Tin từ các phương tiện truyền thông cho biết, nhiều người trên khắp nước Mỹ đã xuống đường biểu tình để phản đối tình trạng phân biệt và thù hằn với người Mỹ gốc Á.
Đám đông đeo khẩu trang, vẫy cờ Mỹ và mang theo các áp phích có nội dung “Chúng tôi không phải là virus” và “Ngăn chặn sự thù hận người Châu Á” đã đứng trước tòa nhà Capitol bang Georgia hôm 20.3.
“Tôi muốn đảm bảo rằng thế giới và mọi người biết tôi đang ở đây và tôi hiện hữu,” người tham gia cuộc biểu tình Sunghee Han đến từ Georgia cho biết.
Các cuộc biểu tình nổ ra sau vụ xử súng hàng loạt của một thanh niên da trắng khiến 8 người, trong đó có 6 người gốc Á bị thiệt mạng.
Vụ xả súng cũng như biểu tình cho thấy thêm một mặt trái khác trong nền chính trị Mỹ và xã hội Mỹ, sự phân biệt chủng tộc vô cớ với người gốc Á.
Điều này không đơn thuần là sự kỳ thị với người Mỹ gốc Á mà quan trọng hơn nó khẳng định nạn phân biệt chủng tộc đã quá trầm trọng tại Mỹ.
Trước vụ việc này, đã có bao nhiêu vụ việc người da màu tại Mỹ bị kỳ thị, nhất là người da đen. Hàng trăm vụ phân biệt chủng tộc đối với người da đen đã diễn ra.
Người da đen tại Mỹ cũng đã tiến hành hàng trăm cuộc biểu tình, thậm chí có cuộc biến thành bạo lực. Thế nhưng tất cả vẫn không thay đổi được nạn phân biệt chủng tộc quá trầm trọng ở nước Mỹ.
Và nay, bên cạnh sự phân biệt chủng tộc với người da đen, là sự phân biệt và thù hằn với người gốc Á.
Thế mới thấy dân chủ, nhân quyền trên đất Mỹ vẫn còn rất nhiều “khoảng trống”.
Và thiên đường, hay địa ngục, chỉ những người sống trên đất Mỹ mới thấu hiểu hết được.
Nước Mỹ đương nhiên không thể là một hình mẫu về dân chủ và nhân quyền.
Viễn
Nguồn: Dân quyền
Theo: Hội Cờ đỏ