Friday, November 22, 2024

Sự thật về “sư oan” Thích Đàm Thoa: kêu oan hay lợi dụng Phật giáo để sân si và trục lợi cá nhân?

Trong những ngày Thủ đô Hà Nội đang siết chặt các biện pháp đảm bảo giãn cách xã hội theo Chỉ thị 16 của Chính phủ và Chỉ thị 17 của UBND Thành phố, thường xuyên xuất hiện một phụ nữ mặc trang phục màu nâu của người tu hành ngang nhiên đi lại, mang theo máy điện thoại để ghi hình mọi lúc, mọi nơi bất chấp sự nhắc nhở của các lực lượng chức năng. Người phụ nữ này tự xưng là “sư oan” Thích Đàm Thoa, hàng ngày đi hỗ trợ “dân oan” tại Hà Nội và “làm đơn khiếu kiện cho mình và hộ những người dân oan đi khiếu kiện!??”

Sự thật về Sự thật về

Sự thật về Sự thật về

Qua tìm hiểu, chúng tôi được biết Thích Đàm Thoa tên thật là Lý Thị Hà, sinh ngày 17/8/1969, Quê quán: An Xá, Toàn Thắng, Kim Động, Hưng Yên. Với bản tính lười lao động, năm 1991, Lý Thị Hà xuất gia (đi tu) và sau thời gian lạy lục nhiều nơi, Hà được sư trụ trì chùa Hang, Đồng Hỷ, Thái Nguyên mở lòng từ bi nhận làm đệ tử. Tuy vậy, trong thời gian ở chùa Hang, Hà không chịu tu hành, thường xuyên có những hoạt động mê tín, dị đoan, đi ngược lại với giáo lý, giáo luật của Phật giáo. Khi được răn dạy, Hà không những không chịu sám hối mà còn kiếm cớ gây sự, cãi nhau với cả thầy. Đến đầu năm 1992, Lý Thị Hà bị sư trụ trì chùa Hang và chính quyền địa phương trục xuất ra khỏi chùa. Tháng 02/1992, Hà đến xin tu hành tại chùa Đại Từ, Đại Kim, Hoàng Mai, Hà Nội. Tuy vậy, với bản tính của mình, từ tháng 02/1992 đến tháng 6/1992, Hà thường xuyên gây mâu thuẫn với cả sư thầy Thích Đàm Trung (trụ trì chùa Đại Từ) và phật tử địa phương. Đến cuối tháng 6/1992, sư thầy Thích Đàm Trung phải thuê ô tô để đưa Lý Thị Hà về giao lại cho gia đình.

Sau hai lần bị thầy đuổi, Lý Thị Hà vẫn kiên nhẫn tiếp tục khăn gói đến chùa Nguyệt Nham, xã Tân Liễu, huyện Yên Dũng, tỉnh Bắc Giang xin tu tập. Tại đây, Lý Thị Hà được sư Thích Đàm Ý nhận làm đệ tử, cho thụ giới Sa Di, lấy pháp danh là Thích Đàm Thoa. Thích Đàm Thoa được thầy cử đến trông nom, chăm lo công tác phật sự tại chùa Ảm, xã Tiền Phong, huyện Yên Dũng. Là người chăm lo tâm linh, tín ngưỡng cho nhân dân nhưng Thích Đàm Thoa lại tiếp tục thường xuyên vi phạm các chính sách, pháp luật, các quy định của địa phương: tự ý dỡ nhà kho của Hợp tác xã để làm công trình phụ cho chùa, bán đất của nhà chùa, hoạt động mê tín dị đoan. Vì vậy chính quyền địa phương đã trục xuất khỏi chùa và trả về chùa Nguyệt Nham, Tân Liễu, Yên Dũng giao cho sư thầy nuôi dạy quản lý.

Về chùa Nguyệt Nham ở với thầy, Thích Đàm Thoa rắp tâm đuổi thầy ra khỏi chùa. Và với nhiều mưu kế bày ra, cuối cùng vào tháng 3/2004, sư Thích Đàm Thoa đã “đuổi” được thầy mình ra khỏi chùa Nguyệt Nham khiến toàn thể nhân dân thôn Liễu Nham phẫn nộ. Ngày 28/3/2004, toàn thể nhân dân thôn Liễu Nham họp ra nghị quyết không chấp nhận cho sư Đàm Thoa trụ trì chùa Nguyệt Nham, đề nghị UBND xã và cấp có thẩm quyền trục xuất Đàm Thoa ra khỏi chùa.

