Friday, November 15, 2024

Về khả năng Trung Quốc can thiệp quân sự vào Myanmar

Cuối tuần qua, tình hình Myanamr đột ngột leo thang với việc các nhà máy có vốn Trung Quốc bị đốt phá, trong khi quân đội Myanmar đẩy mạnh trấn áp bạo lực, khiến số người thiệt mạng trong các cuộc biểu tình dâng cao.

Về khả năng Trung Quốc can thiệp quân sự vào Myanmar

Tình huống các nhà máy Trung Quốc bị đốt phá đến nay vẫn chưa rõ ràng, với các cáo buộc trái ngược từ hai phía đưa ra. Tuy nhiên, việc các lợi ích của Trung Quốc trở thành mục tiêu cơn giận dữ của người biểu tình là có thật, giữa lúc nguy cơ Myanmar trở thành một quốc gia thất bại (failed state) đang gia tăng.

Tuy Đại sứ quán Trung Quốc ở Myanmar và Bộ Ngoại giao nước này vẫn sử dụng công thức: “cực lực lên án” và yêu cầu điều tra, xử lý nghiêm thủ phạm.

Về khả năng Trung Quốc can thiệp quân sự vào Myanmar
Các nhà máy có vốn Trung Quốc bị đốt phá

Tuy nhiên ngày 16.3, mục bình luận First Voices của Mạng lưới Truyền hình Toàn cầu Trung Quốc (CGTN) đăng bài viết gây chú ý với lời cảnh báo: “Trung Quốc đã kêu gọi nhà chức trách Myanmar bảo vệ tài sản và nhân sự của họ, và người dân Myanmar bày tỏ yêu cầu một cách hợp pháp. Nhưng Trung Quốc sẽ không cho phép các lợi ích của mình bị xâm phạm thêm nữa. Nếu các nhà chức trách không thể giải quyết và tình trạng hỗn loạn tiếp tục lan rộng, Trung Quốc có thể buộc phải hành động quyết liệt hơn để bảo vệ lợi ích của mình.”

Cụm từ “hành động quyết liệt hơn” khiến nhiều người nhíu mày bởi nó hàm ý về một sự can thiệp, không loại trừ can thiệp quân sự, vào tình hình ở Myanmar để bảo vệ lợi ích Trung Quốc.

Về khả năng Trung Quốc can thiệp quân sự vào Myanmar

Những diễn biến này làm dấy lên câu hỏi liệu Trung Quốc ứng xử như thế nào và liệu họ có chuẩn bị cho một kịch bản can thiệp quân sự hay không. Nếu có, thì nó nằm ở mức độ nào?

Đầu tiên, mục bình luận CGTN không được xem là nằm trong thang bậc đánh tín hiệu tiêu chuẩn của Trung Quốc về đối ngoại. CGTN chỉ là một mạng lưới trực thuộc Đài truyền hình Trung ương Trung Quốc (CCTV).

Về khả năng Trung Quốc can thiệp quân sự vào Myanmar
Bên trong một công xưởng Trung Quốc bị đốt cháy (Ảnh: Red Star News)

Những bài báo được xem là mang thẩm quyền phát ngôn thường đến từ Nhân Dân nhật báo, Tân Hoa xã, CCTV. Cách bài viết được ký tên cũng thể hiện thẩm quyền theo mức độ từ thấp đến cao, cao nhất là xã luận của ban biên tập, rồi đến bình luận viên bản bảo, hay bình luận viên cộng tác…

Trong hệ thống đó, mục bình luận của CGTN chỉ tương đương tờ Hoàn Cầu thời báo, dù có đỡ tệ hơn. Phản ứng của Trung Quốc, vì thế, vẫn chưa ở mức nghiêm trọng.

