Ngày hôm nay, Tòa án nhân dân tối cao đã mở phiên tòa phúc thẩm vụ án Giết người, Chống người thi hành công vụ tại Đồng Tâm, Mỹ Đức, Hà Nội.
Theo đúng dự đoán những đối tượng cầm đầu như Lê Đình Công đều có biểu hiện khai báo quanh co hòng chối tội mong thoát khỏi án tử.
Theo tường thuật của các phóng viên tại phiên tòa thì bị cáo Lê Đình Công, người được kết luận là có vai trò chủ mưu và bị tòa sơ thẩm tuyên mức án tử hình, lên bục xét hỏi. Tại đây, bị cáo Công đã thay đổi nội dung kháng cáo, thay vì “xin giảm nhẹ hình phạt”, bị cáo đã kêu oan.
Theo bị cáo Công, kết luận điều tra và luận tội của Viện kiểm sát tại phiên tòa sơ thẩm là chưa đúng, như việc bị cáo “không bàn bạc với ai, không đại diện cho ai, không phân công ai…”; các ngày 6 – 8.1 (ngay trước ngày xảy ra vụ việc), không có cuộc họp nào “để chống đối lực lượng công an” diễn ra.
Bị cáo Công chỉ nhận hành vi tham gia tổ đồng thuận cùng với bố, bàn bạc với các bị cáo Bùi Viết Hiểu và Nguyễn Văn Tuyển về việc mua lựu đạn, có ném 2 chai bom xăng xuống đường và ném lựu đạn về phía cơ quan chức năng (lựu đạn không nổ). Bị cáo Công không biết việc 3 cán bộ công an tử vong, sau này nghe mới biết.
Với các lý lẽ trên, bị cáo Công chỉ nhận tội “chống người thi hành công vụ”, không nhận tội “giết người” và cho rằng mình bị quy kết “chủ mưu” như tại phiên tòa sơ thẩm là chưa thỏa đáng.
Điều này cho thấy bản chất tráo trở, thách thức pháp luật của Lê Đình Công không bao giờ thay đổi.
Lời khai của Công làm tôi nhớ lại bao nhiêu lần trước đây Công từng livestream ngông cuồng thách thức các lực lượng thực thi công vụ, rằng nếu ai vào Đồng Tâm sẽ “nướng chả”, rồi sẽ tiêu diệt bao nhiêu Công an, Quân đội.
Cái mồm của Công cũng từng leo lẻo lừa bịp biết bao người dân Đồng Tâm tin và nghe theo bố con Công để chiếm dụng trái phép đất nông nghiệp.
Có thể khẳng định nếu không có vai trò chủ mưu của Công cả trong một quá trình thì đã không xảy ra sự việc nghiêm trọng về nhiều mặt như vậy tại Đồng Tâm.
Mọi tài liệu chứng cứ đều khẳng định rõ vai trò chủ mưu, cầm đầu của Công.
Thế nên dù Công có quanh co chối tội thì cũng không thể chối bỏ được tội lỗi của mình.
Gây tội phải đền tội.
Công lý phải được thực thi.
Viễn
Nguồn: Dân quyền
Theo: Hội Cờ đỏ