Saturday, November 23, 2024

Oan nào cho những tội phạm giết người?

Sau 2 ngày xét xử, cuối buổi chiều ngày 09/3/2021 TAND Cấp cao tại Hà Nội đã tuyên án đối với 6 bị cáo kháng cáo trong vụ án xảy ra tại Đông Tâm. Theo đó, Lê Đình Công và Lê Đình Chức cùng lĩnh án tử hình. Lê Đình Doanh bị tuyên y án chung thân. Bùi Viết Hiểu bị phạt 16 năm tù. Còn Nguyễn Quốc Tiến và Bùi Thị Nối lần lượt lĩnh các mức án 13 năm và 6 năm tù. Có thể thấy đây là bản án đúng người, đúng tội và phù hợp với tính chất, mức độ phạm tội của mỗi bị cáo, là sự trả giá thích đáng cho những tội ác mà mà các bị cáo gây ra. Thế nhưng những luật sư bào chữa, những kẻ chống phá vẫn “cố đấm ăn xôi” quy chụp, đổ lỗi vô căn cứ.

Oan nào cho những tội phạm giết người?

Sau phiên toà phúc thẩm, trang mạng Việt Tân và nhiều đối tượng chống phá liền đăng tải loạt bài viết bình luận về phiên toà phúc thẩm vụ án Đồng Tâm. Trong đó có bài viết “Truy cùng giết tận” của đối tượng Amy Truc Tran với giọng điệu hằn học, xuyên tạc rằng việc kết án tử hình 2 người con Lê Đình Công, Lê Đình Chức là “truy cùng giết tận”, là “cuộc chiến giữa thổ phỉ và những người dân lương thiện, thị bày tỏ giọng điệu “thương cho những người dân thấp cổ bé họng cùng tiếng nói phản kháng yếu ớt của họ”. Chưa hết, đối tượng Lê Văn Sơn lộng ngôn trong bài “Đồng Tâm – nơi ghi dấu tội ác của ĐCS”  rằng Đồng Tâm là “minh chứng tội ác hùng hồ”, là “đối xử man rợ”.

Nói về bản án tử hình, rõ ràng, không chỉ Việt Nam mà rất nhiều quốc gia khác trên thế giới vẫn đang quy định và áp dụng hình phạt tử hình, trong đó có nhiều tiểu bang ở Mỹ – nơi các đối tượng vẫn luôn ca ngợi là “thiên đường” của dân chủ, nhân quyền. Luật pháp Việt Nam nghiêm minh, bình đẳng với mọi công dân Việt Nam cho dù là ai đi chăng nữa. Dù có dù có là Uỷ viên Trung ương Đảng hay Ủy biên Bộ Chính trị, nếu phạm tội vẫn bị xử lý theo pháp luật như thường, như trường hợp của Trịnh Xuân Thanh, Đinh La Thăng. Và các bị cáo ở Đồng Tâm cũng vậy. Mọi hành vi phạm tội và khung hình phạt đều được quy định chặt chẽ trong Hiến pháp, Bộ luật Hình sự và Bộ luật Tố tụng hình sự; được áp dụng với tất cả công dân Việt Nam, không ngoại trừ bất cứ một ai.

Còn những bị cáo của vụ án Đồng Tâm, thử hỏi, có ai “phòng vệ” mà kêu gọi đồng bọn mua xăng, đổ vào vài trăm cái vỏ bia, rồi chuẩn bị bùi nhùi ném vào người khác cách đó vài tháng hay không. Có ai “giết người trong trạng thái bị kích động” mà hò nhau góp tiền mua 10 quả lựu đạn cất sẵn trong nhà hay không. Có “dân thường” nào tụ tập 20 người trong nhà trước khi lực lượng Công an đến, thấy Công an hò nhau đánh kẻng, ném bom xăng, ném lựu đạn khi họ cách xa vài chục mét không. Và có công lý nào cho những kẻ thấy 3 chiến sỹ công an bị rơi xuống hố thì hò nhau đổ xăng quyết tâm thiêu chết, đến khi chết rồi còn vỗ vai nhau “thơm nhỉ” như một “chiến công” hay không? Đến cả các đối tượng trong vụ án đều đã cúi đầu nhận tội, xin hưởng lượng khoan hồng. Và pháp luật đã rất nhân văn, nhân đạo khi chuyển tội danh cho 29 bị cáo để giảm nhẹ hình phạt, vậy nhưng những kẻ ngoài cuộc lại “nhiệt tình” kêu oan đến vậy? Bất công chỗ nào, bản án nặng nề chỗ nào?

