Trong số các luật sư tham gia bào chữa cho 6 bị cáo trong phiên tòa phúc thẩm hình sự ngày hôm nay (8/3), chỉ thấy facebook mang tên ‘Manh Dang’ của luật sư Đặng Đình Mạnh là ‘lăn tăn’ với những vấn đề thật khó hiểu…
Cách đây 3 tiếng đồng hồ ngày 8/3 (hiển thị thời gian trên trang facebook cá nhân Mang Dang) có đăng tải bài viết ‘Bùi Thị Nối’ trong đó luật sư Đặng Đình Mạnh miêu tả người phụ nữ (bị cáo) Bùi Thị Nối như là một người phụ nữ ‘khôn ngoan’ với như ‘có lúc như lơ đễnh khi bị cáo này bị Tòa hướng không lối thoát’ hay câu hỏi bị cáo Bùi Thị Nối đặt ra ‘khiến Tòa không trả lời được: Đảng có giết đảng không ?”. Có vẻ như, câu hỏi này khiến luật sư Đặng Đình Mạnh ‘khá tâm đắc’ và lấy đó làm điểm nhấn để viết bài đăng tải ngay khi phiên tòa kết thúc. Với cách viết của một luật sư (Luật sư Đặng Đình Mạnh) trong việc nhấn đi nhấn lại rằng bị cáo Bùi Thị Nối ‘hỏi đi, hỏi lại’ câu hỏi trên nhiều lần mà Hội đồng xét xử cứ ‘lặng thinh’ đã ‘tạo đà’ cho những người thiếu thiện chí, cơ hội chính trị, bất mãn,… lấy đó là cái cớ để lao vào ‘chửi bới’.
Là một người dân, khi lướt facebook thấy được ‘cách hành văn’ của luật sư chúng tôi cũng không khỏi trạnh lòng. Chúng tôi chạnh lòng không phải vì Hội đồng xét xử phúc thẩm ngày hôm nay ‘lặng thing’ không thể trả lời được câu hỏi của bị cáo Bùi Thị Nối mà chạnh lòng vì ‘một luật sư’ mà cũng có ‘nhã ý’ cố tình hiểu sai.
Tại sao, Hội đồng xét xử lại không trả lời câu hỏi của bị cáo Bùi Thị Nối? Chắc luật sư Đặng Đình Mạnh là người được đào tạo bài bản, có trình độ cao về pháp luật hình sự cũng như có thâm niên trong bào chữa quá thừa biết ‘Đảng’ ở đây là một tổ chức (tổ chức chính trị) thì làm sao có thể cấu thành tội giết người ? Trong các bộ luật hình sự mà mới đây nhất là Bộ luật hình sự năm 2015, sửa đổi bổ sung năm 2017 không hề có quy định truy cứu trách nhiệm hình sự ‘tổ chức hay hiện nay quy định là pháp nhân kinh tế’ tội danh giết người. Vậy, người đặt câu hỏi ngớ ngẩn hay người không trả lời ngớ ngẩn ? Quả thật, luật sư Đặng Đình Mạnh ‘ví von’ bị cáo Bùi Thị Nối cứ như ‘một bị cáo không bình thường về mặt tinh thần’ là không sai nhưng luật sư lại rất tâm đắc với ‘câu hỏi’ của bị cáo Bùi Thị Nối với thái độ ‘lặng thinh’ của Hội đồng xét xử.
Cũng lại một vấn đề nữa, tưởng cũ mà mới cũng trong ngày hôm nay luật sư Đặng Đình Mạnh tiếp tục đăng đàn cho rằng ‘Hội đồng xét xử tịch thu’ quyền tiếp xúc giữa luật sư với thân chủ theo điều 256 Bộ luật Tố tụng hình sự’.
Điều 256. Nội quy phiên tòa
1. Mọi người vào phòng xử án phải mặc trang phục nghiêm túc, chấp hành việc kiểm tra an ninh và thực hiện đúng hướng dẫn của Thư ký Tòa án.
2. Mọi người trong phòng xử án phải tôn trọng Hội đồng xét xử, giữ gìn trật tự và tuân theo sự điều hành của chủ tọa phiên tòa.
