Quá gần mặt trời sẽ càng dễ bị thiêu đốt, có lẽ tỷ phú Jack Ma là người thấm thía điều này nhất sau loạt biến cố trong thời gian gần đây.
Có người cho rằng, chính việc tỷ phú Jack Ma gặp trực tiếp Tổng thống đắc cử Donald Trump ở New York đầu năm 2017 là “bước ngoặt tiêu cực” trong mối quan hệ giữa Jack Ma với chính quyền Bắc Kinh.
Cú ngã của một doanh nhân
Thời điểm này năm trước được xem là giai đoạn tuyệt vời nhất của tỷ phú Jack Ma. Khi đó, Ant Group chuẩn bị cho lần phát hành cổ phiếu đầu tiên, dự kiến thu về 37 tỷ USD. Nhưng Trung Quốc đã thẳng tay chặn sự kiện này, kéo theo cắt giảm hàng loạt tài sản của ông chủ sàn thương mại điện tử hàng đầu thế giới.
Mọi việc có lẽ bắt nguồn từ những sự kiện năm 2017, lúc Jack Ma – nhà sáng lập Tập đoàn Alibaba đang ở đỉnh cao quyền lực. Hồi tháng 1-2017, Jack Ma bất ngờ đến New York để gặp trực tiếp tỷ phú Donald Trump tại đại bản doanh ở tháp Trump khi ông Trump chuẩn bị nhậm chức Tổng thống Mỹ nhiệm kỳ trước và hứa hẹn tạo 1 triệu việc làm cho người Mỹ. Giới chức Bắc Kinh chỉ biết về cuộc gặp này khi Jack Ma trả lời phỏng vấn tại sảnh tòa tháp chọc trời ở New York.
Hồi tháng 1-2017, Jack Ma bất ngờ đến New York để gặp trực tiếp tỷ phú Donald Trump tại đại bản doanh ở tháp Trump khi ông Trump chuẩn bị nhậm chức Tổng thống Mỹ và hứa hẹn tạo 1 triệu việc làm cho người Mỹ. Alibaba sau đó được biết rằng, chính quyền không hài lòng với việc Jack Ma gặp ông Trump mà không có sự chấp thuận trước của họ.
Alibaba sau đó được biết, chính quyền không hài lòng với việc Jack Ma gặp ông Trump mà không có sự chấp thuận trước của họ. Cuộc gặp diễn ra vào ngày 9-1-2017, ngay trước khi ông Trump nhậm chức Tổng thống Mỹ. Đó cũng là thời điểm căng thẳng trong mối quan hệ Mỹ – Trung bởi trong chiến dịch tranh cử, ông Trump đổ lỗi cho Trung Quốc làm mất việc làm của người Mỹ. 4 nguồn tin thân cận của Alibaba tin rằng, cuộc gặp đó chính là “bước ngoặt tiêu cực” trong mối quan hệ giữa Jack Ma với chính quyền Bắc Kinh.
Không chỉ gặp Tổng thống Trump, doanh nhân Jack Ma còn thường xuyên tiếp xúc với các tổng thống, thủ tướng, thành viên hoàng gia, những người nổi tiếng tại các địa điểm như Davos hoặc trong các chuyến thăm của riêng ông ở nước ngoài. Có một lượng khách VIP liên tục đến gặp ông ở Hàng Châu. Tại trụ sở Hàng Châu, Công ty Alibaba có một tòa nhà trưng bày các thành tựu của họ để Jack Ma giới thiệu với các đối tác kinh doanh của ông. Tỷ phú này đã coi các cuộc gặp với chính trị gia nước ngoài là “hoạt động ngoại giao không chính thức” với Trung Quốc, điều mà ông rất thích làm.
Trước đó, nhiều người vẫn tin rằng tỷ phú Jack Ma bị đưa vào “tầm ngắm” vì phát biểu của ông tại Thượng Hải hồi tháng 10 năm ngoái, trong đó cáo buộc các cơ quan giám sát tài chính kìm hãm sự đổi mới. Sau đó, Ant Group bị hủy IPO và phải tái cấu trúc. Điều tra chống độc quyền khiến Alibaba phải nộp án phạt kỷ lục 2,75 tỷ USD. Duncan Clark – Chủ tịch Công ty Tư vấn đầu tư BDA có trụ sở tại Bắc Kinh cho biết: “Jack tỏ ra quá khiêu khích, lạc lõng với cách tiếp cận quản trị mới mà ông Tập Cận Bình tán thành. Vì thế, ông ấy là mục tiêu đầu tiên một cách tự nhiên để báo hiệu rằng một sự thay đổi lớn đã bắt đầu”. Sau Jack Ma, ngành công nghệ Trung Quốc, bất động sản, game, giáo dục, tiền số và tài chính cũng đang bị quản lý chặt chẽ hơn.
Tương lai vẫn là ẩn số
Sau loạt biến cố, Jack Ma – từng là người giàu nhất châu Á – đã đề nghị được gặp 2 người thân cận với nhà lãnh đạo Trung Quốc Tập Cận Bình. Sau đó, vị tỷ phú xuất thân là một giáo viên tiếng Anh đã gửi một bức thư đến ông Tập, đề nghị cống hiến phần đời còn lại của mình cho giáo dục nông thôn Trung Quốc. Theo một nguồn tin giấu tên, ông Tập Cận Bình đã đưa bức thư ra trong một cuộc họp các lãnh đạo hàng đầu của Trung Quốc hồi tháng 5 vừa qua. Hiện chưa rõ nhà lãnh đạo cao nhất có chấp thuận đề nghị của Jack Ma hay không.
Cho đến gần đây, Jack Ma tái xuất trong một chuyến đi không quá ồn ã tới châu Âu vì sở thích làm vườn của mình. Ông tới thăm nhiều công ty và tổ chức nghiên cứu liên quan đến cơ sở hạ tầng nông nghiệp và nhân giống cây trồng tại châu Âu. Trong khi đó, Joe Tsai – đồng sáng lập Alibaba cùng Jack Ma – tiếp tục không muốn người bạn của mình khiến dư luận phải chú ý. “Jack Ma giờ đang im ắng. Nếu nói anh ấy có sức mạnh khổng lồ, tôi nghĩ điều đó không đúng lắm. Anh ấy cũng giống như bạn và tôi, cũng là cá nhân bình thường mà thôi” – người bạn của tỷ phú nói.
(Theo Reuters)
Theo: Cánh cò