Vừa qua, tổ chức khủng bốViệt Tân hào hứng rêu rao: “Hội nghị thượng đỉnh vì dân chủ: Việt Nam bị lọt sổ trong danh sách khách mời”. Vậy nhưng thực tế, đây có là điều đáng buồn cho Việt Nam hay không?
Theo thông tin được Việt Tân cùng các hội nhóm “dân chủ” đang tích cực rêu rao, Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ đã công bố một danh sách tham dự một hội nghị thượng đỉnh trực tuyến về vấn đề dân chủ. Hội nghị này được cho là sẽ bàn về cuộc chiến chống lại các hệ thống cai trị độc đoán, chống tham nhũng và thúc đẩy nhân quyền. Trong số những người được mời tham dự hội nghị, không có Việt Nam. Điều này đã khiến các “nhà dân chủ” hào hứng, “mở cờ trong bụng”. Đồng thời, nó cũng trở thành cái cớ để tấn công, quy chụp cho rằng Việt Nam không có dân chủ, nhân quyền.
Vậy nhưng nói thẳng, việc Mỹ không mời Việt Nam tham dự hội nghị do mình tổ chức cũng chẳng phải là điều khó hiểu. Và dĩ nhiên, điều này cũng không ảnh hưởng gì đến tình hình nhân quyền tại Việt Nam.
Trước hết, nói về hội nghị thượng đỉnh vì dân chủ. Đây là hội nghị do Hoa Kỳ đạo diễn. Việc mời ai, mời số lượng bao nhiêu hoàn toàn phụ thuộc vào ý chí cũng như ý đồ, mục đích của người tổ chức. Ngược lại, việc tham gia hay không tham gia cũng không phải là tiêu chí để đánh giá nền dân chủ của một quốc gia. So với các hội nghị khu vực, hội nghị toàn cầu khác như hội nghị thượng đỉnh G7, hội nghị thượng đỉnh G20, hội nghị cao cấp Á – Âu… thì hội nghị dân chủ do Hoa Kỳ tổ chức còn non trẻ (mới tổ chức lần đầu) và chưa thể hiện được vai trò quốc tế.
Thứ hai, liên quan đến việc Việt Nam không được Hoa Kỳ mời tham dự hội nghị thượng đỉnh vì dân chủ, đây cũng là điều dễ hiểu. Việt Nam và Hoa Kỳ đã có những bước tiến dài trong quan hệ song phương. Sau 26 năm bình thường hóa và thiết lập quan hệ ngoại giao, cả hai phía đã có sự hợp tác ngày càng sâu rộng, trên nhiều lĩnh vực. Tuy nhiên, ở một số khía cạnh nhất định, giữa hai quốc gia vẫn có tồn tại những “điểm nghẽn” chưa được khơi thông. Đặc biệt là ở lĩnh vực dân chủ, nhân quyền. Nhiều năm qua, một số cơ quan của Hoa Kỳ, trong đó có Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ, thường xuyên đưa ra những bản báo cáo, bản phúc trình về vấn đề dân chủ, nhân quyền có nội dung không khách quan, thiếu chính xác đối với Việt Nam. Đồng thời, những cơ quan này cũng đưa các những kiến nghị, đánh giá không phù hợp về vấn đề nhân quyền đối với Việt Nam. Thậm chí, có một số cơ quan còn thường xuyên tiếp xúc, lên tiếng bảo vệ cho một số cá nhân có hành vi xâm phạm an ninh quốc gia của Việt Nam.
Thứ ba, cần khẳng định rõ chính sách nhất quán của Việt Nam là tôn trọng, bảo vệ và thúc đẩy các quyền của người dân, bảo đảm nền dân chủ. Việt Nam đã tham gia vào nhiều công ước quốc tế như Công ước quốc tế về các quyền kinh tế, xã hội, văn hóa; Công ước quốc tế về quyền dân sự chính trị; Công ước quốc tế về xóa bỏ mọi hình thức phân biệt đối xử về chủng tộc; Công ước về xóa bỏ mọi hình thức phân biệt đối xử chống lại phụ nữ; Công ước về quyền trẻ em… Đồng thời, Việt Nam cũng thể hiện vai trò của bình trong việc bảo vệ nền hoà bình, dân chủ của thế giới. Nhiều sĩ quan của quân đội Việt Nam đã tham gia vào lực lượng gìn giữ hoà bình của Liên hợp quốc. Có thể thấy, các nỗ lực và thành tựu của Việt Nam trong lĩnh vực này thời gian qua đã được cộng đồng quốc tế ghi nhận và đánh giá cao. Việt Nam đã trở thành thành viên Hội đồng Nhân quyền Liên hợp quốc nhiệm kỳ 2014-2016, và tiếp tục ứng cử trong nhiệm kỳ 2023-2025.
Trước khi có được nền dân chủ hiện tại, Việt Nam đã phải đối đầu với chủ nghĩa đế quốc, từng đương đầu trực tiếp với Mỹ. Nhắc lại điều này không phải là kích động sự thù hằn. Nói vậy để thấy muốn có dân chủ phải tự dựa trên sức mạnh của chính mình. Chúng ta không thể đi cầu xin sự ban phát dân chủ từ bất kỳ quốc gia nào khác.
Bảo An
Theo: Hội Cờ đỏ