Friday, November 22, 2024

“Nóng – lạnh” bất thường của ông Kim Jong Un khiến kẻ thù bối rối, thán phục

Triều Tiên đang phát ra những tín hiệu “nóng-lạnh” bất thường, nhưng lại vô cùng hiệu quả trong việc khiến đối thủ rối trí.

Triều Tiên đang phát đi những tín hiệu khó hiểu. Trong một ngày, Triều Tiên vừa để ngỏ khả năng tổ chức các cuộc đối thoại với Hàn Quốc và ngay lập tức thể hiện “tấm chân thành” này bằng việc bắn tên lửa, khoe hàng loạt vũ khí mới nhất trong kho vũ khí hạt nhân của mình.

Đây không phải là lần đầu tiên Triều Tiên sử dụng chiến thuật quen: vừa phô diễn sức mạnh quân sự thông qua các vụ phóng tên lửa vừa ám chỉ đang “mở toang cửa” cho các cuộc đàm phán hòa bình trên bán đảo Triều Tiên.

Chiến lược “hai mũi nhọn”

Chỉ trong tuần trước, Triều Tiên đã gợi ý về khả năng tổ chức các cuộc đàm phán thượng đỉnh liên Triều và cho biết sẽ mở lại đường dây nóng liên lạc với Hàn Quốc.

Nhưng trong cùng khoảng thời gian, nước này phóng thử hàng loạt vũ khí gồm tên lửa hành trình tầm xa, tên lửa siêu thanh đầu tiên và mới nhất là vụ phóng tên lửa phòng không hôm 30/9.

Theo New York Times, một lần nữa, Triều Tiên đang chuyển sang chiến thuật “hai mũi nhọn” vốn đã được mài dũa kỹ lưỡng, cho phép họ vừa phô diễn sức mạnh quân sự vừa tránh nguy cơ bị trả đũa hoặc mất cơ hội đối thoại.

Trong bối cảnh vẫn bế tắc trong quan hệ với Washington, các vụ thử tên lửa nhắc nhở thế giới rằng Triều Tiên đang phát triển vũ khí ngày càng tinh vi có khả năng mang đầu đạn hạt nhân.

Nhưng Triều Tiên cũng rất cẩn trọng để mọi việc không đi quá xa như hạn chế thử nghiệm vũ khí hạt nhân hoặc tên lửa đạn đạo xuyên lục địa. Bởi nếu hành động như vậy, Triều Tiên có thể khiến Washington “nóng mặt”, dẫn tới các biện pháp trừng phạt mới hoặc các động thái mạnh tay hơn.

Giáo sư Yang Moo-jin tại Đại học Nghiên cứu Triều Tiên ở Seoul cho biết: “Triều Tiên cẩn thận để không vượt qua lằn ranh đỏ. Sau tất cả các vụ thử tên lửa như vậy, Triều Tiên đang báo hiệu rằng họ vẫn quan tâm đến đối thoại”.

Trò chơi địa chính trị ưa dùng này của Bình Nhưỡng còn được gọi dưới nhiều cái tên khác nhau, như chiến lược “nóng-lạnh”. Và nó đã phát huy hiệu quả đối với chính quyền Triều Tiên trong những năm qua, cho phép nước này vừa duy trì hy vọng hòa bình, vừa tiếp tục thử nghiệm và phát triển vũ khí mới.

Màn phù phép tài tình của ông Kim Jong Un: Kẻ thù rối như tơ vò, ngả mũ thán phục! - Ảnh 2.
Chiến lược “nóng-lạnh” của Triều Tiên đang phát huy tác dụng.

Có phản tác dụng?

Triều Tiên hiện đang triển khai chiến lược đó vào đúng thời điểm ngoại giao khá phức tạp.

Tổng thống Hàn Quốc Moon Jae-in thực sự muốn tiếp tục đối thoại hòa bình trên bán đảo Triều Tiên, đánh dấu nỗ lực cuối cùng để củng cố di sản trước khi rời chính trường vào tháng 2/2022. Tuy nhiên, chính quyền Tổng thống Mỹ Joe Biden lại không háo hức với việc này.

Trong khi đó, bản thân nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong Un nhận thấy mình đang ở một vị trí có thể khai thác khoảng trống giữa hai đồng minh Mỹ – Hàn.