Đến năm 2008, Thích Đàm Thoa về Bắc Giang và bằng nhiều thủ đoạn, Đàm Thoa lại được làm trụ trì chùa Non Đào, xã Hợp Đức, huyện Tân Yên, tỉnh Bắc Giang. Ngựa quen đường cũ, Thích Đàm Thoa tiếp tục có những hoạt động sai phạm: tự ý thuê người san lấp vườn chùa, chặt bỏ một số cây cổ thụ, xây tường rào bao quanh và dãy công trình phụ để chăn nuôi, tự ý đào ao ngay trước sân chùa, quy hoạch lại toàn bộ vườn chùa làm khu chăn nuôi gây mất vệ sinh, ô nhiễm môi trường nơi thờ tự, khu vực xung quanh gây bức xúc, phản ứng trong nhân dân. Nhân dân và phật tử chùa Non Đào đã nhiều lần tập trung tại chùa yêu cầu sư Thích Đàm Thoa rời khỏi chùa. Hội người cao tuổi thôn Tiến Sơn đã làm đơn với hơn 100 chữ ký gửi các cấp chính quyền đề nghị thuyên chuyển sư Thích Đàm Thoa ra khỏi chùa Non Đào.

Trong những năm gần đây, chẳng thể nương bóng cửa phật, mang danh sư hổ mang nên đi đâu cũng bị xua đuổi, chẳng có nơi nào làm chốn dung thân nên Thích Đàm Thoa đã phải tìm đến “khiếu kiện” như một “nghề nghiệp mới” của mình. Lợi dụng danh nghĩa người tu hành, Thích Đàm Thoa lân la tìm hiểu, làm quen “giới dân chủ Hà Nội”, với mác “sư oan”, ả có mặt trong mọi hoạt động chống đối cùng với số “dân chủ cuội” để khuyếch trương thanh thế. Không chỉ vậy, Thích Đàm Thoa còn ra sức lu loa sẽ đấu tranh cho “dân chủ, nhân quyền” của Việt Nam, cùng với đó là dùng xảo ngôn để chửi bới chính quyền, xuyên tạc, bôi nhọ lãnh đạo Đảng, Nhà nước. Vận dụng mọi cơ hội, ả tự xưng là “người đại diện cho Phật giáo Việt Nam” để tiếp xúc với Đại sứ Hoa Kỳ phụ trách vấn đề tự do nhân quyền trong tôn giáo và nói xấu chính đất nước mình sinh ra và lớn lên, chính tôn giáo mà mình đang tu hành. Đánh đổi vào đó, thời gian đầu, Thích Đàm Thoa được một vài hội nhóm chống đối trong nước và bọn phản động bên ngoài chu cấp cho tiền sinh hoạt. Tuy vậy, với bản chất tham lam, vô độ, ả sư hổ mang này đã nhanh chóng “tự tay vả mặt” khi đi tranh giành quyền lợi với số khiếu kiện trục lợi khác như Đoàn Thanh Giang, Trương Thị Quý…, dù tìm mọi cách để hạ uy tín số này với mong muốn nhận được nhiều tiền “tài trợ” hơn nhưng Thích Đàm Thoa đã bị chính những kẻ từng tung hê mình tẩy chay, phỉ nhổ do đạo đức suy đồi.

Những ngày Thủ đô đang gồng mình chống dịch Covid-19, Thích Đàm Thoa bất chấp an toàn của cộng đồng lại lê lết bám víu vào số dân oan, ngày ngày lấy cớ hỗ trợ để lợi dụng số này với hy vọng sẽ được chú ý trở lại, để lại được nhận những đồng tiền tài trợ dơ dáy từ những kẻ chống phá bên ngoài. Tuy vậy, đối với những trường hợp trơ tráo như Thích Đàm Thoa, thật khó lòng để cho bè lũ chuyên đi lợi dụng mong chờ ả có thể làm lên “việc lớn” mà chi tiền.

Thiết nghĩ, với triết lý của nhà Phật, một người  như Thích Đàm Thoa có lẽ là một cái nghiệp, và nghiệp chướng nếu không tu tập thì sẽ lại tạo thành nghiệp chướng. Cho dù Phật thì luôn từ bi, hỷ sả nhưng người tu hành thì đạo đức phải đi đầu, không ham sân si, không dối trá, vậy nên để Thích Đàm Thoa tiếp tục mang danh người tu hành, thật đúng là điều khó chấp nhận. Từ bao đời nay, “Sống phúc âm giữa lòng dân tộc” luôn là truyền thống quý báu của Phật giáo Việt Nam. Buồn thay, Thích Đàm Thoa như cái gai đâm vào trái tim nhà Phật, những kẻ đang còn huyễn hoặc đi theo, tin theo ả sư hổ mang này, hãy sáng mắt, xét chiếu lại đi!!

[Nhị Hà]

Nguồn: Loa phường

Theo: Hội Cờ đỏ

Related Articles

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here

Stay Connected

863FansLike
44FollowersFollow
0SubscribersSubscribe

BÀI MỚI

Xem nhiều

Phản biện - Luận bàn

ĐỐI TƯỢNG