Mưu đồ ‘thoát Trung’ nằm trong chuỗi các hoạt động mà thế lực thù địch, hận thù, bất mãn,… đã sử dụng ‘thông thạo’ thời gian trước khi có dịch và từ khi bùng phát dịch, nhất là khi Trung Quốc phê chuẩn khẩn cấp Vaccine Vero Cell thì các đối tượng này không bỏ lỡ cơ hội để kích động chống phá…
Mưu đồ tung tin hòng tẩy chay vaccine Vero Cell
Trước khi có đại dịch covid-19 xảy ra, các đối tượng thù địch vẫn sử dụng công cụ mạng xã hội để loan tải những hình ảnh, video cắt ghép hòng tạo dựng dư luận bài trừ, tẩy chay hàng hóa Trung Quốc và cao hơn là kích động người dân ‘căm thù’ Trung Quốc thông qua những thông tin sai lệch, xuyên tạc, vu cáo về lịch sử chiến tranh hay vấn đề biển, đảo…. Điều này cho thấy, mưu đồ ‘thoát Trung’ hòng kích động người dân ‘chống lại Nhà nước’ nếu không ‘chống lại Trung Quốc’ và tạo cớ ‘gây mất đoàn kết’ trong quan hệ ngoại giao giữa Việt Nam và Trung Quốc.
Không nằm ngoài mưu đồ ‘thoát Trung’, vaccine mang nhãn hiệu Trung Quốc cũng nằm trong ‘kịch bản’ như với các loại hàng hóa, vấn đề biển, đảo để các đối tượng chống phá, cơ hội chính trị, hận thù chớp thời cơ tạo dựng thông tin xuyên tạc khiến người dân cảm thấy ‘bất an’ về Vero Cell của Trung Quốc.
Theo đó, trên không gian mạng chúng tập trung loan tải một lượng lớn các bài viết tập trung vào các thông tin thêu dệt về vaccine Vero Cell hòng làm cho người dân Việt Nam từ nhận thức không hiệu quả đến cảm thấy bất an khi được sử dụng loại vaccine Vero Cell. Các thông tin này không chỉ được loan tải trên mạng xã hội mà một số trang tin như RFA, BBC, VOA,… cũng ‘tiếp tay’ để tuyên truyền cho những kẻ chống phá thực hiện mưu đồ ‘thoát Trung’ thông qua việc tẩy chay vaccine Vero Cell.
Có thể thấy, rất nhiều người dân Việt Nam dù có trình độ hay không có trình độ đều bị luồng thông tin do thế lực thù địch đưa ra ‘cảm hóa’ làm thay đổi nhận thức dẫn đến đều có quan niệm ‘quyết không tiêm vaccine Vero Cell’.
BBC ‘tạo hiệu ứng’ cho những thông tin xuyên tạc mà thế lực thù địch sử dụng
Sự thật về vaccine Vero Cell
Theo tờ New York Times, vaccine CoronaVac của Sinovac được Trung Quốc cấp phép ngày 6/2/2021 và được Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) cấp phép từ ngày 1/6/2021. Đến nay vaccine này đã được 38 quốc gia trên thế giới cấp phép và đưa vào tiêm chủng. Vaccine Vero Cell của Sinopharm được Trung Quốc phê duyệt ngày 30/12/2020, WHO phê duyệt ngày 7/5/2021, và đã được 51 quốc gia cấp phép và tiến hành tiêm chủng,
Với tổng cộng hơn 1,65 tỉ liều đã dùng tại Trung Quốc và hơn 500 triệu liều được cấp hỗ trợ, xuất khẩu đến trên 110 quốc gia và vùng lãnh thổ trong nửa đầu năm nay, hai loại vaccine của Trung Quốc nằm trong số những vaccine COVID-19 được sử dụng rộng rãi nhất trên toàn cầu tới thời điểm này.
Các nhà khoa học khẳng định, ngay cả với các vaccine có hiệu quả thấp hơn (so với các vaccine công nghệ mRNA) như Sinopharm và Sinovac của Trung Quốc, việc tiêm chủng vẫn mang lại lợi ích bảo vệ tốt hơn so với việc không tiêm chủng, nhất là với những người có bệnh nền hoặc nguy cơ tử vong do COVID-19 cao.
Một lý do quan trọng là việc tiêm vaccine Sinovac và Sinopharm có hiệu quả rất cao trong ngăn ngừa người nhiễm bị bệnh nặng, phải nhập viện và giảm nguy cơ tử vong.
