Saturday, November 23, 2024

Tư duy “đống rác” lại học đòi phê phán chủ nghĩa xã hội

Thế kỷ 21, thế giới đã có nhiều biến đổi, cái mới tiến bộ đẩy lùi những cái xưa cũ cổ hủ, lạc hậu. Việt Nam từ một quốc gia nghèo, bị tàn phá nặng nề sau chiến tranh đã vươn mình trỗi dậy với vị thế quốc tế ngày càng nâng cao, đời sống người dân ngày càng cải thiện. Con người Việt Nam cũng phát triển thêm về nhận thức, và lòng tự hào dân tộc cũng được nâng cao. Diễn đàn của các thế lực chống phá bây giờ trở thành nơi tấu hài, bị bao người vào chê cười. Cuộc sống thay đổi, nhưng những người mang tâm địa hẹp hòi thì không, họ ngày càng đuối lý, và quay đi quay lại chỉ còn biết bấu víu vào những lý lẽ sáo mòn như tờ giấy vò đi vò lại bao lần mà không nỡ vứt.

Tư duy “đống rác” lại học đòi phê phán chủ nghĩa xã hội

Tại phiên khai mạc Đại hội XIII của Đảng ngày 26/1/2021, khi tổng kết nhiệm kỳ khóa XII và nhìn lại 35 năm đổi mới, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng khẳng định toàn Đảng, toàn dân đã đạt được những thành tựu quan trọng. “Với tất cả sự khiêm tốn, chúng ta vẫn có thể nói rằng: Đất nước ta chưa bao giờ có được cơ đồ, tiềm lực, vị thế và uy tín quốc tế như ngày nay.” Điều đó thể hiện trong thực tiễn qua thành tựu kinh tế, tốc độ tăng trưởng hàng năm, qua vị thế Việt Nam tại các diễn đàn quốc tế, qua vị thế đối tác toàn diện và chiến lược với những cường quốc hàng đầu thế giới.

Chuyến thăm chính thức Hoa Kỳ của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng và tháng 7/2015 là một dấu mốc đặc biệt, thể hiện lòng tin cùng sự tôn trọng lẫn nhau giữa Việt Nam và Hoa Kỳ – cả hai thừa nhận và tôn trọng thể chế chính trị của nhau.

Trước hoàn cảnh này, thật khổ cho các thế lực chống đối, không biết tìm đâu ra lý lẽ để chê bai. Họ đành quay lại xỉa xói… chủ nghĩa xã hội, cho rằng chủ nghĩa tư bản mới là văn minh, là tiến bộ, là tất yếu. Điển hình như bài viết “Đống rác” mới đây của đối tượng chống phá cộm cán Đỗ Ngà.

Tư duy “đống rác” lại học đòi phê phán chủ nghĩa xã hội

Cứ đi theo Chủ nghĩa tư bản là cạnh tranh, là giàu có, văn minh?

Mở đầu bài viết, Đỗ Ngà “tuyên bố” chủ nghĩa tư bản “cho phép nhiều đảng phái cạnh tranh nó có tính hiệu chỉnh rất tốt và nhờ đó mà sao 150 năm phát triển, nhiều nước đã tiến tới sự giàu có, thịnh vượng, công bằng và văn minh”. Ồ, “nhiều nước”, có nghĩa không phải tất cả các nước tư bản đều tiến tới giàu có, thịnh vượng, văn minh?

Giàu có không nhất thiết bắt nguồn từ tư bản, bằng chứng là Liên Xô và nay là Trung Quốc là những cường quốc Chủ nghĩa xã hội và cạnh tranh quyết liệt vị trí siêu cường với Mỹ. Hiện nay theo bảng xếp hạng về tổng thu nhập quốc dân, Việt Nam xếp thứ 41 vượt qua nhiều nước tư bản khác. Về chỉ số thịnh vượng (Prosperity Index), Việt Nam xếp thứ 73, cũng chỉ còn thua Thái Lan xếp thứ 64 vài bậc. Về chỉ số bất bình đẳng thu nhập (Gini Index), Việt Nam xếp thứ 100 (35,7%) và đứng trên rất nhiều quốc gia châu Âu như Ý (35.9%), Nga (37,5%) và cả Mỹ (41.1%).

