Saturday, November 23, 2024

Nhân sự đảm nhiệm 3 chức danh lãnh đạo chủ chốt bộ máy Nhà nước

Ba chức danh lãnh đạo chủ chốt và một số ví trị khác trong bộ máy Nhà nước sẽ được Quốc hội bầu, phê chuẩn tại kỳ họp dự kiến khai mạc ngày 24/3.

Đây là chủ trương vừa được “nhất trí rất cao” tại hội nghị Trung ương 2 (khóa XIII).

Theo ông Nguyễn Đức Hà, chuyên gia Xây dựng Đảng, kỳ họp Quốc hội tới đây sẽ kiện toàn một bước, trước hết là ba lãnh đạo chủ chốt Chủ tịch nước, Thủ tướng, Chủ tịch Quốc hội và một số vị trí trong Chính phủ, trong Uỷ ban Thường vụ Quốc hội, các cơ quan của Quốc hội…

“Các vị trí mà lãnh đạo ở đó không tham gia Trung ương khóa mới hoặc có tham gia Trung ương, Bộ Chính trị, Ban bí thư khóa XIII nhưng dự kiến thay đổi công tác thì sẽ được kiện toàn, sắp xếp lại”, ông Hà nói.

Ông phân tích, việc sớm kiện toàn, sắp xếp lại các chức danh lãnh đạo cơ quan Nhà nước một cách đồng bộ, dù còn 4 tháng nữa đến kỳ họp đầu tiên của Quốc hội khóa XV (kỳ họp sẽ bầu, phê chuẩn các chức danh bộ máy Nhà nước khóa mới), nhằm đáp ứng kịp thời yêu cầu triển khai tổ chức thực hiện Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng.

Nhân sự đảm nhiệm 3 chức danh lãnh đạo chủ chốt bộ máy Nhà nước
Từ trái sang: Thường trực Ban bí thư Võ Văn Thưởng; Trưởng ban Tổ chức Trung ương Phạm Minh Chính; Tổng bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng; Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc; Bí thư Thành ủy Hà Nội Vương Đình Huệ, tại phiên khai mạc hội nghị Trung ương 2 (khóa XIII) sáng 8/3. Ảnh: VGP

Trong ba chức danh lãnh đạo chủ chốt hiện nay, Tổng bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng được bầu giữ cương vị người đứng đầu Nhà nước tại kỳ họp thứ sáu, Quốc hội khóa XIV (tháng 10/2018). Đây là lần đầu tiên sau nhiều nhiệm kỳ, người đứng đầu Đảng đồng thời đứng đầu Nhà nước. Tuy nhiên, tại cuộc tiếp xúc cử tri tháng 10/2018, Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng cho biết việc Tổng bí thư được giới thiệu để bầu làm Chủ tịch nước “không phải nhất thể hóa”, mà là “tình huống” khi Chủ tịch nước Trần Đại Quang qua đời.

Tại Đại hội XIII, Tổng bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng và Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc là hai nhân sự thuộc “trường hợp đặc biệt”, tái đắc cử Trung ương khóa mới và được bầu vào Bộ Chính trị.

Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân không tham gia Trung ương khóa XIII.

Ở khối Chính phủ, vào đầu nhiệm kỳ có 28 vị trí với 27 thành viên gồm: Thủ tướng, 5 Phó thủ tướng (trong đó một Phó thủ tướng kiêm Bộ trưởng Ngoại giao) và 21 Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ. Tháng 2/2020, Phó thủ tướng Vương Đình Huệ được phân công giữ chức Bí thư Thành ủy Hà Nội. Như vậy Chính phủ hiện có 26 thành viên.

9 thành viên Chính phủ không tham gia Trung ương khóa mới, gồm Phó thủ tướng Trương Hòa Bình, Phó thủ tướng Trịnh Đình Dũng, các Bộ trưởng Quốc phòng, Nội vụ, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Văn hóa Thể thao và Du lịch, Xây dựng, Giáo dục và Đào tạo; và Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ.

17 thành viên Chính phủ tái đắc cử tại Đại hội XIII sẽ được giới thiệu tiếp tục giữ chức vụ hiện nay hoặc phân công trọng trách mới tại kỳ họp Quốc hội sắp tới.

