Sunday, November 24, 2024

Quốc hội sẽ miễn nhiệm Chủ tịch nước, Thủ tướng và Chủ tịch Quốc hội khi kiện toàn nhân sự cấp cao?

Nếu như tại Kỳ họp 11 Quốc hội khóa XIV, các chức danh lãnh đạo gồm Chủ tịch nước, Thủ tướng Chính phủ và Chủ tịch Quốc hội được kiện toàn thì Quốc hội sẽ tiến hành miễn nhiệm với những vị lãnh đạo đang đảm nhiệm chức vụ đó.

Ở cuối nhiệm kỳ Quốc hội khóa XIII (năm 2016), Chủ tịch nước lúc đó là ông Trương Tấn Sang, Thủ tướng Chính phủ là ông Nguyễn Tấn Dũng và Chủ tịch Quốc hội là ông Nguyễn Sinh Hùng đều không tái cử Ban Chấp hành Trung ương và Bộ Chính trị khóa XII (2016-2021). Tại Kỳ họp thứ 11 Quốc hội khóa XIII, Quốc hội đã miễn nhiệm với 3 vị lãnh đạo kể trên để bầu Chủ tịch nước, Thủ tướng Chính phủ và Chủ tịch Quốc hội mới.

Quốc hội sẽ miễn nhiệm Chủ tịch nước, Thủ tướng và Chủ tịch Quốc hội khi kiện toàn nhân sự cấp cao?
Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc và Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân tại Đại hội XIII của Đảng (ảnh TTXVN).

Tại cuối nhiệm kỳ Quốc hội khóa XIV, cả Chủ tịch nước và Thủ tướng Chính phủ đều tái cử Ban Chấp hành Trung ương và Bộ Chính trị khóa XIII (2012-2026), chỉ có Chủ tịch Quốc hội là không tái cử Ban Chấp hành Trung ương và Bộ Chính trị khóa XIII.

Theo thông cáo báo chí của Văn phòng Trung ương Đảng, tại ngày làm việc cuối của Hội nghị Trung ương 2 khóa XIII (khai mạc ngày 8/3, bế mạc sáng ngày 9/3), Ban Chấp hành Trung ương Đảng bỏ phiếu biểu quyết về việc giới thiệu nhân sự đảm nhiệm chức danh Chủ tịch nước, Thủ tướng Chính phủ và Chủ tịch Quốc hội khoá XIV, nhiệm kỳ 2016 – 2021; khoá XV, nhiệm kỳ 2021 – 2026.

Từ thông tin trên có thể thấy, tại Kỳ họp thứ 11 Quốc hội khóa XIV tới đây (dự kiến khai mạc ngày 24/3), nhiều khả năng Quốc hội sẽ kiện toàn cả 3 chức danh Chủ tịch nước, Thủ tướng Chính phủ và Chủ tịch Quốc hội, mặc dù Chủ tịch nước và Thủ tướng Chính phủ đương nhiệm đều tái cử Ban Chấp hành Trung ương và Bộ Chính trị nhưng 2 chức danh này cũng được kiện toàn chứ không chờ hết nhiệm kỳ (nhiệm kỳ của Chủ tịch nước và Thủ tướng theo nhiệm kỳ của Quốc hội, nhiệm kỳ Quốc hội khóa XIV là 5 năm, đến khi bầu ra Quốc hội khóa XV).

Trong trường hợp Quốc hội kiện toàn 3 chức danh lãnh đạo kể trên, về trình tự, thủ tục, Quốc hội sẽ tiến hành miễn nhiệm Chủ tịch Quốc hội, sau đó Ủy ban Thường vụ Quốc hội sẽ giới thiệu nhân sự để Quốc hội bầu Chủ tịch Quốc hội mới.

Tiếp đến, Chủ tịch Quốc hội sẽ thay mặt Ủy ban Thường vụ Quốc hội đề nghị Quốc hội tiến hành miễn nhiệm Chủ tịch nước, sau đó Quốc hội xem xét, bầu Chủ tịch nước mới theo tờ trình nhân sự của Ủy ban Thường vụ Quốc hội.

Tiếp theo, Chủ tịch nước sẽ đọc tờ trình đề nghị Quốc hội miễn nhiệm Thủ tướng Chính phủ, sau đó đọc tờ trình giới thiệu nhân sự để Quốc hội xem xét, bầu giữ chức Thủ tướng Chính phủ.

Theo quy định của Hiến pháp và pháp luật, Chủ tịch nước, Thủ tướng Chính phủ, Chủ tịch Quốc hội và Chánh án Tòa án Nhân dân Tối cao sau khi được Quốc hội bầu sẽ tuyên thệ nhậm chức.

Chủ tịch nước hiện nay là Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, ông được bầu giữ chức Chủ tịch nước vào tháng 10/2018 (thay ông Trần Đại Quang); Thủ tướng Chính phủ là ông Nguyễn Xuân Phúc, ông được bầu giữ chức Thủ tướng Chính phủ vào tháng 4/2016 khi Quốc hội khóa XIII kiện toàn nhân sự, đến tháng 7/2016, ông tiếp tục được Quốc hội khóa XIV bầu giữ chức vụ này.

Chủ tịch Quốc hội hiện nay là bà Nguyễn Thị Kim Ngân, bà được bầu giữ chức Chủ tịch Quốc hội vào tháng 3/2016, khi Quốc hội khóa XIII kiện toàn nhân sự, bà tiếp tục được Quốc hội khóa XIV bầu giữ chức vụ này vào tháng 7/2016. Bà là nữ Chủ tịch Quốc hội đầu tiên và duy nhất tính tới thời điểm này.

P.V

Theo: Cánh cò

Related Articles

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here

Stay Connected

863FansLike
44FollowersFollow
0SubscribersSubscribe

BÀI MỚI

Xem nhiều

Phản biện - Luận bàn

ĐỐI TƯỢNG