Lâu nay, người dân Việt Nam thường nghe các đài BBC, VOA, RFA hay một số tổ chức nhân quyền quốc tế, vài nhóm tự nhận “tổ chức xã hội dân sự độc lập” mỗi khi tới phiên Việt Nam thực hiện điều trần và đối thoại với các quốc gia thành viên Liên hợp quốc về việc thúc đẩy quyền con người tại Việt Nam là họ lại đưa ra nhiều báo cáo, luận điệu xuyên tạc Việt Nam vi phạm dân chủ, nhân quyền, thực hiện các cuộc tiếp xúc, vận động các phái đoàn Mỹ, phương Tây tại LHQ, thậm chí mò sang tận Quốc hội, ủy ban nhân quyền các nước này để vận động họ lên án, can thiệp vào vấn đề nhân quyền Việt Nam. Nổi bật là tổ chức VOICE năm 2014, 2017 đều cử đại diện đến vận động rầm rộ tại diễn đàn của phiên kiểm điểm Việt Nam tại trụ sở Liên Hợp quốc.
UPR là một cơ chế của Hội đồng Nhân quyền LHQ được thiết lập theo Nghị quyết 60/251 ngày 3-4-2006, trong đó có việc rà soát, đánh giá kết quả thực hiện các nghĩa vụ và cam kết của 192 quốc gia thành viên LHQ đối với việc bảo đảm quyền con người theo Hiến chương LHQ, Tuyên ngôn Nhân quyền quốc tế và các cơ chế nhân quyền khác mà quốc gia đó là thành viên. UPR tiến hành theo chu kỳ bốn năm, dựa trên nguyên tắc bình đẳng giữa các quốc gia, căn cứ vào những thông tin khách quan, tin cậy, toàn diện, có tính đến trình độ phát triển và đặc thù của mỗi nước… Mục tiêu của UPR là cải thiện tình trạng nhân quyền, thúc đẩy thực hiện các nghĩa vụ và cam kết bảo đảm quyền con người, nâng cao năng lực, hỗ trợ kỹ thuật, chia sẻ kinh nghiệm giữa các quốc gia.
UPR được tiến hành trên cơ sở ba tài liệu gồm: báo cáo do quốc gia trong diện kiểm điểm tự chuẩn bị; tài liệu do Văn phòng Cao ủy nhân quyền LHQ chuẩn bị; bản tóm tắt từ các thông tin do các viện nhân quyền quốc gia (NHRIs), các tổ chức phi chính phủ (NGOs) và các tổ chức xã hội dân sự cung cấp. Mỗi chu kỳ UPR gồm phiên họp do Nhóm làm việc (đại diện 47 quốc gia thành viên Hội đồng Nhân quyền LHQ) tiến hành và phiên họp toàn thể. Tại phiên họp của Nhóm làm việc, quốc gia trong diện kiểm điểm sẽ trình bày tình hình nhân quyền trong nước và các biện pháp đã áp dụng để thúc đẩy, bảo vệ nhân quyền. Tiếp đó, các quốc gia khác sẽ đặt câu hỏi và đưa ra các khuyến nghị để quốc gia trong diện kiểm điểm xem xét, quyết định và được tổng hợp, thông qua vào cuối phiên họp của Nhóm làm việc.
Trong thời gian giữa phiên họp của Nhóm làm việc tới phiên họp toàn thể của Hội đồng Nhân quyền, quốc gia thuộc diện kiểm điểm sẽ cân nhắc, đưa ra quyết định cuối cùng về việc chấp nhận hay không chấp nhận các khuyến nghị.
Việt Nam tham gia UPR chu kỳ I vào tháng 5-2009 và đạt kết quả tích cực; tới tháng 2-2014, Việt Nam tiếp tục tham gia phiên họp đầu tiên của UPR chu kỳ II, ghi nhận 227 khuyến nghị từ 107 quốc gia. Tại phiên họp toàn thể UPR chu kỳ II ngày 20-6, Đại sứ Nguyễn Trung Thành, Trưởng Phái đoàn đại diện thường trực nước CHXHCN Việt Nam tại LHQ, đã thông báo Việt Nam chấp nhận 182/227 (80,17%) khuyến nghị của các nước và các tổ chức quốc tế đã nêu ra tại phiên họp tháng 2-2014. Trong chu kỳ III, Việt Nam đã nhận được 291 khuyến nghị từ 122 nước và đã chấp thuận 241/291 (82,81%) khuyến nghị. Đây là tỷ lệ chấp thuận rất cao, thể hiện rõ ràng, cụ thể thái độ nghiêm túc, chân thành, cởi mở, quyết tâm của Việt Nam. Các khuyến nghị được chấp nhận tập trung vào các vấn đề: tăng cường chính sách, biện pháp và nguồn lực để thúc đẩy và bảo vệ quyền kinh tế, văn hóa, chính trị, xã hội và dân sự phù hợp với tiêu chuẩn quốc tế; nỗ lực hoàn thành các Mục tiêu Phát triển Thiên niên kỷ đúng thời hạn; hoàn thiện, nâng cao hệ thống pháp luật, tư pháp và các cơ chế quốc gia về quyền con người; bảo đảm quyền cho các nhóm xã hội dễ bị tổn thương; xây dựng năng lực của các cơ quan thực thi pháp luật trong khuôn khổ của nhà nước pháp quyền… Việc Việt Nam chấp thuận số lượng lớn các khuyến nghị xuất phát từ chính sách nhất quán và cam kết mạnh mẽ bảo đảm, phát huy các quyền con người tại Việt Nam. Mặc dù còn phải tập trung giải quyết những khó khăn về kinh tế -xã hội, nhưng Việt Nam vẫn rất nỗ lực để mọi người dân luôn được tăng cường thụ hưởng các quyền lợi kinh tế, xã hội, văn hóa, dân sự và chính trị theo đúng các chuẩn mực quốc tế, phấn đấu hoàn thành tất cả các Mục tiêu Phát triển Thiên niên kỷ, hoàn thiện hệ thống pháp luật, các cơ chế, chủ trương, chính sách để bảo đảm ngày càng tốt hơn các quyền con người, từng bước nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho người dân.