Trong đó, Chính phủ hiện có 5 Ủy viên Bộ Chính trị, gồm: Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc; Phó thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Bình Minh; Bộ trưởng Công an, Đai tướng Tô Lâm; Bộ trưởng Công Thương Trần Tuấn Anh (đã được phân công làm Trưởng ban Kinh tế Trung ương) và Bộ trưởng Tài chính Đinh Tiến Dũng.

Hai Bộ trưởng, Trưởng ngành là Bí thư Trung ương Đảng, gồm: Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc Đỗ Văn Chiến và Tổng thanh tra Chính phủ Lê Minh Khái.

Nhân sự đảm nhiệm 3 chức danh lãnh đạo chủ chốt bộ máy Nhà nước
Đại biểu tham dự hội nghị Trung ương 2 (khóa XIII) ngày 9/3. Ảnh: VGP

Các thành viên Chính phủ còn lại là Ủy viên Trung ương có Phó thủ tướng Vũ Đức Đam; các Bộ trưởng Khoa học và Công nghệ, Kế hoạch và Đầu tư, Tư pháp, Tài nguyên và Môi trường, Lao động Thương binh và Xã hội, Giao thông Vận tải, Thông tin và Truyền thông, Y tế và Thống đốc Ngân hàng Nhà nước.

Ngoài ra, một số bộ, cơ quan ngang bộ hiện nay có Thứ trưởng là các Ủy viên Trung ương Đảng, như: Thứ trưởng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Lê Minh Hoan; Thứ trưởng Nội vụ Phạm Thị Thanh Trà; Thứ trưởng Xây dựng Nguyễn Thanh Nghị; Thứ trưởng Văn hóa Thể thao Du lịch Nguyễn Văn Hùng; Phó chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Trần Văn Sơn.

Trong số hai lãnh đạo Bộ Quốc phòng là Ủy viên Bộ Chính trị, một người giữ cương vị Tổng tham mưu trưởng, Thứ trưởng là Thượng tướng Phan Văn Giang.

Ở khối Quốc hội, Uỷ ban thường vụ có 18 người, 12 vị không tham gia Trung ương khóa XIII gồm: Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân, 4 Phó chủ tịch Quốc hội và Chủ tịch Hội đồng Dân tộc; Tổng thư ký, Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội; Chủ nhiệm các Ủy ban Quốc phòng và An ninh, Khoa học Công nghệ và Môi trường, Đối ngoại, Văn hóa Giáo dục Thanh niên Thiếu niên và Nhi đồng; và Trưởng ban Công tác đại biểu.

6 Ủy viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội tái đắc cử tại Đại hội XIII, sẽ tiếp tục nhiệm vụ hoặc được phân công vị trí khác. Đó là Chủ nhiệm Ủy Ban Tài chính Ngân sách Nguyễn Đức Hải; Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật Hoàng Thanh Tùng; Chủ nhiệm Ủy ban Tư Pháp Lê Thị Nga; Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế Vũ Hồng Thanh; Chủ nhiệm Ủy ban về các vấn đề Xã hội Nguyễn Thúy Anh.

Trong các cơ quan của Quốc hội, một số vị Phó chủ nhiệm là Ủy viên Trung ương sẽ được giới thiệu đảm nhiệm trọng trách tại chỗ hoặc thay đổi công tác, như Phó chủ nhiệm Ủy ban Khoa học Công nghệ Môi trường Lê Quang Huy; Phó chủ nhiệm Ủy ban Đối ngoại Vũ Hải Hà; Phó chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội Nguyễn Sỹ Thanh; Phó ban Công tác đại biểu (thuộc Ủy ban Thường vụ Quốc hội) Nguyễn Thị Thanh; Trưởng Ban Dân nguyện (thuộc Ủy ban Thường vụ Quốc hội) Dương Thanh Bình.

Trước đây trong nhiệm kỳ Đại hội XII (2016-2021), các vị trí trong bộ máy Nhà nước cũng đã lần lượt được kiện toàn tại kỳ họp cuối cùng của Quốc hội khóa XIII (tháng 3/2016), và kỳ họp thứ nhất, Quốc hội khóa XIV (tháng 7/2016).

Tùng Lâm  

Theo: Cánh cò

Related Articles

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here

Stay Connected

863FansLike
44FollowersFollow
0SubscribersSubscribe

BÀI MỚI

Xem nhiều

Phản biện - Luận bàn

ĐỐI TƯỢNG