Ông Kim Jong-un đã gặp cựu Tổng thống Mỹ Donald Trump 3 lần từ năm 2018 đến năm 2019, trở thành nhà lãnh đạo Triều Tiên đầu tiên tham dự hội nghị thượng đỉnh với một tổng thống Mỹ đương nhiệm. Nhưng ông vẫn thất bại trong nỗ lực khiến Mỹ dỡ bỏ các lệnh trừng phạt áp đặt lên Triều Tiên.

Các quan chức Mỹ và Hàn Quốc đã hy vọng rằng những rắc rối kinh tế ngày càng nghiêm trọng của Triều Tiên, do tác động của các lệnh trừng phạt, sẽ khiến Triều Tiên dễ dàng trở lại bàn đối thoại hơn. Nhưng cho đến nay, ông Kim Jong Un đã chứng minh rằng, họ đã sai.

Kể từ khi các cuộc đàm phán giữa với ông Trump sụp đổ vào đầu năm 2019, ông Kim Jong Un đã tuyên bố sẽ vượt qua những khó khăn kinh tế trong khi vẫn mở rộng kho vũ khí hạt nhân, đòn bẩy ngoại giao tốt nhất và duy nhất của đất nước, đồng thời răn đe chống lại những gì mà họ coi là mối đe dọa nhằm lật đổ chính phủ Triều Tiên.

Bằng cách thể hiện năng lực quân sự ngày càng mạnh mẽ của đất nước, ông Kim Jong Un cũng đã tìm cách tăng cường vị thế của mình.

Màn phù phép tài tình của ông Kim Jong Un: Kẻ thù rối như tơ vò, ngả mũ thán phục! - Ảnh 4.
Mỹ-Hàn đang bối rối trước màn thể hiện của Triều Tiên.

Hy vọng cho bàn đàm phán hòa bình

Phát biểu hôm 29/9, ông Kim Jong Un cho biết, “Mỹ đang chào mời hợp tác ngoại giao và đối thoại không có điều kiện tiên quyết”. Ông khẳng định, điều đó không khác gì một thủ đoạn để đánh lừa cộng đồng quốc tế và che giấu các hành vi thù địch.

Giáo sư Leif-Eric Easley tại Đại học Ewha Womans ở Seoul nhận định: “Triều Tiên không quan tâm đến các cuộc đàm phán phi hạt nhân hóa mà đang tìm cách viết lại các quy tắc và muốn được đền bù tương xứng vơiis vị thế của một cường quốc hạt nhân”.

Tất cả những điều này khiến chính quyền Tổng thống Biden rơi vào tình thế khó thương lượng.

Washington cảm thấy miễn cưỡng trong đàm phán với Triều Tiên nếu nước này chỉ muốn sử dụng đối thoại để giảm các lệnh trừng phạt mà không từ bỏ vũ khí hạt nhân.

Tuy nhiên, nếu không hợp tác trong lúc này, Mỹ có thể phí cơ hội kìm hãm đà phát triển kho vũ khí của Triều Tiên.

Điều này cũng có nguy cơ châm ngòi cho một cuộc chạy đua vũ trang trong khu vực.

Về phần mình, ông Kim không thể thực hiện các hành động khiêu khích gây sốc như thời điểm 2017 vốn đã đưa chính quyền ông Trump ngồi vào bàn đàm phán.

Các cuộc thử nghiệm như vậy sẽ càng làm gia tăng căng thẳng, khiến Liên Hợp Quốc mở rộng các lệnh trừng phạt và có khả năng khiến Trung Quốc không hài lòng vì diễn biến này có thể phá hỏng không khí của Thế vận hội mùa đông Bắc Kinh sẽ diễn ra vào tháng 2/2022.

Vì vậy, các nhà phân tích cho rằng, câu hỏi đặt ra cho ông Kim Jong Un là làm thế nào để buộc Washington quay trở lại đối thoại theo các điều khoản của Triều Tiên mà không khiến các đồng minh truyền thống lo ngại.

Nam Anh

Theo: Cánh cò

Related Articles

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here

Stay Connected

863FansLike
44FollowersFollow
0SubscribersSubscribe

BÀI MỚI

Xem nhiều

Phản biện - Luận bàn

ĐỐI TƯỢNG