Đỗ Ngà thích “nhiều đảng phái cạnh tranh” nhưng có vẻ lại muốn chủ nghĩa tư bản là thứ duy nhất trên toàn cầu, không muốn một chủ nghĩa cạnh tranh nào khác, cái lý nào như vậy?

Chủ nghĩa xã hội trỗi dậy để giải quyết mâu thuẫn của chủ nghĩa tư bản

Bàn về tư bản, Đỗ Ngà bảo “Karl Marx nhầm vì nghĩ chủ nghĩa tư bản lúc nào cũng xấu xa”. Thật ra người ta cũng chỉ có thể thấy vẻ ngoài hào nhoáng của chủ nghĩa tư bản ở các nước châu Âu và một vài nước châu Á, thế phần còn lại thì sao? Có thể nói gì về những nước tư bản nhưng xếp hạng thua Việt Nam về giàu có, văn minh, thịnh vượng?

Đảng khi bàn về chủ nghĩa tư bản ngày nay, đã khẳng định “Hiện tại, chủ nghĩa tư bản còn tiềm năng phát triển, nhưng về bản chất vẫn là một chế độ áp bức, bóc lột và bất công. Những mâu thuẫn cơ bản vốn có của chủ nghĩa tư bản, nhất là mâu thuẫn giữa tính chất xã hội hoá ngày càng cao của lực lượng sản xuất với chế độ chiếm hữu tư nhân tư bản chủ nghĩa, chẳng những không giải quyết được mà ngày càng trở nên sâu sắc. Khủng hoảng kinh tế, chính trị, xã hội vẫn tiếp tục xảy ra. Chính sự vận động của những mâu thuẫn nội tại đó và cuộc đấu tranh của nhân dân lao động sẽ quyết định vận mệnh của chủ nghĩa tư bản.”

Chính tờ báo BBC từng dẫn một điều tra dư luận của Pew Research Center năm 2019 cho thấy có 42% người Mỹ bày tỏ quan điểm tích cực với chủ nghĩa xã hội, họ tin rằng “socialism” cho người lao động quyền có tiếng nói, và giúp giảm bất công, phân biệt giàu nghèo.

Phải chăng, những “hiệu chỉnh” của chủ nghĩa tư bản ngày nay là nhờ sự phản kháng của các giai cấp trong xã hội đe dọa vị thế của họ?

Mô hình kiểu Mỹ

Trong dòng chảy ngôn từ say sưa về chủ nghĩa tư bản, Đỗ Ngà tiếp tục nói về “tam quyền phân lập” mà nói trắng ra là mô hình Mỹ và chê bai Việt Nam. Để nói về mô hình Mỹ thì là cả một câu chuyện dài.

Thủ tướng Singapore Lý Quang Diệu từng có lần nói về mô hình Mỹ: “Mô hình chính trị kiểu Mỹ là dạng khó áp dụng nhất thế giới, nó được cho là tốt bởi vì nó thành công, chứ không phải ngược lại (thành công bởi vì tốt)”. Thực tế, chính trị và thể chế của mỗi nước phải được áp dụng phù hợp với văn hóa, lịch sử, đời sống của người dân mỗi nước. Người châu Âu và Mỹ đề cao tự do và chủ nghĩa cá nhân. Trong khi đó, người phương Đông như Việt Nam thì đề cao đời sống cộng đồng, dòng tộc họ hàng, bạn bè thân hữu. Người Trung Đông có khuynh hướng đề cao tôn giáo, tâm linh. Đem áp đặt chế độ chính trị của nước này vào nước kia một cách thô bạo chỉ dẫn tới những thảm họa. Các “sản phẩm” từ gieo rắc tự do dân chủ của Mỹ như Iraq, Libya, Afghanistan đã quá rõ ràng, “giúp” những nước đang từ giàu có, hòa bình thành lò lửa chiến tranh không có điểm dừng, và bản thân Mỹ thì tháo chạy.

Tư duy “đống rác” lại học đòi phê phán chủ nghĩa xã hội
Thủ tướng Singapore Lý Quang Diệu: “Mô hình chính trị kiểu Mỹ là dạng khó áp dụng nhất thế giới, nó được cho là tốt bởi vì nó thành công, chứ không phải ngược lại.”

