Thursday, September 19, 2024

Việt Nam và Hội đồng nhân quyền Liên hợp quốc!

Gia nhập “sân chơi quốc tế”, đồng nghĩa với việc chúng ta phải chấp nhận/tương thích/sống chung với các “luật chơi” ở đây. Từ vị thế đất nước “bị động” trên lĩnh vực nhân quyền, Việt Nam ngày càng thể hiện, phát huy vai trò, tiếng nói tại “sân chơi” vốn tưởng như là “sàn diễn” độc quyền của các quốc gia phương Tây và đồng minh này.

Việt Nam và Hội đồng nhân quyền Liên hợp quốc!

Việt Nam và Hội đồng nhân quyền Liên hợp quốc!

Việt Nam và Hội đồng nhân quyền Liên hợp quốc!

Việt Nam và Hội đồng nhân quyền Liên hợp quốc!

Bảo đảm và thúc đẩy quyền con người cũng trở thành một trong ba trụ cột chính của LHQ, bên cạnh lĩnh vực hòa bình – an ninh và hợp tác – phát triển. Do vậy HĐNQ LHQ là cơ quan trực thuộc Đại hội đồng LHQ, có sứ mệnh: (1) Đóng vai trò là một diễn đàn để đối thoại về những chủ đề cụ thể về quyền con người; (2) Thúc đẩy các hoạt động giáo dục, nghiên cứu, dịch vụ tư vấn, trợ giúp kỹ thuật và xây dựng năng lực về quyền con người ở các quốc gia; (3) Thúc đẩy việc thực thi đầy đủ các nghĩa vụ về quyền con người ở các quốc gia; (4) Đưa ra những khuyến nghị với ĐHĐ LHQ về sự phát triển của luật quốc tế về quyền con người; (5) Thực hiện việc đánh giá định kỳ việc tuân thủ các nghĩa vụ và cam kết về quyền con người của các quốc gia; thông qua đối thoại và hợp tác để góp phần phòng ngừa những vi phạm quyền con người và phản ứng kịp thời với những tình huống khẩn cấp về quyền con người; (6) hợp tác chặt chẽ với các chính phủ, các tổ chức khu vực, các cơ quan quyền con người quốc gia, các tổ chức phi chính phủ (NGO) trong các hoạt động về quyền con người.

HĐNQ bao gồm 47 nước thành viên, được phân bổ cân bằng theo khu vực địa lý, nhiệm kỳ 3 năm, được các nước bầu theo hình thức bỏ phiếu kín. Chủ tịch HĐNQ được các nước thành viên lựa chọn (thông qua đồng thuận hoặc bỏ phiếu) theo nhiệm kỳ 1 năm.

Từ khi lập nước, Chính phủ Hồ Chí Minh đã chủ trương đề cao việc tôn trọng, bảo vệ và thúc đẩy quyền con người. Vậy nên, Việt Nam đã tích cực, chủ động tham gia các cơ chế của LHQ về quyền con người như HĐNQ, Ủy ban 3 của ĐHĐ LHQ, ECOSOC nhằm mục tiêu chung là bảo đảm và thúc đẩy quyền con người và những nguyên tắc cơ bản của luật quốc tế về nhân quyền, thường xuyên cử đoàn cấp cao tham dự các Hội nghị cấp cao của các Khóa họp thường kỳ của HĐNQ. Đặc biệt, Việt Nam đã được bầu làm thành viên HĐNQ nhiệm kỳ 2014 – 2016 với tỉ lệ ủng hộ rất cao (184/192 phiếu ủng hộ, là một trong những thành viên được bầu với số phiếu cao nhất lịch sử HĐNQ). Ngày 22.2, phát biểu tại khoá họp thứ 46 Hội đồng Nhân quyền LHQ, Phó thủ tướng, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Phạm Bình Minh đã thông báo việc Việt Nam ứng cử vào Hội đồng Nhân quyền nhiệm kỳ 2023 – 2025.

