Gần đây, các tổ chức chống phá như “Hội những người cầm bút can đảm”, “Chân trời mới Media”… đã lợi dụng sự việc Cotecons bị thâu tóm để công kích nhận định “Chưa bao giờ đất nước ta có được cơ đồ, tiềm lực, vị thế và uy tín như ngày hôm nay” và đã chính thức được đưa vào văn kiện của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.
Lợi dụng việc Cotecons bị “thâu tóm” để công kích Tổng Bí thư
Theo đó, cây bút “dân chủ” Đỗ Ngà trong bài viết “Bản chất của nền kinh tế Việt Nam thế này đây ông Trọng ạ!”… đã tỏ ra thông thái khi “phân tích” rằng nền kinh tế Việt Nam trong thời gian qua có những biến động mang tính thụt lùi, vịn vào những câu chuyện dịch chuyển đầu tư, mua bán, sáp nhập doanh nghiệp, trong đó một số doanh nghiệp Việt bị các tập đoàn ngoại quốc thâu tóm.
Đúng là Cotecons là một trong những doanh nghiệp tốt nhất trong lãnh vực xây dựng của Việt Nam, nó được tạo ra bởi người Việt và được nuôi lớn bởi người Việt. Trong ngành xây dựng, kho nhắc đến cái tên Cotecons, không ít người sẽ cảm thấy tự hào và ngưỡng mộ. Điều đó là có thật, bởi vì Cotecons là hình mẫu về việc tiếp thu kinh nghiệm quản lý tiên tiến để phát triển nhanh hơn và hiệu quả hơn. Tuy nhiên, đến năm 2020, doanh nghiệp này đã bị Kusto- Kazachstan “nuốt chửng”.
Từ sự việc Cotecons bị thâu tóm, Đỗ Ngà dẫn ra một số ví dụ khác về một số doanh nghiệp trong nước bị “thâu tóm” như: Nhà đầu tư Thái Lan mua lại Công ty cổ phần Bao bì Biên hòa, Công ty cổ phần Cáp điện Thịnh Phát và Công ty cổ phần Kim loại màu và Nhựa đồng Việt (Dovin); hay như năm 2019 KEB Hana trở thành cổ đông lớn sở hữu 15% của Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV), Ngân hàng Thương mại cổ phần Công Thương Việt Nam (Viettinbank) bán 50% cổ phần tại công ty cho thuê tài chính…
Để phụ họa thêm, Đỗ Ngà dẫn một số liệu về tổng kim ngạch xuất khẩu trong Quí I/2021 của Việt Nam trên 77 tỷ USD, tuy nhiên doanh nghiệp trong nước chỉ đóng góp 18,3 tỷ USD, chiếm 23,7% tổng kim ngạch xuất khẩu. Trong khi đó, khu vực FDI đạt 59,04 tỷ USD chiếm 76,3%.
“Việc dịch chuyển này trùng với hiện tượng các doanh nghiệp “tinh túy của nền kinh tế” Việt Nam bị nước ngoài thâu tóm ào ạt vào những năm gần đây. Nếu không cải thiện hiện tượng này, Việt Nam sẽ không bao giờ bắt kịp mức trung bình thế giới chứ đừng nói tới bắt kịp nhóm phát triển như Hàn Quốc, Đài Loan, Hồng Kông, Singapore”, Đỗ Ngà rêu rao rồi lộng ngôn khi nói rằng Tổng Bí thư là người “không biết, không hiểu gì về kinh tế nên đưa ra nhận định về kinh tế không có giá trị.”
Một góc nhìn khác tương tự, Nguyễn Ngọc Chu viết bài “Sự thua lo lắng của Việt Nam và lối thoát”. Nguyễn Ngọc Chu cho rằng Việt Nam thua hơn 100 nước về thu nhập GDP đầu người, đáng chú ý là thua cả một số nước trong khu vực ASEAN như Singapore, Brunei, Malaysia, Indonesia, Thái Lan… Từ đó, Nguyễn Ngọc Chu đặt câu hỏi và tự trả lời: Tại sao Việt Nam lại không thể làm được một phần như Hàn Quốc và Trung Quốc? Việt Nam đã có thể làm được một phẩn như Hàn Quốc và Trung Quốc nếu biết tự đổi mới căn bản…v..v.
Có điều, phải nhìn nhận một cách khách quan vấn đề mua bán, sáp nhập nói trên là chuyện bình thường và nên để diễn ra tự nhiên theo quy luật thị trường. Các thương vụ đó một phần vừa giúp cho các doanh nghiệp tái cấu trúc nguồn lực của mình, vừa là giải pháp đầu tư hiệu quả khi có thể tiếp cận thị trường một cách tối ưu nhất.
Tức là, sáp nhập được các doanh nghiệp coi là giải pháp sống còn để họ có thể “cộng sinh” vượt qua giai đoạn khó khăn nhất trong nhiều thập niên qua.
Thực tiễn sinh động minh chứng cho lý luận
Còn nhớ, tại lễ kỷ niệm 90 năm Ngày thành lập Đảng, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng khẳng định: “Đất nước ta chưa bao giờ có được cơ đồ, tiềm lực, vị thế và uy tín như ngày nay”. Lời khẳng định ấy dựa trên cơ sở những thành tựu to lớn đất nước đã đạt được, là thực tế sinh động được bạn bè quốc tế ghi nhận, khẳng định.