Hơn nữa, chính 2 đối tượng từng hùng hổ tuyên bố sẵn sàng “tiêu diệt” lực lượng Công an trên mạng xã hội. Đối tượng Bùi Viết Hiểu – kẻ trực tiếp “tuyên bố” trên facebook là đã trữ 200 lít xăng, sẵn sàng cho nổ 500 -600 trăm người. Lê Đình Công thì livetream tuyên bố giết 300-500 người, góp tiền trực tiếp làm bom xăng và ném bom xăng vào lực lượng chức năng. Với những chứng cứ đanh thép như thế, đừng nói là đổi tội danh, thậm chí xin giảm nhẹ hình phạt với 2 bị cáo này xem ra là cực kỳ khó khăn nếu nói là không thể.

Theo Tòa phúc thẩm, đây là vụ án “Giết người”, “Chống người thi hành công vụ” đặc biệt nghiêm trọng. Hành vi của các bị cáo đặc biệt nguy hiểm, bất chấp pháp luật, coi thường tính mạng, sức khỏe của người khác, hành vi phạm tội có tổ chức, cách thức thực hiện tội phạm dã man, hậu quả là 3 chiến sĩ Công an đang làm nhiệm vụ hy sinh. “Do đó bản án sơ thẩm là hoàn toàn có căn cứ, đúng quy định pháp luật” – Hội đồng phúc thẩm khẳng định.

Vụ án tại xã Đồng Tâm là một vụ án hình sự đặc biệt nghiêm trọng được sự quan tâm của đông đảo người dân trên cả nước. Do đó mà những thế lực chống phá hòng tìm mọi cách tung các bài viết, phân tích theo hướng suy diễn, xuyên tạc. Từ đó miệt thị chế độ, nền tư pháp, cơ quan tố tụng; suy diễn, chính trị hóa vụ án; kích động, gây tâm lý hoang mang, mất niềm tin của nhân dân. Bản chất sự việc đã quá rõ ràng, khi một nhóm nhỏ đối tượng từ lâu đã âm mưu lên kế hoạch chống người thi hành công vụ, giết người với bom xăng, lựu đạn và hung khí tự chế. Hình ảnh thực tế, nhiều tang vật thu giữ được cũng như hành vi, thủ đoạn tàn độc ở hiện trường và lời khai của các đối tượng là minh chứng không thể chối cãi cho điều đó.

Đối với gia đình 3 liệt sĩ, có lẽ bất luận bản án thế nào, cũng không thể đưa những người con, người chồng, người cha của họ trở về, không gì có thể vơi dịu nỗi đau mất mát. Nhưng bản án tử dành cho Lê Đình Công, Lê Đình Chức là điều cần thiết để thể hiện sự nghiêm minh của pháp luật, để những kẻ thủ ác phải trả giá về hành vi coi thường pháp luật của chúng, để làm gương răn đe cho 1 số kẻ đang hóng hách xuyên tạc, xúc phạm, chống đối nhà nước và người thi hành nhiệm vụ. Giả vờ thương hại, kêu oan thay những bị cáo,. cũng chỉ là chiêu trò để tạo cớ chống phá. Sự suy diễn của chúng chỉ có thể lừa phỉnh trong chốc lát đối với những người thiếu thông tin, thiếu hiểu biết pháp luật, thiếu khả năng phân tích, nhận định về những tiến bộ, đổi mới đang diễn ra ở Việt Nam.

Hải Anh

* Bài viết thể hiện văn phong và quan điểm riêng của tác giả.

Theo: Hội Cờ đỏ

Related Articles

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here

Stay Connected

863FansLike
44FollowersFollow
0SubscribersSubscribe

BÀI MỚI

Xem nhiều

Phản biện - Luận bàn

ĐỐI TƯỢNG