Tuy nhiên, với một số tổ chức và cá nhân có thái độ thù địch hoặc thiếu thiện chí với Việt Nam, thì việc Việt Nam tiến hành báo cáo tại chu kỳ UPR là cơ hội để họ xuyên tạc, vu khống, đổi trắng thay đen nhằm tác động tới dư luận quốc tế và làm ảnh hưởng tới uy tín của Việt Nam. Vì thế, vào dịp này, các tổ chức, như Ân xá quốc tế (AI), Tổ chức theo dõi nhân quyền (HRW)…thường lên tiếng “bày tỏ quan ngại” về một số cá nhân có hành vi vi phạm pháp luật và đã bị xét xử theo luật pháp Việt Nam, đòi Việt Nam sửa đổi Bộ luật Hình sự cho phù hợp với Công ước Quốc tế về các quyền dân sự và chính trị (ICCPR). VOICE (một NGO trá hình do Việt Tân lập ra) thì cấu kết với một số tổ chức núp bóng “tổ chức xã hội dân sự” chủ yếu chỉ sinh tồn trên in-tơ-nét tổ chức cái gọi là “chiến dịch vận động nhân quyền” tập trung vận động Hội đồng Nhân quyền LHQ không thông qua Báo cáo UPR chu kỳ I, II của Việt Nam. Tháng 2-2014 và tháng 6-2014, họ tổ chức đưa vài ba người từ trong nước đến Giơ-ne-vơ để tiến hành một số hoạt động, đưa ra một số phát ngôn có tính chất vu cáo Nhà nước Việt Nam trong vấn đề nhân quyền. Và họ đã thất bại rất thảm hại, mà không ai khác, trả lời phỏng vấn của RFA ngày 20-6, một người trong số này đã phải thừa nhận: “Cuộc kiểm điểm định kỳ vừa mới kết thúc chiều 20-6 tại Giơ-ne-vơ. Nhìn chung rất thuận lợi cho phía Việt Nam, họ đánh giá rất cao báo cáo của Việt Nam. Họ chúc mừng Việt Nam đã chấp nhận những kiến nghị của họ. Sau đó chủ tịch của hội đồng hỏi có ai có ý kiến phản đối về chuyện này hay không để thông qua hay không thông qua. Và như vậy là không có một ý kiến nào phản đối cả. Bản báo cáo của Việt Nam được thông qua một cách đồng thuận cao”.
Việc Việt Nam luôn chấp nhận, cam kết thực hiện khuyến nghị của các nước với tỷ lệ cao tại UPR II cũng như việc Hội đồng Nhân quyền LHQ thông qua báo cáo của Việt Nam thể hiện sự ghi nhận, đánh giá tích cực, khách quan của các nước và tổ chức quốc tế đối với những thành tựu của Việt Nam trong việc thực thi quyền con người, phản ánh vị thế, uy tín ngày càng cao của Việt Nam trên trường quốc tế. Hầu hết đại biểu các nước tham dự phiên họp đánh giá cao những nỗ lực và thành tựu của Việt Nam về bảo đảm quyền con người, hoan nghênh Việt Nam chấp thuận phần lớn các khuyến nghị và có thái độ hợp tác, xây dựng trong tiến trình UPR nói chung, bảo đảm quyền con người ở Việt Nam nói riêng; trong đó, đặc biệt hoan nghênh Quốc hội Việt Nam đã thông qua Hiến pháp năm 2013 đề cao quyền con người. Nhiều thành viên LHQ đã đánh giá cao Việt Nam hoàn thành sớm nhiều Mục tiêu Phát triển Thiên niên kỷ, nỗ lực bảo đảm quyền trẻ em, giải quyết hậu quả chiến tranh, không có chính sách phân biệt đối xử với cộng đồng LGBT, thành tích y tế, xóa đói giảm nghèo.
Thất bại sau các cuộc vận động rầm rộ năm 2014, 2017, nên đến chu kỳ III, VOICE và Việt tân không còn kéo đoàn sang ăn chựa nằm chờ để công kích, phá hoại phiên UPR của Việt Nam như lần trước. Có thể nói, dù chặng đường phát triển của Việt Nam trong các năm tới có nhiều thuận lợi, nhưng cũng không ít khó khăn, thách thức và mặc dù các thế lực thù địch, các tổ chức, cá nhân thiếu thiện chí ráo riết tuyên truyền để vu cáo Đảng, Nhà nước Việt Nam thì họ vẫn không thể nào lừa gạt được những người có lương tri trên thế giới. Đó là sự thật mà họ cần nhận ra để có suy nghĩ, hành động thật sự vì con người, cho con người.
Nguồn: Loa phường
Theo: Hội Cờ đỏ