Sách giáo khoa là loại sách dùng để cung cấp kiến thức, được sử dụng rộng rãi trên hệ thống trường học toàn quốc. Sách phải được trình bày sao cho phù hợp với học sinh ở mọi vùng miền, mọi hoàn cảnh, phải làm sao cho các em đều có thể hiểu và tiếp thu được kiến thức phổ thông. Cũng vì quy chuẩn khắt khe đó, mỗi một chi tiết trong SGK bao gồm cả cách phiên âm tiếng nước ngoài ra tiếng Việt cũng phải qua nhiều bước thẩm định và kiểm duyệt của các giáo sư, tiến sĩ đầu ngành. Vậy tại sao một ông võ sư chẳng có hiểu biết, trình độ sư phạm thì lại lên tiếng chê bai?
Bằng cách lợi dụng phản ánh của báo chí về những băn khoăn xung quanh cách phiên âm danh từ riêng tiếng nước ngoài qua tiếng Việt gây khó cho học sinh và giáo viên, “võ sư dân chủ” Đoàn Bảo Châu ngay lập tức lên tiếng chê bai nền giáo dục của Việt Nam “lạc hậu và kém cách tân”. Nhưng võ sư đâu hay biết rằng, chính những luận điệu này là con dao hai lưỡi vạch trần sự ấu trĩ và thiển cận của y.
Đúng là trình độ ngoại ngữ của giáo viên và học sinh ngày nay đã được nâng cao. Đời sống tiến bộ cũng cho phép các em tiếp cận với văn hoá phương Tây sớm hơn giúp mở mang thêm về tầm hiểu biết. Nhưng liệu võ sư có chắc là học sinh trên mọi miền tổ quốc đều có cơ hội tiếp cận với ngoại ngữ sớm như vậy không? Các em học sinh hoàn cảnh khó khăn, tuổi nhỏ đã phải phụ cha mẹ mưu sinh liệu có cơ hội tiếp cận với tri thức phương Tây sớm như bạn bè đồng trang lứa hay không? Các em học sinh là dân tộc thiểu số, ở vùng sâu vùng xa nơi sóng điện thoại còn chập chờn thì sao? Chưa kể ngoại ngữ không phải chỉ có mỗi tiếng Anh, nhiều ngôn ngữ như tiếng Pháp, Đức, Tây Ban Nha… có cách phát âm riêng biệt, đặc thù, không biết tiếng thì làm sao đọc đúng nếu không có phiên âm. Đã gọi là kiến thức phổ thông thì mọi đối tượng đều có thể tiếp nhận được. Hơn nữa, phiên âm Tiếng Việt cũng được kiểm soát chặt chẽ, không bao giờ có hiện tượng những cái tên thô bỉ như võ sư Đoàn Bảo Châu nêu ví dụ. Một người bàn chuyện cải cách giáo dục mà đầu óc lại thô thiển như vậy sao?
Mặt khác, như báo chí cũng đã đưa tin, Bộ Giáo dục & Đào tạo cũng nhận thức được sự bất tiện của việc phiên âm tên nước ngoài đối với giáo viên và học sinh ngày nay. Vì vậy, SGK cho cấp 1 vẫn áp dụng phiên âm nhưng sách cho lớp 6 tới lớp 12 thì được bỏ hoàn toàn. Chứng tỏ, Bộ vẫn luôn lắng nghe và tiếp thu ý kiến của giáo viên cũng như học sinh để có thể tiến hành thay đổi SGK sao cho thuận tiện với mọi người nhất. Tận tình như vậy mà vẫn bị gọi là “cổ hủ không chịu học hỏi cái mới”? Võ sư có thực sự đang quan tâm tới nền giáo dục nước nhà, tới thế hệ tương lai hay thật sự chỉ muốn mượn sự việc này để xuyên tạc, chống phá chính quyền?
Mang tiếng là võ sư nhưng Đoàn Bảo Châu không hề có tính khảng khái của bậc trượng phu. Tất cả những gì y làm là bới móc, xuyên tạc, đặt điều, nói xấu mọi lĩnh vực và hiện tượng xã hội ở Việt Nam. Lúc trước là sức khoẻ, an sinh xã hội rồi bây giờ lấn sân sang cả giáo dục. Có vẻ mưu đồ chống phá Chính quyền của y ngày càng lộ rõ và loạn ngôn hơn xưa.
Nhận thức được vấn đề này, mỗi cá nhân càng phải đề cao cảnh giác hơn nữa trước những thông tin trái chiều trên mạng xã hội, nhất là khi những “nhà cải cách” dởm như võ sư Đoàn Bảo Châu ngày càng tràn lan.
LS Lê
Theo: Hội Cờ đỏ