Về khả năng Trung Quốc can thiệp quân sự vào Myanmar
Bên trong một công xưởng Trung Quốc bị đốt cháy (Ảnh: Red Star News)

Bài viết mang tính cảnh báo của CGTN cùng lắm cũng chỉ là hòn đá dò đường thăm dò dư luận. Nếu đây quả là ý định của họ thì có vẻ như nó đã phản tác dụng bởi lời đe dọa càng châm dầu vào lửa cho cơn giận dữ của người biểu tình ở Myanmar.

Thứ hai, động binh luôn là tình huống bất đắc dĩ, và nếu có xảy ra, nó chỉ được kích hoạt khi tình hình biến chuyển vượt ngưỡng, không còn biện pháp thay thế. Hơn nữa, việc can thiệp quân sự vốn đi ngược lại nguyên tắc được Trung Quốc minh định từ lâu là không can thiệp vào vấn đề nội bộ. Nó cũng sẽ kéo theo nhiều hệ lụy cực kỳ khó lường.

Về khả năng Trung Quốc can thiệp quân sự vào Myanmar
Người biểu tình ném chai cháy qua hàng rào chống biểu tình trên đường phố ở Yangon, Myanmar

Tuy nhiên, không phải vì thế mà người ta không vạch ra các kịch bản dự phòng, ít nhất trên bàn làm việc của các nhà hoạch định quân sự. Đây cũng là điều mà tôi sẽ bàn đến ở đây.

Có thể tạm phân vạch ra các kịch bản can thiệp của Trung Quốc theo từng mức độ như:

Triển khai sơ tán công dân.

Triển khai bảo vệ tài sản và lợi ích.

Triển khai can thiệp trực tiếp vào tình hình ở Myanmar

1. Sơ tán công dân

Đây là kịch bản dễ xảy ra nhất, tùy thuộc vào tình hình diễn biến ở Myanmar. Tuy phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc, ông Triệu Lập Kiên từ chối trả lời trực tiếp trong cuộc họp báo ngày 15.3, nhưng tờ South China Morning Post chiều hôm qua tiết lộ, Ủy ban quản lý và giám sát tài sản thuộc sở hữu nhà nước trực thuộc Quốc vụ viện Trung Quốc đã chỉ thị cho các công ty ở Myanmar sơ tán các nhân viên không quan trọng. Các công ty thuộc sở hữu của nhà nước Trung Quốc cũng được yêu cầu diễn tập tình huống khẩn cấp để sơ tán khi cần thiết.

Về khả năng Trung Quốc can thiệp quân sự vào Myanmar

Mức độ bạo lực, thương vong xảy ra cho công dân Trung Quốc có thể sẽ là những ngưỡng kích hoạt việc sơ tán. Dĩ nhiên, sơ tán bằng các biện pháp thông thường là chọn lựa đầu tiên, nhưng mức độ hỗn loạn ở Myanmar có thể sẽ là yếu tố quyết định sự cần thiết của việc triển khai một lực lượng nhỏ quân đội để bảo vệ, hoặc tạo ra hành lang an toàn. Chẳng hạn khi Bắc Kinh xác định Myanmar đã trở thành “failed state”.

Về khả năng Trung Quốc can thiệp quân sự vào Myanmar

Với một tâm lý ngạo nghễ trong dư luận được kích thích bằng những bộ phim đình đám như “Điệp vụ Biển Đỏ” hay “Chiến Lang” trong những năm qua, một chiến dịch sơ tán chớp nhoáng công dân có lẽ cũng có sức hấp dẫn nhất định đối với giới lãnh đạo Trung Quốc.

Hơn nữa, ở một chừng mực nào đó, Trung Quốc có lý do biện hộ cho trường hợp sơ tán này, một khi Myanmar chìm vào hỗn loạn, giao tranh, nếu quả thật họ có một số lượng lớn công dân bị mắc kẹt.