3. Mọi người trong phòng xử án phải đứng dậy khi Hội đồng xét xử vào phòng xử án và khi tuyên án. Bị cáo phải đứng khi Kiểm sát viên công bố cáo trạng hoặc quyết định truy tố. Người được Tòa án triệu tập đến phiên tòa muốn trình bày ý kiến phải được chủ tọa phiên tòa đồng ý; người trình bày ý kiến phải đứng khi trình bày ý kiến, khi được hỏi.
Những người vì lý do sức khỏe có thể được chủ tọa phiên tòa cho phép ngồi.
4. Tại phiên tòa, bị cáo đang bị tạm giam chỉ được tiếp xúc với người bào chữa cho mình. Việc tiếp xúc với những người khác phải được chủ tọa phiên tòa cho phép.
5. Người dưới 16 tuổi không được vào phòng xử án, trừ trường hợp được Tòa án triệu tập đến phiên tòa.
Phải chăng, luật sư Đặng Đình Mạnh viện dẫn khoản 4 điều 256 (nêu trên)? Đúng vậy, nếu theo khoản 4 điều 256 thì luật sư bào chữa cho bị cáo nào thì trong phiên tòa được tiếp xúc với bị cáo đó nếu bị cáo đó đang bị ‘tạm giam’. Vậy, xin hỏi luật sư Đặng Đình Mạnh đã làm nghĩa vụ của mình để được ‘tiếp xúc bị cáo’ mình bảo vệ hay chưa? như thông báo cho thư ký ? có bao nhiêu trong số 8 luật sư thông báo cho thư ký biết là muốn gặp bị cáo? thời gian nghỉ trưa được bao nhiêu lâu?. Xin thưa với luật sư Đặng Đình Mạnh rằng, nếu luật sư muốn tiếp xúc với bị cáo do mình bào chữa phải trực tiếp ‘thông báo cho thư ký phiên tòa sau đó chủ tọa phiên tòa mới bố trí để luật sư tiếp xúc với bị cáo mà bình bào chữa. Tất nhiên, việc tiếp xúc này phải trong giờ nghỉ có lực lượng an ninh đảm bảo không thể ‘vô lối’ tự tung, tự tác tiếp xúc ngay trong thời gian đang xét xử. Mặt khác, 6 bị cáo có đến 12 luật sư bào chữa, chưa kể một một luật sư bào chữa cho nhiều người nên không thể bố trí hết trong giờ nghỉ để tất cả 12 luật sư ‘ngồi túm năm tụm bảy’ với 6 bị cáo như ngồi ở giữa chợ được. Chắc luật sư biết quá rõ quy định này ?
12 luật sư tham gia bào chữa cho 6 bị cáo phiên tòa phúc thẩm vụ án Đồng Tâm (ảnh facebook Manh Dang)
Trước phiên tòa phúc thẩm này, luật sư Đặng Đình Mạnh cũng đã có không ít ‘lời ca thán’ cùng với những ‘lời nói vàng ngọc’ khi trao đổi thông qua điện đàm với ngài nghị viên Thụy Sĩ về những ‘băn khoăn’ của phiên tòa này đã được RFA loan tải ‘đậm chất quan điểm của một luật sư dưới góc nhìn pháp lý’. Phải chăng, đây là tiếng nói ‘góp ý chân thành’ của luật sư ? Chắc chắn rằng, luật sư Đặng Đình Mạnh cũng phải ‘suy tư’ sau khi có những ‘phát ngôn’ và được RFA loan tải như vậy.
Chúng tôi cũng chắc chắn rằng, sau những ‘băn khoăn’ của luật sư sau ngày thứ nhất xét xử này RFA hoặc VOA, thậm chí BBC sẽ có nhiều bài viết ‘hay’, ‘độc đáo’,… để ‘châm chọc’ kèm theo đó lên án, quy chụp, vu cáo cho việc xét xử thiếu khách quan, không đúng luật, thậm chí còn’hài ước’.
Chúng tôi chỉ tiếc rằng, những người có tri thức, đại diện cho một phần đấu tranh vì công lý lại thiếu đi ‘tiếng nói’ góp ý vô tư, khách quan chỉ biết lên án thậm chí cố tình ‘tô vẽ thêm’ mà không thực hiện quyền và nghĩa vụ của mình trong việc không chỉ góp phần hoàn thiện hoạt động tố tụng tại phiên tòa mà còn làm cho vụ án được Hội đồng xét xử tuyên án đúng người, đúng tội.
Thành Nam
Nguồn: Đấu trường Dân chủ
Theo: Hội Cờ đỏ