Tuesday, November 26, 2024

Vạch trần chiêu trò lợi dụng tít báo để tấn công tuyến đường sắt Cát Linh – Hà Đông

Cứ ngỡ khi tàu Cát Linh – Hà Đông đi vào vận hành sẽ chặn đứng tất cả thuyết âm mưu, những luận điệu công kích, nghi ngờ về chất lượng của dự án đường sát đô thị này nhưng thực tế lại không như vậy. Mới đây, Nguyễn Văn Đài đã dựa vào bài báo có tựa đề “Tàu đường sắt Cát Linh – Hà Đông bất ngờ vắng khách sáng đầu tuần” để đăng bài kêu gọi “Đường sắt Cát Linh-Hà Đông, người dân chỉ nên đi thử 1 lần cho biết. Nếu đi hàng ngày chẳng khác gì giao sức khỏe, tính mạng của mình vào tay người khác”.

Vạch trần chiêu trò lợi dụng tít báo để tấn công tuyến đường sắt Cát Linh – Hà Đông
Lần đầu tiên, Việt Nam có tuyến đường sắt đô thị chạy trên cao.

Đầu tiên, phải nói về tít báo “Tàu đường sắt Cát Linh – Hà Đông bất ngờ vắng khách sáng đầu tuần” rất dễ gây hiểu lầm này. Không biết vô tình hay cố ý nhưng với tiêu đề này đã khiến không ít người dân nghĩ rằng tàu Cát Linh – Hà Đông ế khách, ít người lựa chọn di chuyển. Tuy nhiên, tác giả viết ra bài báo này có vẻ như đã quá quy chụp khi dùng hình ảnh ở một thời điểm sáng sớm để nói về việc tàu vắng khách nguyên cả một ngày. Bởi theo thông tin từ Metro Hanoi, ngày bình thường tuần trước, lượng khách đi tàu là khoảng 15.000 – 17.000 lượt. Còn ngày 15/11 là thời gian xuất hiện bài báo nói tàu vắng khách thì hôm đó tàu phục vụ 19.572 lượt hành khách, tăng 25%. Lượng khách là người đi làm, giải quyết công việc tham gia giao thông bằng tàu đô thị đang tăng cao và rất ổn định. Ban quản lý phải tăng tần suất chạy tàu từ 15 phút/lượt xuống còn 10 phút/lượt để rút ngắn thời gian di chuyển cho người dân. Thế nên, bài báo nói trên viết không đúng với công năng thực tế của tàu Cát Linh – Hà Đông hiện nay.

Vạch trần chiêu trò lợi dụng tít báo để tấn công tuyến đường sắt Cát Linh – Hà Đông
Lượng khách đi tàu liên tục tăng mỗi ngày.

Điều đáng nói, trong mắt của những kẻ chuyên soi mói, chầu chực những sự việc nóng trong nước như Nguyễn Văn Đài thì đây là miếng mồi béo bở cần vồ vập ngay. Nguyễn Văn Đài cố tình thêm mắm dặm muối, hướng lái để người dân hiểu rằng chủ trương xây dựng đường sắt Cát Linh – Hà Đông là xấu, là sai lầm, chất lượng kém. Ngay trong chính luận điệu của Đài cũng để lộ ra mưu đồ kêu gọi người dân tẩy chay tàu Cát Linh – Hà Đông, ngưng sử dụng loại hình di chuyển tiện lợi này.

Theo dõi hình ảnh xoay quanh đường sắt Cát Linh – Hà Đông trong thời gian gần đây, chúng ta có thể thấy được những gương mặt hào hứng, phấn khởi trải nghiệm tàu của người dân. Có gì đó rất đỗi tự hào vì sự hiện diện của những toa tàu màu xanh mới tinh, hiện đại. Từ cơ sở hạ tầng nhà ga đến nội thất bên trong tàu chỉ nhìn thấy thôi đã thích thú. Vượt lên trên cả hình ảnh bắt mắt, tuyến đường sắt Cát Linh – Hà Đông đang chứng minh vai trò của nó. Một tuyến đường sắt trên cao thuận tiện, giải quyết vấn đề ùn tắc giao thông cho TP. Hà Nội đáng kể. Ngay từ đầu, dự án đã được quy hoạch rõ ràng, chuẩn chỉnh, làm thay đổi bộ mặt giao thông đô thị của cả thủ đô. Cho đến nay, dự án đã được nghiệm thu an toàn thì không có lý do gì người dân phải sợ.

Vạch trần chiêu trò lợi dụng tít báo để tấn công tuyến đường sắt Cát Linh – Hà Đông
Luận điệu xuyên tạc của Nguyễn Văn Đài.

Nguyễn Văn Đài, một người đứng ở trời Tây nhưng luôn lợi dụng tình hình, đục nước béo cò, ném đá sau lưng thì chúng ta cần xem lại. Nhìn lại sự việc, chúng ta có thể thấy rõ hành vi hù dọa người dân, âm mưu công kích dự án và những người làm nên tuyến đường sắt văn minh này. Chúng ta không cần nói quá nhiều, nhưng trước một thành quả bất kỳ của đất nước, nếu không có những lời chúc mừng, ca ngợi mà chỉ có ngập tràn luận điệu bêu riếu, chê bai thì đó là những kẻ không bao giờ đứng cùng chiến tuyến với người dân Việt Nam. Thế nên, chỉ cần những con người đó mở miệng hay cào phím thì chúng ta cần cảnh giác và xem xét thật kỹ thông tin.

Đặng Trường 

Theo: Hội Cờ đỏ

Related Articles

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here

Stay Connected

863FansLike
44FollowersFollow
0SubscribersSubscribe

BÀI MỚI

Xem nhiều

Phản biện - Luận bàn

ĐỐI TƯỢNG