Thực tiễn đó là gì? Đó là dù bị ảnh hưởng nặng nề của đại dịch COVID-19 nhưng tốc độ tăng trưởng GDP bình quân giai đoạn 2016-2020 vẫn đạt khoảng 5,9%/năm. Quy mô nền kinh tế và thu nhập bình quân đầu người tăng lên (năm 2020, GDP ước đạt 268,4 tỷ USD và thu nhập bình quân đầu người ước đạt 2.750 USD/người/năm). Chất lượng tăng trưởng được cải thiện, năng suất lao động tăng từ 4,3%/năm giai đoạn 2011-2015 lên 5,8%/năm giai đoạn 2016-2020.
Riêng năm 2020, nhiều chuyên gia kinh tế, tăng trưởng GDP năm 2020 đạt 2,91%, trong bối cảnh dịch COVID-19 diễn biến phức tạp, là điểm sáng rõ nét nhất. Nhìn trên bức tranh toàn cầu, Việt Nam là một trong không nhiều quốc gia tăng trưởng cao nhất, được xếp vào tốp 16 nền kinh tế mới nổi thành công nhất. Thế giới chứng kiến và ghi nhận nỗ lực và sức chống chọi bền bỉ của Việt Nam để có được con số tăng trưởng dương nêu trên.
Dẫn theo con số tính toán của Qũy Tiền tệ Quốc tế (IMF), quy mô kinh tế nước ta giờ đây đã đạt hơn 340 tỷ USD – đứng trong tốp 40 nền kinh tế lớn nhất thế giới, tương đương hoặc vượt qua một số nền kinh tế có trình độ phát triển cao trong khu vực, kể cả một số “con hổ” của Đông Á. Tạp chí Nhà Kinh tế của Anh xếp Việt Nam trong tốp 16 nền kinh tế mới nổi thành công nhất thế giới. Theo số liệu của WB, với tăng trưởng kinh tế bình quân 6,8%/năm trong giai đoạn 2016-2019, Việt Nam nằm trong tốp 10 quốc gia tăng trưởng cao nhất thế giới.
Nhiều hoạt động đối ngoại, nhất là các hội nghị và cuộc làm việc trực tuyến hoặc trực tiếp vẫn tiếp tục được triển khai có chất lượng, hiệu quả cao. Đặc biệt năm 2020, trong bối cảnh đại dịch COVID-19, Việt Nam vẫn hoàn thành tốt với vai trò là Chủ tịch ASEAN, Chủ tịch AIPA và Ủy viên không thường trực Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc;
Hội nhập sâu rộng vào nền kinh tế thế giới và khu vực qua Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP), hay Hiệp định Đối tác kinh tế toàn diện khu vực (RCEP), Hiệp định Thương mại tự do với Liên minh châu Âu (EVFTA)… Điều này cho thấy vị thế, uy tín Việt Nam trên trường quốc tế ngày càng nâng cao.
Trên lĩnh vực văn hóa- xã hội, những năm qua song hành với phát triển kinh tế, Việt Nam luôn coi trọng củng cố, xây dựng nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc và phát triển..v..v.
Nhìn lại 35 năm thực hiện công cuộc Đổi mới và 30 năm thực hiện Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội, lý luận về Đổi mới, về chủ nghĩa xã hội và con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở nước ta ngày càng được hoàn thiện và từng bước được hiện thực hóa.
Và những thành tựu đó là sản phẩm kết tinh sức sáng tạo, là kết quả của cả một quá trình nỗ lực phấn đấu bền bỉ, liên tục qua nhiều nhiệm kỳ của toàn Đảng, toàn dân, toàn quân ta. Tiếp tục khẳng định con đường đi lên chủ nghĩa xã hội của chúng ta là đúng đắn, phù hợp với quy luật khách quan, với thực tiễn Việt Nam và xu thế phát triển của thời đại; đường lối đổi mới của Đảng ta là đúng đắn, sáng tạo.
Chính những thành tựu, cơ đồ đó góp phần đập tan mọi luận điệu xuyên tạc của thế lực thù địch về chủ trương, đường lối đúng đắn Đảng, Nhà nước, nhân dân ta đã lựa chọn.
Sông trà
* Bài viết thể hiện văn phong và quan điểm riêng của tác giả.
Theo: Hội Cờ đỏ
Các dự án cao tốc phải triển khai theo hình thức PPP là chính, trên nguyên tắc hài hòa lợi ích giữa Nhà nước, nhà đầu tư, người dân và chia sẻ rủi ro”, ông nói và nêu quan điểm dứt khoát là dự án đi qua nơi nào, địa phương nơi đó là cơ quan Nhà nước có thẩm quyền, các địa phương phải lo ngân sách, chịu trách nhiệm về khâu giải phóng mặt bằng.Căn cứ vào tình hình cụ thể, Nhà nước sẽ hỗ trợ một phần kinh phí (tối đa 50%) cho phần xây lắp tại các dự án. Nguồn vốn Nhà nước đóng vai trò “vốn mồi” dẫn dắt các nguồn vốn khác.Thủ tướng nhấn mạnh trong giai đoạn phát triển mới, nhiệm vụ rất nặng, công việc rất nhiều, nhu cầu, mục tiêu rất cao nhưng nguồn lực và thời gian có hạn, do đó, phải đầu tư công sức nhiều hơn, “vắt óc suy nghĩ” , chủ động hơn, sáng tạo hơn để tìm ra các giải pháp phù hợp, khả thi, hiệu quả. “Đặt lợi ích quốc, gia dân tộc lên trên hết, trước hết; chống cục bộ, lợi ích cá nhân, lợi ích nhóm”