Đối với tam quyền phân lập, nhiều chuyên gia khẳng định chưa nên áp dụng vào Việt Nam bởi lẽ điểm khác biệt cơ bản của sự phân công quyền lực ở nước ta so với bản chất của mô hình phân quyền ở các nước tư sản chính là quyền lực nhà nước phải đảm bảo tính thống nhất của nó là thuộc về nhân dân, do giai cấp vô sản nắm giữ và phải đặt dưới sự lãnh đạo của Đảng. Để quyền lực vận hành một cách hiệu quả, các bộ phận của nó phải có sự kết hợp, ràng buộc, chế ước, quy định lẫn nhau trên cơ sở nguyên tắc cơ bản, cơ chế vận hành chung, đồng thời phải hoạt động một cách nhịp nhàng trên cơ sở thực hiện đầy đủ, đúng nhiệm vụ, quyền hạn được quy định trong Hiến pháp và pháp luật.

Chúng ta có thể mượn câu nói của Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng và ông Lý Quang Diệu: Với tất cả sự khiêm tốn, chế độ Việt Nam tốt bởi vì chúng ta đang thành công. Người thành công thì tại sao phải thay đổi?

Lại học đòi “tự do, dân chủ” và câu chuyện về “miếng ăn”

Ở trên, Đỗ Ngà nói thích tư bản vì giàu có, thịnh vượng, nhưng đoạn dưới bài lại chê bai người khác vì chỉ biết kiếm ăn mà không coi “tự do, dân chủ, nhân quyền là quan trọng”. Nực cười cái não trạng của kẻ tham ăn, ham hố giàu có vinh hiển nhưng lại mồm lại bô bô chê bai người khác.

Con người ta sống trên đời ai cũng phải mưu cầu vật chất vì có vật chất mới có thể sống đường hoàng, thoải mái. Vật chất đủ đầy rồi thì “phú quý sinh lễ nghĩa”, văn minh đi theo. Đời sống văn hóa xã hội của Việt Nam ngày nay phát triển thực sự rực rỡ, nhiều giá trị xưa cũ cũng được khai phá lại và bảo tồn. Chỉ có những não trạng tham ăn, đầu óc u tối mới ví von người khác với con vật. Những kẻ cứ tự cho mình là văn minh vì ở xứ tự do mà đầu óc không thoát nổi miếng ăn, coi cuộc sống của người khác là nồi cám lợn, ví von người ta với trại súc vật thì khác gì một kẻ tâm thần chửi đổng nơi phố xá?

Bằng cái đoạn viết hằn học này, Đỗ Ngà thể hiện cuộc sống hắn cũng tăm tối như nhân vật Chí Phèo thời xa xưa. Một kẻ mà say rượu rồi chửi đời, chửi người, loanh quanh rồi cũng lại chửi mình, chửi người thân mình thì còn gì để nói?

Kẻ “Chí Phèo” ấy lại còn so sánh Việt Nam với Thái Lan, một nước mà dân chia phe biểu tình như cơm bữa. Đó gọi là “xã hội yên bình”? Rồi trộm cướp thì nước nào mà chẳng có, mỗi năm tại Mỹ có bao nhiêu vụ cướp xảy ra, bao nhiêu người chết vì súng đạn?

Ở ngay gần Việt Nam, những nước tư bản như Philippines, Indonesia luôn nơm nớp nguy cơ khủng bố vì các nhóm cực đoan, trong khi Việt Nam thì đó là khái niệm xa lạ. Nơi nào mới đáng được gọi là “xã hội bình yên”?

Mà thôi, ta không nên tranh luận nhiều với những “Chí Phèo”, bởi trong đầu hắn chỉ có rượu mà thôi, và lát nữa hắn sẽ lại chửi đời, chửi người và chửi chính hắn.

An Diễm

Theo: Hội Cờ đỏ

Related Articles

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here

Stay Connected

863FansLike
44FollowersFollow
0SubscribersSubscribe

BÀI MỚI

Xem nhiều

Phản biện - Luận bàn

ĐỐI TƯỢNG