Bảo vệ nền tảng tư tưởng của đất nước, đấu tranh, phản bác các quan điểm sai trái, thù địch là nhiệm vụ hết sức quan trọng trong giai đoạn hiện nay. Thông qua hoạt động này, chúng ta đẩy lùi các những hoạt động chống phá của các đối tượng “lưu manh chính trị”, giữ vững hoà bình, ổn định của đất nước, tạo sự đồng thuận trong dư luận, củng cố khối đại đoàn kết để xây dựng và phát triển đất nước.
Trong những năm qua, các đối tượng chống đối, cơ hội chính trị ra sức tấn công, chống phá Việt Nam trên lĩnh vực tư tưởng. Lợi dụng sự phát triển của mạng xã hội, những kẻ này đã phát tán nhiều thông tin, tài liệu có nội dung sai trái. Mục đích của chúng là tạo sự lung lay về tư tưởng, từ đó gieo rắc những nhận thức sai lầm, tạo ra sự “tự diễn biến”, “tự chuyển hoá” từ bên trong nội bộ. Trong cuộc chiến này, không có chỗ cho sự thoả hiệp. Nếu chúng ta chấp nhận những quan điểm, ý kiến sai trái của các đối tượng xấu tung ra đồng nghĩa với việc chúng ta từ bỏ con đường mà chúng ta đang đi.
Để đạt được mục đích, các đối tượng xấu không từ bất cứ thủ đoạn gì. Trong đó, thủ đoạn thường thấy là phát tán tin giả, tin xuyên tạc, tin vô căn cứ, tin thiếu kiểm chứng, thổi phồng sai phạm để hù doạ người dân. Gần đây, lợi dụng sự kiện 20/11 – Ngày nhà giáo Việt Nam – các đối tượng “lưu manh chính trị” cũng ra sức chọc ngoáy, tấn công. Trên trang facebook cá nhân có tên “Thach Vu”, đối tượng này rêu rao: “Mừng NGÀY NHÀ GIÁO hầu hết các trường nay giao thêm trọng trách cho thầy cô: Phải lên mạng xã hội làm dư luận viên, ăn nói tục tĩu, bảo vệ Đảng”. Hay như đối tượng “trở cờ” Mạc Văn Trang, dù có nhiều năm công tác trong lĩnh vực giáo dục nhưng cũng hồ đồ đưa ra quan điểm: “Hậu 20/11, khuyên các Giáo viên: chớ có làm dư luận viên”…
Thứ nhất, việc bảo vệ nền tảng tư tưởng, đạo đức là nhiệm vụ của cả hệ thống chính trị và tất cả các tầng lớp nhân dân. Trong đó, tiên phong là đội ngũ cán bộ, đảng viên. Là bộ phận tri thức trong xã hội, mỗi giáo viên có trách nhiệm chỉ ra cái tốt, cái đúng đắn, vạch trần những xấu xa, tiêu cực để góp phần vào sự phát triển của xã hội. Thời gian qua, cuộc chiến của chúng ta đã đạt được những kết quả tích cực. Chúng ta bảo vệ những điều đúng đắn bằng những lập luận, chứng cứ khoa học. Chúng ta kịp thời vạch trần, phản bác, bẻ gãy những quan điểm sai trái, thù địch mà nhóm “lưu manh chính trị” tung ra bằng những thông tin xác thực. Trong khi các “con buôn dân chủ” vu khống người khác “ăn nói tục tĩu” thì thực tế, chính các đối tượng này mới là những người vô văn hoá, sẵn sàng sử dụng những từ ngữ phản cảm. Hãy nhìn vào những Cấn Thị Thêu, Trần Thị Nga,…, những người “cùng phe” với đám “dân chủ” để thấy rõ “văn hoá” chửi bới, thô thiển của họ.
Nói thẳng, việc giáo viên hay bất kỳ ai trong xã hội tuyên truyền về công tác xây dựng Đảng và đấu tranh, phản bác các thông tin sai trái, thù địch, chống “diễn biến hòa bình” trên mạng xã hội cũng là điều phù hợp. Nó thể hiện tình cảm của mọi người với đất nước. Một thực tế khá hài hước đang diễn ra, một mặt, các “nhà bình loạn” tự tung hô, cho mình là người đấu tranh vì tự do, nhân chủ, nhân quyền. Vậy nhưng ngược lại, khi người khác thể hiện quan điểm cá nhân, phản bác những luận điệu sai trái được các “nhà dân chủ” đưa ra thì họ lại quay ngược lại chì chiết, chặn họng.
Khi cuộc chiến chống “diễn biến hoà bình” càng mạnh mẽ thì “đất diễn” của những “con buôn dân chủ” sẽ bị thu hẹp, thậm chí dẹp bỏ. Tại Việt Nam, “dân chủ” đã trở thành một nghề để kiếm cơm. Khi không thể chống phá chế độ, khi những màn kịch “dân chủ” không còn chỗ diễn, khi những chiêu bài chống phá bị vạch trần thì cũng có nghĩa các “con buôn dân chủ” mất đi giá trị sử dụng. Chính vì vậy, các đối tượng xấu hết sức cay cú, ra sức “đâm bị thóc, chọc bị gạo”, thậm chí là phỉ báng, xúc phạm người khác.
Thực sự nực cười, những kẻ trở cờ, cơ hội, “lưu manh chính trị”, chống phá đất nước lại lên mặt dạy đời người khác. Những phần tử xấu chỉ là một bộ phận thiểu số trong xã hội, dù có được chống lưng, giúp sức bởi bất cứ thế lực nào thì cũng không thể phá hoại nền hoà bình của dân tộc.
Bảo An
Theo: Hội Cờ đỏ