Dùng những dẫn chứng thực tế, câu nói của danh nhân nhưng lại vận dụng vào những luận điệu áp đặt, Thái Hạo đã cố gắng tạo ra làn sóng không những chống chính quyền còn chống cả quan điểm của đạo phật. Thật hài hước khi tự cho mình là “những người đòi quyền tự do dân chủ, tôn giáo” lại châm biếm chính ngọn cờ ngụy tạo của mình.
Trên trang facebook của Việt Tân vào ngày 17/3/2021 đã đằng lên bài viết “Tại sao người Việt ngày càng mê tín?” của tay bút Thái Hạo. Đây là bài viết về sự mê tín dị đoan, thủ tục lạc hậu nhưng lại mang tính chống đối Đảng, Nhà nước và bên cạnh đó là miệt thị cả tôn giáo.
Trong bài viết của mình, Thái Hạo đã đưa ra những bất hợp lý trong cuộc sống khi phải quá phụ thuộc vào các vấn đề những mê tín, hủ tục còn tàn dư lại của chế độ xã hội trước thậm chí cả tâm linh, tôn giáo. Tuy nhiên, tác giả lại quy chụp trách nhiệm này cho đường lối lãnh đạo của Đảng ta và sự quản lý, hệ thống giáo dục của Nhà nước.
Nhưng quả thực chưa đề cập về ý đồ đê hèn, thì bài viết của Thái Hạo có quá nhiều mâu thuẫn về tính logic, tính hệ thống và bộc lộ việc thiếu kiến thức trầm trọng. Điều đó tạo nên sự khập khễnh đến mức không bằng bài văn của đứa trẻ lớp một, lớp hai. Cụ thể sự hạn chế kiến thức và trình độ của Thái Hạo được thể hiện qua ba điểm chính:
Thứ nhất, tác giả không phân biệt được giữa mê tín, phong tục và tôn giáo. Đây là sự thiếu kiến thực dẫn tới khi mở đầu bài viêt, tác giả hoàn toàn lẫn lộn giữa chê bai hủ tục với miệt thị văn hóa truyền thống, Và sự nực cười là tác giả – kẻ tự cho mình là tự do, dân chủ – lại quay sang đả phá cả đạo phật. Tác giả đã dùng đến ¼ bài viết của mình để chống lại tôn giáo của người khác chỉ để hướng đến mục tiêu thúc giục mọi người chống lại Đảng, Nhà nước. Đây không khác gì hành động “đốt tiền luộc trứng”, đốt “ngọn cờ tự do, dân chủ” tự khoác lên mình của bè nhóm “nhà rân chủ” để thúc giục một cách ngu muội mọi người chống chính quyền. Về lý luận, mê tín đó là niềm tin vào mối liên hệ siêu nhiên, liên kết giữa hành động và kết quả không thông qua một tính vật lý, hay nhân quả khoa học nào. Phong tục là thói quen lâu ngày, cách sống được truyền qua nhiều thế hệ và được cộng đồng thừa nhận, tuân theo một cách tự giác. Tôn giáo là hình thái ý thức xã hội, phản ánh hư ảo thực tại xã hội bằng những lực lượng siêu nhiên. Ví dụ như hoạt động lên chùa cầu an là mang tính chất tôn giáo hoặc như ở Việt Nam việc vãn cảnh chùa cũng có thể coi là hoạt động văn hóa. Giống như ở phương tây, người theo chủ nghĩa vô thần vẫn vào tham quan nhà thờ khi đi du lịch đến một nơi bất kỳ, có thể ủng hộ 1 chút cho nhà thờ bằng việc mua nến của nhà thờ. Chính vì kiến thức nông cạn của mình, Thái Hạo đã viết một cách bất chấp, đả kích một cách đần độn cả một đời sống văn hóa tâm linh không chỉ tại Việt Nam mà trên toàn thế giới.
