Saturday, November 23, 2024

Lần đầu Ngân hàng Nhà nước lên tiếng về vụ đấu giá đất Thủ Thiêm

Ngân hàng Nhà nước lần đầu tiên lên tiếng về việc đấu giá đất ở Thủ Thiêm trong thời gian vừa qua trước động thái đơn phương hủy hợp đồng mua bán đất của tập đoàn Tân Hoàng Minh.

Ngân hàng Nhà nước lần đầu lên tiếng về vụ đấu giá đất Thủ Thiêm - Ảnh 1.
Ông Đào Minh Tú – Phó Thống đốc Thường trực NHNN, khẳng định đang giám sát kỹ dòng tiền chảy vào lĩnh vực đầu cơ sau vụ đấu giá đất Thủ Thiêm. Ảnh: Quốc Hải

Cụ thể, liên quan đến việc rà soát cấp tín dụng cho 4 công ty tham gia đấu giá đất Thủ Thiêm, ông Nguyễn Văn Du – quyền Chánh Thanh tra Cơ quan Thanh tra Giám sát Ngân hàng (Ngân hàng Nhà nước – NHNN), cho hay, việc đấu giá đất Thủ Thiêm, NHNN đã có văn bản yêu cầu tất cả các tổ chức tín dụng (TCTD) rà soát và báo cáo về việc có tham gia cho vay, dự thầu và đặt cọc tiền để tham gia đấu giá hay không.

Theo ông Du, cho đến nay, hầu hết các TCTD đều đã có báo cáo, chỉ còn một vài TCTD chưa báo cáo và xin báo cáo muộn vài ngày, vì có một số cán bộ bị F0 nên chậm trễ.

Tuy nhiên, quyền Chánh Thanh tra NHNN khẳng định, NHNN không chỉ căn cứ qua báo cáo của các TCTD mà còn rà soát qua cả CIC (viết tắt của cụm từ Credit Information Center, hay còn gọi là Trung tâm Thông tin Tín dụng trực thuộc NHNN) để rà soát kỹ việc này. Qua rà soát có 4 công ty là Công ty CP Dream Republic, Công ty CP Sheen Mega, Công ty TNHH Đầu tư và Kinh doanh thương mại Bình Minh và Công ty TNHH Đầu tư bất động sản Ngôi Sao Việt (trực thuộc Tập đoàn Tân Hoàng Minh) là các doanh nghiệp trúng đấu giá.

“Tuy nhiên, rà soát cho thấy hiện không có TCTD nào tham gia cho vay để dự thầu của 4 công ty này”, ông Du nói.

Có hay không việc “cấm” các TCTD rót vốn vào các doanh nghiệp tham gia đấu giá đất? Trả lời vấn đề này, ông Du khẳng định, việc rà soát là để kiểm tra, giám sát chứ không phải cấm các TCTD cho các doanh nghiệp này vay vốn.

“Nếu các doanh nghiệp này có hồ sơ vay vốn tốt, thì các TCTD vẫn có thể cho vay. Chúng tôi chỉ giám sát các hoạt động cho vay tiềm ẩn nguy cơ mà thôi”, ông Du nói thêm.

Trong khi đó, ông Đào Minh Tú – Phó Thống đốc Thường trực NHNN, khẳng định, sau khi thông tin đấu giá đất Thủ Thiêm được công bố, NHNN cũng được Chính phủ giao giám sát nghiêm vấn đề cho vay vào lĩnh vực bất động sản, trái phiếu doanh nghiệp… Vì vậy, NHNN đã giám sát rất sát sao việc này, đồng thời trong thời gian tới NHNN sẽ tổ chức các hội thảo, hội nghị chuyên đề về lĩnh vực này vừa để cảnh báo, định hướng và  tăng cường kiểm tra giám sát dòng tiền.

“Mục tiêu là hướng dòng tiền vào sản xuất, tránh tình trạng dòng tiền chảy vào lĩnh vực tiềm ẩn yếu tố đầu cơ”, ông Tú nói thêm.

Như đã thông tin, ngày 10/1, Chủ tịch Tân Hoàng Minh có tâm thư gửi Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng và các lãnh đạo Đảng, Nhà nước về việc xin bỏ cọc lô đất trúng đấu giá 24.500 tỷ ở Thủ Thiêm, sẵn sàng chấp nhận chế tài khi đơn phương chấm dứt hợp đồng mua bán đấu giá lô đất ở bán đảo này.

Trong tâm thư Chủ tịch hội đồng thành viên công ty Tân Hoàng Minh, ông Đỗ Anh Dũng nêu lý do “nhận thấy kết quả đấu giá sẽ dẫn đến sự xáo trộn trong lĩnh vực kinh tế nói chung, bất động sản nói riêng” nên xin bỏ cọc (588,4 tỷ đồng).

Đối với trường hợp của Tân Hoàng Minh, thực tế đây không phải lần đầu tiên tập đoàn này dính lùm xùm liên quan đến đấu giá “đất vàng”.

Trong quá khứ, cụ thể vào năm 2015, doanh nghiệp của ông Đỗ Anh Dũng từng trúng đấu giá lô đất 23 Lê Duẩn (quận 1, TP.HCM), diện tích 3.000 m2 với mức trả 1.430 tỷ đồng nhưng sau đó đòi hủy kết quả và không nộp số tiền đã trúng đấu giá.

Đến tháng 6/2016, Tân Hoàng Minh lại có văn bản gửi UBND TP.HCM, đề nghị được tiếp tục mua khu đất 23 Lê Duẩn. Do quá thời gian quy định, ngoài số tiền trúng đấu giá, Tân Hoàng Minh phải nộp thêm hơn 260 tỷ đồng tiền phạt.

Sơn Ca

Theo: Cánh cò

Related Articles

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here

Stay Connected

863FansLike
44FollowersFollow
0SubscribersSubscribe

BÀI MỚI

Xem nhiều

Phản biện - Luận bàn

ĐỐI TƯỢNG