm phát. Thêm nữa, những người con từng phải rời quê hương trong hoàn cảnh không mong muốn, trong giờ khắc Tổ quốc kêu gọi đã sẵn sàng cống hiến tri thức của mình để giúp Việt Nam hội nhập quốc tế thành công.

Theo thống kê thì kể từ năm 1991, lượng kiều hối gửi về Việt Nam liên tục tăng: Năm 1991 đạt 135 triệu; năm 1995 là 285 triệu; năm 2000 ở mức 1,757 tỷ; năm 2005 đạt 3,8 tỷ; năm 2010 đạt mức hơn 8 tỷ USD và thông thường ổn định ở mức trên dưới 6% so với GDP của Việt Nam. Có nhiều nguyên nhân lý giải cho mức tăng liên tục này: Do tăng trưởng kinh tế ổn định và Việt Nam đã gia nhập nhóm các nước thu nhập trung bình với thu nhập đầu người đến nay đạt gần 3000 đô la một năm; sự thông thoáng về chính sách của Nhà nước trong việc thu hút nguồn kiều hối; lãi suất và tỷ giá ở Việt Nam tốt hơn. Và tất nhiên, một nguyên nhân rất quan trọng đó là tình cảm, tấm lòng của kiều bào và của lao động Việt Nam đi lao động ở nước ngoài đối với người thân, đối với quê hương, đất nước.

Nhưng kiều hối không phải là gửi tiền về cho Nhà nước. Về bản chất kiều hối là tiền cá nhân gửi về cho người thân để chi tiêu hoặc với mục đích đầu tư riêng. Từ cách đây nhiều năm, đã có một vấn đề phát sinh là ngoài việc trang trải cuộc sống, người nhận kiều hối chưa đưa lượng tiền này đầu tư trực tiếp cho sản xuất kinh doanh mà còn để chạy “lòng vòng” ở các kênh có nhiều rủi ro. Về mặt vĩ mô, các ngân hàng vẫn chưa có biện pháp thật hữu hiệu để thu hút nguồn ngoại tệ này, và các cơ quan chức năng luôn phải tích cực nghiên cứu thêm cách thu hút để nguồn ngoại tệ ròng quý giá này đóng góp hiệu quả cho sự phát triển của đất nước. Cần nói thêm là không phải chỉ mỗi Việt Nam nhận kiều hối, ngay cả Mỹ năm 2020 cũng ghi nhận 6,5 tỷ đô la kiều hối gửi về.

Thế nhưng đối với Việt Tân và các trang mạng hải ngoại khác, suy nghĩ của họ về kiều hối có vẻ luôn dừng lại ở thời điểm những năm trước đổi mới, khi Việt Nam bị bao vây cấm vận và mọi thứ đều thiếu thốn. Việt Nam ngày nay đã ở vị trí thứ 41 trên tổng số hơn 200 quốc gia về quy mô nền kinh tế. Khi Thủ tướng Phạm Minh Chính tham dự hội nghị thượng đỉnh khí hậu toàn cầu ở Anh hồi tháng 11/2021, đã có hàng trăm doanh nghiệp đi theo để ký kết các hiệp định trị giá hàng tỷ đô la với các doanh nghiệp nước ngoài. Khi gặp kiều bào tại Pháp, Thủ tướng Phạm Minh Chính khẳng định “Vị thế của Việt Nam đã rất khác”, nhưng có một thứ không bao giờ thay đổi đó là sự đoàn kết của dân tộc Việt Nam và tình cảm của kiều bào với đất nước “Quê hương mỗi người chỉ một, như là chỉ một mẹ thôi”.

Luyên thuyên về kiều hối nhằm xuyên tạc phát biểu của Chủ tịch nước
Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc phát biểu tại chương trình “Xuân quê hương”

Tại chương trình “Xuân quê hương 2022”, Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc cũng dành những lời lẽ đẹp nhất có thể để đón mừng kiều bào về quê ăn Tết: “Mỗi năm Tết đến Xuân về/Quê hương đất mẹ đề huề mong con.” Năm 2021, Việt Nam tự mình thu hút được lượng vốn đầu tư nước ngoài FDI lên tới 31 tỷ đô, gấp đôi lượng kiều hối gửi về. Nhưng Tết đến, cái mà mỗi người Việt Nam dù ở bất kỳ đâu nghĩ đến là hình ảnh được mô tả trong phát biểu của Chủ tịch nước: “Những ngày này, tiết Xuân, chồi biếc, lộc xanh tươi mới đang lan tỏa trên mảnh đất quê hương Việt Nam thân yêu. Lòng muôn người dân Việt Nam như náo nức chờ đón một mùa Xuân mới với bao niềm hy vọng mới; người người nô nức đi sắm cành đào, cành quất, cành mai, tất bật gói bánh chưng, bánh tét, thăm mộ của ông bà Tổ tiên và soạn sửa ban thờ; người lớn, trẻ nhỏ mong quây quần bên mâm cơm gia đình dịp cuối năm…”

Đó là những khung cảnh độc nhất vô nhị chỉ ở Việt Nam mới có, và vô cùng ý nghĩa với mỗi người con đất Việt. Sự gán ghép khiên cưỡng của Việt Tân dường như càng chứng tỏ chính họ mới là những kẻ tối mắt vì tiền, coi tiền quan trọng hơn mọi thứ, kể cả tình cảm. Có lẽ đó cũng là nguyên nhân mà bao lâu nay họ nhận tiền từ các tổ chức cực đoan hải ngoại để tích cực xuyên tạc, chống phá Việt Nam.

An Diễm

Theo: Hội Cờ đỏ

Related Articles

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here

Stay Connected

863FansLike
44FollowersFollow
0SubscribersSubscribe

BÀI MỚI

Xem nhiều

Phản biện - Luận bàn

ĐỐI TƯỢNG