Đến hẹn lại lên, gần đây Việt Tân lại ráo riết hô hào về “giải thưởng nhân quyền Lê Đình Lượng”. Về mặt bản chất, việc trao giải là một cách để cổ xúy cho hành vi chống phá Việt Nam.
Những năm vừa qua, một số hội nhóm, tổ chức phản động, chống phá, có cái nhìn phiến diện về Việt Nam đã thành lập và tổ chức cái gọi là trao giải thưởng nhân quyền. Những giải thưởng này nở rộ như “nấm mọc sau mưa”, có thể kể đến như “giải thưởng nhân quyền Lê Đình Lượng” của Việt Tân, “giải thưởng nhân quyền Việt Nam” của Mạng lưới nhân quyền Việt Nam, giải “Phụ nữ tiêu biểu về bảo vệ quyền tự do ngôn luận” của tổ chức Tự do ngôn luận quốc tế…
Với cái gọi là “giải thưởng nhân quyền Lê Đình Lượng” do Việt Tân đạo diễn, theo luận điệu được rêu rao, mục tiêu của nó là đề cao sự hy sinh và việc làm của những cá nhân/tổ chức đang miệt mài tranh đấu cho nhân quyền của Việt Nam. Năm nay, chủ đề của giải này là “Nghĩa đồng bào trong mùa đại dịch”. Nếu chỉ nghe về mục tiêu, chủ đề của giải thưởng thì chắc chắn không ít người bị đánh lừa, mị hoặc, lầm tưởng về sự “cao quý” của nó. Vậy nhưng thực tế thì hoàn toàn ngược lại.
“Giải thưởng nhân quyền Lê Đình Lượng” được Việt Tân bắt đầu trao từ năm 2018. Câu hỏi được đặt ra là Lê Đình Lượng là ai, có đóng góp, cống hiến gì cho xã hội mà được lấy tên để đặt cho một giải thưởng? Tìm hiểu về Lượng mới thấy đối tượng này cũng chẳng phải “ngoan hiền” gì.
Đình Lượng sinh ngày 10/12/1965, trú quán tại xóm 9, xã Hợp Thành, huyện Yên Thành, Nghệ An, là thành viên của tổ chức Việt Tân. Là cơ sở trong nội địa của Việt Tân, Lê Đình Lượng đã tích cực hoạt động, lôi kéo người tham gia và phát triển tổ chức tại Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình. Thông qua mạng xã hội, Lê Đình Lượng thường xuyên tuyên truyền, cổ vũ cho Việt Tân và ra sức xuyên tạc, chống phá đất nước. Hành vi của Lê Đình Lượng đã cấu thành tội hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân. Với những sai phạm đã thực hiện, Lê Đình Lượng đã bị kết án 20 năm tù giam, 5 năm quản chế. Nhìn vào đây, phần vào chúng ta có thể thấy bản chất của giải thưởng này.
Sau khi Lê Đình Lượng xử lý, mạng lưới trong nội địa của Việt Tân cũng bị xoá xổ. Chính vì vậy, Việt Tân hết sức cay cú, liên tục xuyên tạc vụ án Lê Đình Lượng để tạo cớ chống phá.
Cũng như những giải thưởng núp danh “nhân quyền” khác, cái gọi là “giải thưởng nhân quyền Lê Đình Lượng” là một cách để cổ suy cho các “nhà bất đồng chính kiến” gia tăng hoạt động công kích, chống phá đất nước.
Một mặt, thông qua việc trao thưởng, Việt Tân tạo thanh thế, tiếng vang nhằm lăng – xê cho các “con buôn dân chủ”. Qua giải thưởng, các đối tượng xây dựng nên những “hình mẫu ngược” để đánh lừa người khác. Nếu ai không có hiểu biết chính trị, xã hội mà chỉ nhìn vào những lời lẽ hoa mỹ được giới thiệu về các đối tượng “dân chủ” thì sẽ rất dễ bị lừa dối. Từ đây, các đối tượng tiêm nhiễm, gieo rắc những nhận thức lệch lạc cho cộng đồng và lôi kéo người dân vào hoạt động chống đối
Mặt khác, đi liền với giải thưởng là những sự hỗ trợ về vật chất cho các đối tượng “dân chủ”. Đối tượng nào có hoạt động chống phá càng quyết liệt thì cơ hội nhận được giải thưởng càng cao. Việc trao thưởng là một màn kịch để hợp thức hóa việc bơm đô la cho các hoạt động chống phá chính quyền.
Những năm vừa qua, các thế lực thù địch ra sức lợi dụng vấn đề dân chủ, nhân quyền để tìm cách can thiệp vào công việc nội bộ của Việt Nam. Bằng việc áp đặt tiêu chí dân chủ, nhân quyền của quốc gia này nên quốc gia khác, các thế lực bên ngoài gây sức ép cho Việt Nam, đòi Việt Nam phải thay đổi các quy định của pháp luật.
Mục đích cuối cùng của những kẻ này là hướng lái, tác động, thay đổi thể chế chính trị của Việt Nam, đưa Việt Nam vào quỹ đạo lệ thuộc, chấp nhận đa nguyên, đa đảng. Thực tiễn cho thấy một số quốc gia đã phải trả giá đắt do mắc bẫy “nhân quyền”. Vì vậy, mọi người phải hết sức thận trọng, cảnh giác và có cái nhìn toàn diện về vấn đề nhân quyền.
Bảo An
Theo: Hội Cờ đỏ