Thiệu Nhất Minh, nhà nghiên cứu tại Trung tâm Kiểm soát Dịch bệnh (CDC) Trung Quốc, đã rút ra kết luận về hiệu quả vaccine rằng vaccine sẽ giúp cho một người dù nhiễm virus, có thể lây bệnh nhưng thường sẽ không có triệu chứng và không diễn biến trở nặng. “Trọng tâm của việc tiêm chủng ở Trung Quốc là ngăn mọi người phát triển thành triệu chứng (tức bệnh nặng) chứ không phải là tiêm chủng để ngăn mọi người nhiễm bệnh”, ông Thiệu Nhất Minh nói.
Chính từ điều đó và trước diễn biến phức tạp của tình hình dịch bệnh covid-19 với biến thể Delta, ngày hôm qua (10/8) Thứ trưởng Bộ Y tế Trương Quốc Cường đã ký văn bản gửi UBND TP.HCM về việc sử dụng vắc xin Vero Cell. Theo đó, căn cứ theo quy định của bộ trưởng Bộ Y tế phê duyệt có điều kiện vắc xin cho nhu cầu cấp bách trong phòng, chống dịch COVID-19 và trên cơ sở đề nghị nhập khẩu vắc xin COVID-19 của Công ty TNHH một thành viên Dược Sài Gòn, Bộ Y tế (Cục Quản lý dược) đã đồng ý để Công ty TNHH một thành viên Dược Sài Gòn nhập khẩu 5 triệu liều vắc xin COVID-19 Vero Cell, Inactivated (tên khác là SARS-CoV-2 Vaccine (Vero Cell), Inactivated).Ngày 31-7, Công ty TNHH một thành viên Dược Sài Gòn đã tiến hành thủ tục nhập khẩu thông quan tại sân bay quốc tế Tân Sơn Nhất và tiếp nhận 4 lô vắc xin với tổng số lượng 1 triệu liều (cơ sở sản xuất Beijing Institute of Biological Products Co., Ltd – Trung Quốc), bảo quản tại kho của công ty. Các lô vắc xin này đã được Viện Kiểm định quốc gia vắc xin và sinh phẩm y tế tiến hành kiểm định chất lượng và cấp các giấy chứng nhận xuất xưởng vắc xin, sinh phẩm y tế số 11421/VXVR – TT, 11521/VXVR – TT, 11621/VXVR – TT, 11721/VXVR – TT ngày 4-8 (được gửi kèm theo công văn). Do đó, các lô vắc xin nhập khẩu này đủ điều kiện để đưa ra sử dụng.
Trước đó, 500 nghìn liều vaccine Vero Cell do Trung Quốc tài trợ Việt Nam đã được tổ chức tiêm an toàn cho nhóm đối tượng được xác định ưu tiên tiêm cho đến nay có kết quả tốt trong phòng mắc covid-19 và ngăn ngừa trở nặng nếu bị nhiễm chủng mới Delta.
Mới đây, ngày 10/8 P.HCM đã tiêm vắc xin Vero Cell dựa trên văn bản đề xuất của các đơn vị, trong đó có Tập đoàn FPT. Vắc xin này được Bộ Y tế phân bổ cho TP.HCM vào ngày 6-7 với 19.000 liều.
Như vậy, có thể khẳng định rằng chiêu bài chống phá của các đối tượng thù địch rất nguy hiểm và nếu như chúng ta không thực sự tỉnh táo nhìn nhận, kiểm chứng, đánh giá thông tin thì không những có nhận thức lệch lạc, hành vi sai trái mà có thể còn bị vướng vào vòng lao lý. Một ví dụ mới đây cho thấy, đối tượng mang tên tài khoản facebook ‘Trần Khoa’ đã lấy đi nhiều nước mắt người đọc chỉ vì không kiểm chứng, kiềm chế cảm xúc trước thông tin thêu dệt và khi biết được rằng các đối tượng này ‘dựng chuyện’ để lừa đảo hoặc thậm chí chống phá thì lúc đó những người ‘khóc hết nước mắt’, thậm chí ‘mất tiền’ mới ‘ngộ ra rằng’ thông tin trên mạng xã hội thường bị ‘lái’ theo chủ đích của những kẻ tạo dựng thông tin. Đối với vaccine Vero Cell cũng vậy được các chuyên gia quốc tế đánh giá cao về khả năng sinh miễn dịch, ngăn trở nặng và phòng ngừa nhiễm covid-19 nhưng vẫn bị các đối tượng chống phá sử dụng chiêu trò ‘dựng tin’ đã làm cho không ít người đến nay vẫn hoài nghi về hiệu quả của vaccine này. Những người tiêm đợt đầu và mới đây nhân viên công ty FPT đã tiêm (tiêm vào ngày 10/7) sẽ là những bằng chứng quan trọng nhất để khẳng định rằng những thông tin tạo dựng trên mạng nằm trong chuỗi thông tin mà các thế lực thù địch thực hiện trong mưu đồ ‘thoát Trung’.
Thanh Cảnh-Thành Nam
Nguồn: Đấu trường Dân chủ
Theo: Hội Cờ đỏ