Bệnh viện Tuệ Tĩnh ở Hà Nội do vừa bị ảnh hưởng bởi dịch bệnh lại vướng mắc về cơ chế tự chủ, khiến cho thu nhập của nhiều cán bộ và nhân viên y tế bị ảnh hưởng nặng nề. VOA Tiếng Việt tất nhiên là không bỏ lỡ dịp này để xoáy sâu vào gây chia rẽ.
Được biết, bệnh viện Tuệ Tĩnh tuy nằm giữa thủ đô Hà Nội nhưng100 nhân viên y tế đang phải vật lộn mưu sinh do thu nhập bị giảm sút và còn bị nợ lương. Hai nguyên nhân đã được chỉ ra, đầu tiên là do ảnh hưởng của dịch bệnh, hầu như không có bệnh nhân nên bệnh viện không có nguồn thu. Nguyên nhân thứ hai là do vướng mắc về cơ chế tự chủ, bệnh viện Tuệ Tĩnh thành lập vào năm 2006 với mục tiêu trở thành cơ sở thực hành cho sinh viên của học viện, nhưng sau đó lại lại chuyển đổi sang cơ chế tự chủ về tài chính để khám chữa bệnh dịch vụ. Do đó mô hình bệnh viện theo nhận định là chưa đủ phù hợp với mục đích khám chữa bệnh nên số lượng bệnh nhân đến với Bệnh viện Tuệ Tĩnh không nhiều, chỉ đạt khoảng 10-15% số giường bệnh. Hiện tại, Bộ Y tế đang tích cực làm việc để giải quyết các vướng mắc này, trong khi đó các nhân viên y tế khẳng định vẫn tiếp tục làm việc theo đúng trách nhiệm và lương tâm nghề nghiệp.
Đây là hai nguyên nhân cũng đang gây ra ảnh hưởng tại nhiều quốc gia chứ không chỉ riêng Việt Nam. Theo Morning Consult, một công ty tình báo về dữ liệu tư nhân toàn cầu, có tới gần 1/5 số nhân viên y tế tại Mỹ tương đương 18% đã bỏ việc, nguyên nhân chủ yếu là do đại dịch, lương không đủ sống và kiệt sức.
Trong một cuộc khảo sát mới, Hiệp hội Y tá chăm sóc cấp cứu Hoa Kỳ phát hiện ra rằng trong số 6.000 y tá chăm sóc cấp cứu đã cân nhắc nghỉ việc vì đại dịch. Theo Hiệp hội các bệnh viện tư nhân của Philippines, vào năm 2020, khoảng 40% y tá Philippines tại các bệnh viện tư nhân đã nghỉ việc. Gần đây, Trung tâm Y tế St. Luke, một bệnh viện tư nhân lớn cũng gặp phải tình trạng tương tự khi các nhân viên y tế xin nghỉ việc, làm chao đảo hệ thống thăm sóc sức khỏe của bệnh viện vào đúng thời điểm số người nhập viện tăng cao chưa từng có. Có thể thấy, nhân viên y tế là lực lượng chủ chốt chống dịch, và chính họ cũng là lực lượng bị ảnh hưởng nhiều nhất vì nguy hiểm, căng thẳng và thu nhập giảm sút.
Tự chủ tài chính cho các bệnh viện công lập là một chính sách lớn của Việt Nam nhằm tạo sự cạnh tranh lành mạnh giữa các đơn vị công lập với nhau, tạo động lực để sáng tạo, tự chủ, tự chịu trách nhiệm, nâng cao chất lượng khám chữa bệnh phục vụ nhân dân, không ỉ lại trông chờ vào ngân sách. Tuy nhiên, để tổ chức thực hiện một cách hiệu quả nhất cơ chế tự chủ, cần phải vượt qua rất nhiều thách thức. Theo nhận định tổng hợp của các công trình nghiên cứu đánh giá hiệu quả tự chủ tại 19 nước đang phát triển, trong đó có Việt Nam, Thái Lan và Singapore, có tới 7 nhóm thách thức khác nhau khi thực hiện tự chủ bệnh viện ở các nước đang phát triển. Điểm qua những thách thức này có thể thấy nhiều vấn đề khá giống với trường hợp của bệnh viện Tuệ Tĩnh đã được báo chí nêu ra: Thiếu cơ sở hạ tầng, quyền quyết định hạn chế trong các lĩnh vực như quản lý nguồn nhân lực, quản lý tài chính và mua sắm, Thiếu kế hoạch thích hợp để thực hiện đổi mới quản trị bệnh viện
Trong bối cảnh Việt Nam là một nước đang phát triển, nguồn vốn đầu tư cho mọi lĩnh vực kinh tế, xã hội đều thiếu thốn chứ không chỉ riêng ngành Y tế, tất yếu chúng ta cần chung tay vượt khó khăn, liệu cơm gắp mắm. Các cán bộ, nhân viên y tế của bệnh viện Tuệ Tĩnh tuy gặp khó khăn nhưng vẫn tiếp tục làm việc với trách nhiệm và lương tâm nghề nghiệp là một điều thực sự đáng quý, thể hiện “không chỉ là nghĩa vụ với nghề, mà còn là trách nhiệm công dân khi Tổ quốc cần, là nghĩa đồng bào cao cả” như lời Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long đã bày tỏ.
Thế nhưng tình cảm và sự hi sinh vượt khó của những người thầy thuốc đang bị các thế lực chống phá như VOA Tiếng Việt lợi dụng để kích động, xúi giục và gây chia rẽ. Rõ ràng thứ mà những đối tượng này nhắm đến không phải là lên tiếng, hay kêu gọi quyền lợi cho các nhân viên y tế đang gặp khó khăn, mà muốn mượn khó khăn của họ như một cái cớ để đả phá các chính sách của Việt Nam.
An Diễm
Theo: Hội Cờ đỏ