Friday, November 22, 2024

CHUYỆN CẢI CHÍNH THÔNG TIN TRÊN BÁO ĐIỆN TỬ

Chiều và tối ngày 09/12/2017, trên một số báo điện tử và đài truyền hình có đưa tin Cơ quan An ninh điều tra – Bộ Công an đã tiến hành khởi tố bị can về tội “Cố ý làm trái quy định Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng” quy định tại Điều 165 Bộ luật Hình sự đối với ông Phùng Đình Thực và ông Đỗ Văn Hậu – nguyên Tổng Giám đốc Tập đoàn Dầu khí Việt Nam qua các thời kỳ. Sau đó, Cơ quan An ninh điều tra – Bộ Công an xác nhận các thông tin nêu trên là không đúng sự thật; đề nghị kiểm tra, xử lý những cá nhân đã đưa tin không đúng sự thật. Ngay sau đó là một loạt các trang báo điện tử đăng tải thông tin cải chính.

CHUYỆN CẢI CHÍNH THÔNG TIN TRÊN BÁO ĐIỆN TỬ

Mặc dù đã có những quy định về cải chính trên báo chí, cụ thể: Tại Mục 4, Điều 42 về cải chính trên báo chí của Luật Báo chí số 103/2016/QH13 ngày 05/04/2016 (có hiệu lực từ 01/01/2017) quy định “Khi đăng, phát thông tin cải chính, xin lỗi, cơ quan báo chí phải thể hiện đầy đủ các nội dung sau đây: Tiêu đề: “Thông tin cải chính, xin lỗi”; Tên tác phẩm báo chí, tên chuyên Mục, số báo, ngày, tháng, năm đã đăng, phát phải cải chính; Những thông tin sai sự thật, xuyên tạc, vu khống, xúc phạm uy tín của cơ quan, tổ chức, danh dự, nhân phẩm của cá nhân đã đăng, phát trong tác phẩm báo chí và nội dung thông tin được cải chính”. Tuy nhiên có vẻ như rất nhiều trang báo điện tử lại chưa thực hiện chính xác những điều đã được quy định theo Luật Báo chí, thay vào đó họ làm thật nhanh, thật gọn, thật ngắn. Mà theo quy định tại Điều 10 về vi phạm quy định về cải chính trên báo chí – Nghị định số 159/2013/NĐ-CP ngày 12/11/2013 của Chính phủ quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực báo chí, xuất bản thì:

“1. Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 200.000 đồng đến 500.000 đồng đối với hành vi thực hiện cải chính không đúng quy định về vị trí, diện tích, thời lượng, cỡ chữ.

  1. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với hành vi cải chính không đúng thời gian quy định.
  2. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
  3. a) Không cải chính theo quy định;
  4. b) Không đăng, phát nội dung kết luận của cơ quan nhà nước có thẩm quyền về nội dung thông tin đã đăng, phát sai sự thật trên báo chí.”

Có lẽ hình thức xử lý quá nhẹ khi có thông tin cải chính các báo đăng tin cải chính với những mẫu tin ngắn gọn như vậy!!!

CHUYỆN CẢI CHÍNH THÔNG TIN TRÊN BÁO ĐIỆN TỬCHUYỆN CẢI CHÍNH THÔNG TIN TRÊN BÁO ĐIỆN TỬCHUYỆN CẢI CHÍNH THÔNG TIN TRÊN BÁO ĐIỆN TỬ

Điều 42 – Luật Báo chí 2016 quy định:

  1. Cơ quan báo chí thông tin sai sự thật, xuyên tạc, vu khống, xúc phạm uy tín của cơ quan, tổ chức, danh dự, nhân phẩm của cá nhân thì phải đăng, phát lời cải chính, xin lỗi trên báo chí và thông báo cho cơ quan, tổ chức, cá nhân đó. Đối với báo chí điện tử, ngoài việc đăng, phát lời cải chính, xin lỗi còn phải gỡ bỏ ngay thông tin sai sự thật đã đăng, phát nhưng phải lưu giữ nội dung thông tin trên máy chủ để phục vụ công tác thanh tra, kiểm tra theo quy định tại Điểm d Khoản 1 Điều 52 của Luật này.
  2. Khi có văn bản kết luận của cơ quan nhà nước có thẩm quyền về vụ việc mà báo chí đã đăng, phát là sai sự thật, xuyên tạc, vu khống, xúc phạm uy tín của cơ quan, tổ chức, danh dự, nhân phẩm của cá nhân thì cơ quan báo chí phải đăng, phát phần nội dung kết luận đó và nội dung cải chính, xin lỗi của cơ quan báo chí, của tác giả tác phẩm báo chí. Lời xin lỗi của cơ quan báo chí, tác giả tác phẩm báo chí được đăng, phát liền sau nội dung thông tin cải chính.
  1. Việc đăng, phát thông tin cải chính, xin lỗi của cơ quan báo chí, của tác giả tác phẩm phải thực hiện theo quy định sau đây:
  2. a) Đăng, phát tại trang hai đối với báo in, trang cuối đối với tạp chí in, chuyên Mục riêng tại trang chủ đối với báo điện tử với cùng một kiểu chữ, cỡ chữ mà báo chí đã đăng, phát thông tin;
  3. b) Đăng, phát đúng chuyên Mục, giờ phát sóng, số lần phát sóng đối với báo nói, báo hình mà báo chí đã đăng, phát thông tin.
  4. Khi đăng, phát thông tin cải chính, xin lỗi, cơ quan báo chí phải thể hiện đầy đủ các nội dung sau đây:
  5. a) Tiêu đề: “Thông tin cải chính, xin lỗi”;
  6. b) Tên tác phẩm báo chí, tên chuyên Mục, số báo, ngày, tháng, năm đã đăng, phát phải cải chính;
  7. c) Những thông tin sai sự thật, xuyên tạc, vu khống, xúc phạm uy tín của cơ quan, tổ chức, danh dự, nhân phẩm của cá nhân đã đăng, phát trong tác phẩm báo chí và nội dung thông tin được cải chính.
  8. Thời Điểm đăng, phát cải chính, xin lỗi được quy định như sau:
  9. a) Việc đăng, phát cải chính, xin lỗi của báo điện tử được thực hiện ngay khi nhận được văn bản kết luận hoặc tự phát hiện vi phạm; thông tin cải chính, xin lỗi phải được lưu giữ trên báo ít nhất là 07 ngày kể từ ngày đăng, phát cải chính, xin lỗi;
  10. b) Việc đăng, phát cải chính, xin lỗi trên báo in, báo nói, báo hình phải được thực hiện trong thời hạn 02 ngày đối với báo ngày, báo nói, báo hình; trong số ra gần nhất đối với báo tuần, tạp chí, tính từ ngày cơ quan báo chí nhận được văn bản kết luận hoặc tự phát hiện vi phạm. Đối với tạp chí xuất bản trên 30 ngày một kỳ thì phải có văn bản trả lời ngay cho cơ quan, tổ chức, cá nhân và phải đăng trong số ra gần nhất;
  11. c) Cơ quan báo chí, trang thông tin điện tử tổng hợp đã đăng, phát thông tin của cơ quan báo chí khác có nội dung phải cải chính, xin lỗi cũng phải thực hiện đăng lại nội dung cải chính, xin lỗi của cơ quan báo chí vi phạm. Cơ quan báo chí đã đăng, phát nội dung thông tin vi phạm, sau khi thực hiện cải chính, xin lỗi phải có trách nhiệm thông báo cho các cơ quan báo chí và trang thông tin điện tử tổng hợp có thỏa thuận về việc sử dụng tin, bài của báo mình để thực hiện việc đăng lại lời cải chính, xin lỗi

Related Articles

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here

Stay Connected

863FansLike
44FollowersFollow
0SubscribersSubscribe

BÀI MỚI

Xem nhiều

Phản biện - Luận bàn

ĐỐI TƯỢNG