Với tư cách là thành viên HĐNQ nhiệm kỳ 2014 – 2016 cũng như xuất phát từ chủ trương, chính sách chung, Việt Nam đã tham gia HĐNQ trên tinh thần cởi mở, thẳng thắn, xây dựng và có trách nhiệm, đóng góp chủ động, tích cực vào các công việc HĐNQ, được cộng đồng quốc tế đánh giá cao. Trong các cuộc thảo luận, Việt Nam luôn thể hiện cách tiếp cận toàn diện, đề cao đối thoại, hợp tác; khẳng định lập trường KHÔNG ỦNG HỘ CHÍNH TRỊ HÓA VÀ CAN THIỆP VÀO CÔNG VIỆC NỘI BỘ, khuyến nghị CÁC BÊN LIÊN QUAN NỖ LỰC ĐỐI THOẠI, HỢP TÁC nhằm tìm giải pháp phù hợp cho các bên liên quan; thúc đẩy NHỮNG NỘI DUNG THUỘC QUAN TÂM, LỢI ÍCH CHUNG CỦA CÁC NƯỚC ĐANG PHÁT TRIỂN và cũng là những nội dung Việt Nam có lợi ích trực tiếp như quyền kinh tế, xã hội, văn hóa, phát triển bền vững, ứng phó với biến đổi khí hậu, quyền của các nhóm dễ bị tổn thương…

Tuy nhiên, dường như đụng trúng thủ đoạn, chiêu trò, vỏ bọc hoạt động, các thế lực thù địch, tổ chức phản động đội lốt “đấu tranh dân chủ, nhân quyền cho Việt Nam” lại tỏ ra cay cú, xuyên tạc, phủ nhận, bài trừ vai trò, tiếng nói, ảnh hưởng,thành tựu của Việt Nam trên lĩnh vực nhân quyền cũng như tham gia vào Hội đồng Nhân quyền. Mục tiêu của Mỹ, phương Tây và đồng minh muốn sử dụng chiêu bài nhân quyền can thiệp vào các quốc gia nhỏ, yếu, đối nghịch lợi ích. Mục tiêu của các tổ chức phản động, chống Nhà nước Việt Nam lại muốn núp dưới chiêu bài đấu tranh nhân quyền cho Việt Nam để “hợp pháp hóa”, “quốc tế hóa” ảnh hưởng, để xuyên tạc tình hình dân chủ, nhân quyền tại Việt Nam, hạ uy tín Việt Nam trên các diễn đàn quốc tế, mượn ảnh hưởng và chính sách can dự của Mỹ, phương Tây để hậu thuẫn, tiếp sức cho chúng chống phá chế độ hiện nay. Điều này ta có thể thấy rất rõ khi Việt Tân, BPSOS và hàng loạt tổ chức phản động lưu vong tự dưng chuyển hướng, quay sang “đấu tranh dân chủ, bất bạo động”, hàng trăm tổ chức đội lốt “xã hội dân sự độc lập” được số chống đối trong nước lập ra nhận tài trợ từ bên ngoài mưu đồ công khai hóa, trở thành lực lượng chính trị đối lập hoặc rình chờ cơ hội làm cách mạng màu chính biến ở Việt Nam.

Chính phủ Việt Nam hiểu rõ điều này, nhìn thấu bản chất của họ, tương kế tựu kế dùng chính diễn đàn quốc tế này để lan tỏa quan điểm, góc nhìn tích cực về nhân quyền và tranh thủ sự ủng hộ cộng đồng quốc tế. Đây là con đường quốc tế vận khéo léo mà Việt Nam từng thành công trong chiến tranh, chắc chắn sẽ thành công trong “thời bình” này

VKL

Nguồn: Loa phường

Theo: Hội Cờ đỏ

Related Articles

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here

Stay Connected

863FansLike
44FollowersFollow
0SubscribersSubscribe

BÀI MỚI

Xem nhiều

Phản biện - Luận bàn

ĐỐI TƯỢNG