2. Triển khai bảo vệ tài sản và lợi ích

Đây là tình huống tiến thoái lưỡng nan đối với Trung Quốc. Bởi nó chắc chắn phải là hành động đơn phương, xâm phạm chủ quyền, đòi hỏi một sự hiện diện lâu dài và quy mô cho đến khi tình hình Myanmar ổn định trở lại.

Về khả năng Trung Quốc can thiệp quân sự vào Myanmar
Tài sản quan trọng nhất của Trung Quốc hiện nay ở Myanmar chính là đường ống dẫn dầu chạy xuyên qua nước này

Tài sản quan trọng nhất của Trung Quốc hiện nay ở Myanmar chính là đường ống dẫn dầu chạy xuyên qua nước này. Sự chú trọng của Trung Quốc đối với đường ống này thể hiện qua cuộc họp khẩn cấp của quan chức Bộ Ngoại giao Trung Quốc Bạch Thiên với phía Myanmar mà nội dung bị rò rỉ cách đây vài ngày.

Một ngưỡng sẽ khiến Trung Quốc lâm vào tình huống tiến thoái lưỡng nan là các đường ống dẫn dầu bị phá hoại trên thực tế thay vì chỉ đe dọa suông.

Về khả năng Trung Quốc can thiệp quân sự vào Myanmar
Đường ống dẫn dầu chạy xuyên qua Myanmar của Trung Quốc

Tuy nhiên, lý do biện hộ cho việc triển khai kiểu này yếu hơn nhiều so với trường hợp sơ tán. Nó sẽ đẩy Trung Quốc hướng học thuyết của Nga đối với việc bảo vệ lợi ích ở vùng phụ cận và nước ngoài. Một hệ quả vô cùng to lớn của nó là sẽ chẳng quốc gia nào dám chấp nhận các vụ đầu tư của Trung Quốc một khi họ xác định sẽ triển khai quân để bảo vệ chúng.

Hơn nữa, việc triển khai quân để bảo vệ đường ống dài gần 800 km chạy khắp lãnh thổ Myanmar như thế là điều không khả thi, trừ khi họ chỉ muốn dùng nó như một cái cớ để hiện diện quân sự cho mục đích khác.

3. Triển khai can thiệp trực tiếp vào tình hình ở Myanmar

Về khả năng Trung Quốc can thiệp quân sự vào Myanmar
Tình trạng hoang tàn tại Myanmar

Đó sẽ là sự can thiệp như những gì Liên Xô đã làm với Afghanistan và hậu quả của nó thì đã rõ ràng. Nó chỉ có thể xảy ra một khi giới lãnh đạo Trung Quốc có dã tâm thâu tóm và sáp nhập lãnh thổ Myanmar, bất chấp mọi hậu quả.

Tóm lại, kịch bản khả dĩ nhất cho trường hợp Trung Quốc triển khai quân đến lúc này là để sơ tán công dân, tùy theo tình hình leo thang đến đâu.

Các dấu hiệu

Vài ngày qua, quân đội Trung Quốc có vẻ như tăng cường hoạt động huấn luyện, với các cuộc tập trận ở Hoàng Hải, Hoa Đông và Biển Đông. Tàu sân bay Liêu Ninh của Trung Quốc hiện cũng ra khơi và đang huấn luyện ở Bột Hải.

Đặc biệt, quân khu Nam bộ của Trung Quốc vừa triển khai tập trận ở những môi trường “không quen thuộc”. Vì thế, không loại trừ khả năng quân đội Trung Quốc hiện đã nâng cao mức sẵn sàng lên cao hơn bình thường một mức vì tình hình Myanmar, chuẩn bị cho trường hợp phải huy động triển khai sơ tán công dân.

Duân Đặng

* Bài viết thể hiện văn phong và quan điểm riêng của tác giả

 

Theo: Cánh cò

Related Articles

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here

Stay Connected

863FansLike
44FollowersFollow
0SubscribersSubscribe

BÀI MỚI

Xem nhiều

Phản biện - Luận bàn

ĐỐI TƯỢNG