Thứ hai, Tác giả đề cập đến nội dung “vật chất quyết định ý thức” nhưng không hiểu gì về chủ nghĩa duy tâm. Khái niệm “vật chất” được Thái Hạo giải thích là “TIỀN”. Điều này đúng theo “ánh sáng chân lý” soi đường cho tác giả và các đồng nghiệp Việt Tân. Còn theo Lý luận Mác – Lê Nin, ngọn đèn dẫn đường của Đảng và nhân dân ta, thì vật chất là một phạm trù triết học để chỉ thực tại khách quan, đem đến cho con người trong cảm giác, được cảm giác của con người chép lại, chụp lại, phản ánh và không tồn tại lệ thuộc vào cảm giác. Thái Hạo đã cố ép buộc người đọc phải hiểu rằng sự tồn tại của mê tín, hủ tục hay cả phong tục, tôn giáo là sự áp đặt của Đảng và sự thiếu hiểu biết của quần chúng. Thấy được rằng Thái Hạo cố tình tảng lờ hoặc không đọc báo, xem truyền hình, không nghe tin tức rằng Chính quyền vẫn đang không ngừng tuyên truyền, vận động và xử lý các vụ việc mê tín, dị đoan. Còn về phong tục truyền thống thì toàn Đảng, toàn dân đang ra sức gìn giữ, truyền lại những tinh hoa văn hóa dân tộc, đó chính là những nét đặc trưng của người Việt, là sức mạnh đoàn kết, giúp dân tộc ta quật cường đứng vững trước hàng nghìn năm bắc thuộc. Đối với tôn giáo, chủ trương của Đảng ta đó là quyền tự do của mỗi người, nhưng Thái Hạo coi đó là vì sự ngu si, thiếu hiểu biết của người dân nên mới phải tin vào lực lượng siêu nhiên. Vậy theo số liệu thống kê của các tổ chức ở Việt Nam có 13,2% và ở Mỹ là 78% tổng dân số là người có theo một tôn giáo nào đó thì theo cách hiểu của tác giả sẽ như thế nào? Vì đó, khẳng định chủ trương, đường lối của Đảng ta hiện nay là hoàn toàn hướng tới sự tiến bộ của khoa học xã hội, giữ vững những giá trị văn hóa tốt đẹp của dân tộc và phát huy quyền tự do trong tín ngưỡng tôn giáo. Mọi sự diễn giải của Thái Hạo là hoàn toàn bịa đặt, gò ép nhằm mục đích bôi nhọ Đảng và Nhà nước.
Ngoài ra tác giả còn kêu gọi sự đứng lên chống chính quyền với lời dẫn “Bi kịch tột cùng không phải là sự đàn áp của kẻ xấu mà là sự im lặng của những người tốt”. Thật hài hước khi chủ thể của “người tốt” và “người xấu” lại bị Thái Hạo đảo lộn. Xin gửi tặng ngược lại tác giả một câu tục ngữ của cha ông ta đúc kết: “Ở đời có đức, mặc sức mà ăn”. Lời nhắn nhủ cho tác giả rằng hãy sống vì tình, vì nghĩa thì tiền tài – mục tiêu anh ta đang mơ ước – sẽ có bằng việc làm chân chính. Đừng cố vì sự tham lam, hèn mọn của bản thân mà dấn thân thành những kẻ chống lại chính quê hương, tổ quốc mình. Cuộc đời của Thái Hạo hay những tay bút Việt Tân hiện nay chính là những bài học kinh nghiệm cho những người chưa rõ ràng chính kiến. Những người này chỉ luôn là những “anh hùng bàn phím”, chui lủi không dám đối diện trước pháp luật, tìm mọi cách để xúi dục người khác đứng ra làm bình phong cho mình. Họ không có một cuộc đời đúng nghĩa, làm những việc mà không được mọi người tôn trọng, không tạo ra của cải vật chất cho xã hội và giúp ích cho bất cứ ai. Như Morton Feldman đã từng nói: “Chúng ta có thể dễ dàng tha thứ cho những đứa trẻ sợ bóng đêm; bi kịch thực sự của cuộc đời là khi con người sợ ánh sáng”.
Mong rằng mọi người dân luôn tỉnh táo, cảnh giác trước những thủ đoạn âm hiểm của những kẻ chống lại đất nước. Chúng ta không để cho những kẻ bán nước này dắt mũi, sử dụng như công cụ của chúng. Khi phát hiện thấy những lập luận đảo trắng, thay đen của bọn chúng cần kiên quyết làm rõ ràng, phản bác lại. Không thể để cho bọn chúng làm ảnh hưởng đến sự bình yên của Tổ quốc, làm hỏng hệ tư tưởng của thế hệ chủ nhân tương lai của đất nước. Có như vậy mới xứng đáng với xương máu mà cha ông ta đã đánh đổi, để cho chúng ta có được cuộc sống bình yên, tự do như hôm nay.
NXT
Nguồn: Đấu trường Dân chủ
Theo: Hội Cờ đỏ