Saturday, November 23, 2024

Tập trung phát triển nhà ở cho phân khúc thu nhập thấp, thu nhập trung bình

Thủ tướng Phạm Minh Chính giao Bộ Xây dựng tập trung xây dựng và thực hiện Chiến lược Nhà ở quốc gia trong giai đoạn mới dựa trên quy hoạch phát triển kinh tế-xã hội của đất nước, của vùng, của khu vực, gắn với thực hiện công bằng và tiến bộ xã hội.

Tập trung phát triển nhà ở cho phân khúc thu nhập thấp, thu nhập trung bình
Thủ tướng Phạm Minh Chính phát biểu kết luận cuộc làm việc với Bộ Xây dựng. Ảnh: VGP/Nhật Bắc

Tập trung chỉ đạo 3 nhiệm vụ trọng tâm, ưu tiên trong thời gian tới

Văn phòng Chính phủ vừa có Thông báo số 139/TB-VPCP kết luận của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính tại cuộc làm việc về tình hình, kết quả công việc của Bộ Xây dựng, những nội dung cấp bách cần giải quyết và kiến nghị, đề xuất.

Về nhiệm vụ, giải pháp trong thời gian tới, Thủ tướng Chính phủ đề nghị Bộ Xây dựng tập trung chỉ đạo 3 nhiệm vụ trọng tâm, ưu tiên trong thời gian tới. Theo đó, tiếp tục rà soát việc xây dựng và hoàn thiện thể chế pháp luật để tăng cường công tác quản lý nhà nước đồng thời tạo môi trường thuận lợi, thông thoáng, phân cấp mạnh hơn nữa cho địa phương.

Nhiệm vụ thứ hai là tập trung cho công tác quản lý phát triển đô thị.

Nhiệm vụ thứ ba là đẩy mạnh công tác quản lý phát triển nhà ở, thị trường bất động sản; nhất là tập trung phát triển nhà ở xã hội, nhà cho phân khúc thu nhập thấp, thu nhập trung bình. Xây dựng cơ chế chính sách phù hợp để thực hiện cải tạo, xây dựng lại chung cư cũ, tăng cường quản lý đảm bảo thị trường bất động sản phát triển ổn định, bền vững.

Phải có tư duy phương pháp luận và cách tiếp cận vấn đề theo tình hình thực tiễn mới, trước hết phải thay đổi nhận thức để nâng tầm tư duy và có phương pháp luận có cách tiếp cận mới, phù hợp với điều kiện mới trong việc rà soát vướng mắc đối với những vấn đề tồn đọng nhiều năm chưa được giải quyết.

Khắc phục bằng được chất lượng và tiến độ lập quy hoạch xây dựng

Coi trọng và ưu tiên công tác quản lý quy hoạch xây dựng, quản lý kiến trúc, phải thay đổi tư duy, nhận thức đối với cả hệ thống quản lý hành chính Nhà nước các cấp. Công tác chỉ đạo quy hoạch xây dựng phải là chủ động của Nhà nước, quy hoạch xây dựng cần có tầm nhìn dài hạn, bài bản. Khắc phục bằng được chất lượng và tiến độ lập quy hoạch xây dựng; chồng chéo, điều chỉnh quy hoạch tùy tiện.

Các bộ, ngành, người đứng đầu ở các địa phương phải ưu tiên, tăng cường về lãnh đạo, chỉ đạo, tổ chức thực hiện công tác quy hoạch xây dựng, ưu tiên bố trí, huy động đủ kinh phí để thực hiện hiệu quả quy hoạch.

Ưu tiên, tập trung công tác quản lý phát triển đô thị để trở thành động lực và là một ngành kinh tế quan trọng. Phải ưu tiên xây dựng thể chế, cơ chế, chính sách để phát triển đô thị, tạo nguồn lực từ đô thị để tái đầu tư phát triển đô thị, xây dựng và quản lý phát triển đô thị đồng bộ, hoàn chỉnh, có chiến lược lâu dài, bao gồm cả gắn kết đồng bộ hạ tầng đô thị và nông thôn.

Bộ Xây dựng tập trung xây dựng và thực hiện Chiến lược Nhà ở quốc gia trong giai đoạn mới dựa trên quy hoạch phát triển kinh tế-xã hội của đất nước, của vùng, của khu vực, gắn với thực hiện công bằng và tiến bộ xã hội.

Chiến lược nhà ở quốc gia phải gắn với phát triển nhà ở xã hội hài hòa, hợp lý; tập trung nghiên cứu và đề xuất cơ chế mua và thuê mua nhà ở; ai làm tốt nhất thì phân cấp giao quyền; coi trọng hơn nữa đối với người có thu nhập thấp, thu nhập trung bình và nhất là người yếu thế trong xã hội. Tập trung phát triển nhà ở và điều tiết bằng quản lý nhà nước thông qua cơ chế, chính sách, trong đó phải đổi mới mạnh mẽ cơ chế thuế đối với việc đầu cơ bất động sản.

Thông báo cũng nêu rõ, thực hiện hiệu quả huy động nguồn lực xây dựng theo phương thức hợp tác công tư, bảo đảm được nguồn lực và công bằng xã hội; cần khẩn trương rà soát và hoàn thiện chính sách hợp tác công tư theo 3 hình thức: Đầu tư tư, sử dụng công; đầu tư công, quản trị tư; đầu tư công và quản lý tư. Hợp tác công tư phải gắn với thực tiễn, linh hoạt, bảo đảm hiệu quả.

Phạm Đông

Theo: Cánh cò

Related Articles

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here

Stay Connected

863FansLike
44FollowersFollow
0SubscribersSubscribe

BÀI MỚI

Xem nhiều

Phản biện - Luận bàn

ĐỐI TƯỢNG