Dưới xu hướng “Cuồng tây”, trong thời gian gần đây đã xuất hiện một số luận thuyết như “nhân quyền cao hơn chủ quyền”, hay “nhân quyền toàn cầu”, “nhân quyền không biên giới”…. nó đã gieo rắc vào ý thức hệ của một bộ phận không nhỏ quần chúng nhân dân và được không ít các thành phần phản động trong và ngoài nước dùng làm “kim chỉ nam” để hoạt động chống phá đất nước. Nhân ngày Quốc tế nhân quyền (10/12) tôi xin nói thẳng: làm gì có chuyện “Nhân quyền” cao hơn “Chủ quyền”, chẳng qua là do chúng đánh tráo khái khái niệm, gây nhầm lẫn mà thôi. Thực ra luận thuyết trên chỉ là một hình thức biến tướng của chủ nghĩa thực dân kiểu mới, chúng sử dụng nó làm chiêu bài để can thiệp trắng trợn vào nội bộ các nước có chủ quyền từ đó nhằm thay đổi thể chế chính trị theo hướng có lợi cho chúng hoặc chiếm đoạt các tài nguyên và lợi ích kinh tế của các nước khác mà thôi.
Để làm rõ điều đó,trước hết chúng ta phải hiểu “Nhân quyền” (hay quyền con người) là những quyền tự nhiên của con người và không bị tước bỏ bởi bất cứ ai và bất cứ chính thể nào. Các quyền không thể tước bỏ bao gồm quyền được sống, quyền tự do (các quyền tự do ngôn luận và thể hiện, quyền tự do tín ngưỡng và nhận thức, quyền tự do), quyền mưu cầu hạnh phúc và quyền được bảo vệ bình đẳng trước pháp luật….. Về lý thuyết là vậy, tuy nhiên, Quyền con người phải là thành quả của các cuộc đấu tranh: đấu tranh giai cấp, chống áp bức, bóc lột; đấu tranh giành độc lập dân tộc và đấu tranh chống lại sự suy thoái về đạo đức, lối sống, hướng đến sự hoàn thiện phẩm giá con người… chứ không phải là do ai ban tặng mà có.
Còn “Chủ quyền” của một quốc gia gồm 2 nội dung: quyền tối cao của quốc gia trong phạm vi lãnh thổ của mình và quyền độc lập của quốc gia trong quan hệ quốc tế: (1) Trong phạm vi lãnh thổ của mình, quốc gia có quyền tối cao về lập pháp, hành pháp và tư pháp. Mọi vấn đề chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội của quốc gia phải do quốc gia đó quyết định, các quốc gia khác, cũng như các tổ chức quốc tế không có quyền can thiệp, mọi tổ chức, cá nhân cư trú trên lãnh thổ của quốc gia đó phải tuân thủ pháp luật của quốc gia nếu điều ước quốc tế mà quốc gia đã ký kết không có quy định khác. (2) Trong quan hệ quốc tế quốc gia đó có quyền tự quyết định mọi vấn đề đối nội và đối ngoại của mình, các quốc gia khác không có quyền can thiệp hoặc áp đặt; không có một thế lực nào, cơ quan nào đứng trên quốc gia, có quyền đặt ra pháp luật và bắt buộc quốc gia phải thực hiện (Khi mất chủ quyền thì hai nội dung đó cũng chẳng còn).
Quan hệ nhân quyền là quan hệ về cá nhân, còn quan hệ chủ quyền quốc gia là quan hệ cộng đồng các cá nhân trong quốc gia đó. Hai mối quan hệ cơ bản của con người là nhân quyền và chủ quyền quốc gia không cùng một bậc, không cùng một tuyến tiếp cận, và do đó, không thể đem so sánh cái này cao hoặc thấp hơn cái kia. Việc quy chủ quyền quốc gia về cùng một bậc với nhân quyền, rồi coi “nhân quyền” cao hơn “chủ quyền” là một việc làm phản khoa học và thiếu tính thuyết phục. Đó là một sự đánh tráo khái niệm rất thô thiển, trắng trợn nhằm thực hiện ý đồ chính trị xấu.
Thời đại mà chúng ta đang sống có hơn 200 quốc gia và vùng lãnh thổ, hàng nghìn dân tộc khác nhau, theo những tôn giáo khác nhau và có truyền thống văn hóa khác nhau, có ranh giới rõ ràng…. Tuy nhiên, muốn có “Nhân quyền” trước hết chúng ta phải thực sự có “Chủ quyền”, “Nhân quyền” phải dựa trên các điều kiện kinh tế, xã hội của mỗi quốc gia chứ không phải là phụ thuộc vào sự áp đặt của “nước lớn” dành cho “nước bé”; nếu chủ quyền của một quốc gia, dân tộc bị xâm phạm, bị chà đạp, thì nhân quyền của quốc gia, dân tộc cũng chẳng bao giờ được đảm bảo cả. Để minh chứng cho vấn đề này chúng ta hãy quay về thời kỳ “Pháp thuộc” để thấy được sự khốn cùng khi mất đi chủ quyền, con người phải sống cảnh nô lệ, chết đói, chết rét…. Vậy lúc đó ai sẽ thực hiện và đòi “Nhân quyền” cho chúng ta????? (Không có ai ngoài những người cộng sản). Thế mà bây giờ khi đất nước đã hòa bình, hệ thống pháp luật đã cơ bản hoàn thiện thì vẫn còn một số đối tượng chống đối không hiểu hoặc cố tình không hiểu vẫn tiếp tục đòi cái gọi là “nhân quyền không biên giới” (như sự việc gần đây nhất là mấy ông Linh mục chạy sang tận nước Úc để điều trần về nhân quyền tại Việt Nam, không hiểu là các ông đang nghĩ gì trong đầu, Tôi xin phép được nói thẳng “Điều cái lờ”, liên quan gì tới nhau mà điều với chả trần), đúng là ngán ngẩm!
Theo Thường dân