Friday, November 22, 2024

VÌ SAO XÉT XỬ KÍN VỤ ÁN BỊ CÁO NGUYỄN ĐỨC CHUNG CHIẾM ĐOẠT TÀI LIỆU BÍ MẬT NHÀ NƯỚC

Huyền Pha

Việc xét xử các cụ án phải được tiến hành công khai, công bằng, kịp thời trong thời hạn luật định. Tuy nhiên vẫn có những trường hợp Tòa án có thể xét xử kín. Tại khoản 3 Điều 103 Hiến pháp năm 2013 quy định: “Tòa án nhân dân xét xử công khai. Trong trường hợp đặc biệt cần giữ bí mật nhà nước, thuần phong, mỹ tục của dân tộc, bảo vệ người chưa thành
niên hoặc giữ bí mật đời tư theo yêu cầu chính đáng của đương sự, Tòa án nhân dân có thể xét xử kín.”

Tại Điều 25 Bộ luật Tố tụng hình sự 2015 quy định: “Tòa án xét xử công khai, mọi người đều có quyền tham dự phiên tòa, trừ trường hợp do Bộ luật này quy định. Trường hợp đặc biệt cần giữ bí mật nhà nước, thuần phong, mỹ tục của dân tộc, bảo vệ người dưới 18 tuổi hoặc để giữ bí mật đời tư theo yêu cầu chính đáng của đương sự thì Tòa án có thể xét xử kín nhưng phải tuyên án công khai.”

VÌ SAO XÉT XỬ KÍN VỤ ÁN BỊ CÁO NGUYỄN ĐỨC CHUNG CHIẾM ĐOẠT TÀI LIỆU BÍ MẬT NHÀ NƯỚC

Trong một diễn biến mới nhất, Tòa án nhân dân thành phố Hà Nội vừa ra quyết định, ngày 11/12 tới sẽ mở phiên tòa xét xử sơ thẩm vụ án “Chiếm đoạt tài liệu bí mật nhà nước” liên quan đến vụ án Công ty Nhật Cường, thuộc diện Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng theo dõi, chỉ đạo.

Bốn bị cáo trong vụ án này gồm: ông Nguyễn Đức Chung (sinh năm 1967, cựu Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội); Phạm Quang Dũng (sinh năm 1983, cựu cán bộ Cục Cảnh sát điều tra tội phạm về tham nhũng, kinh tế, buôn lậu, Bộ Công an); Nguyễn Hoàng Trung (sinh năm 1983, cựu cán bộ Công an thành phố Hà Nội, biệt phái công tác tại Phòng Thư ký – Biên tập, Văn phòng UBND thành phố Hà Nội); Nguyễn Anh Ngọc (sinh năm 1974, cựu Phó Trưởng Công an quận Cầu Giấy, Hà Nội, biệt phái công tác và giữ chức vụ Phó trưởng Phòng Thư ký – Biên tập, Văn phòng UBND thành phố Hà Nội) bị Viện Kiểm sát nhân dân Tối cao truy tố về tội “Chiếm đoạt tài liệu bí mật nhà nước” theo quy định tại Điều 337 – Bộ luật Hình sự năm 2015.

Hội đồng xét xử gồm ba người: một thẩm phán, hai hội thẩm nhân dân. Hai kiểm sát viên của Viện Kiểm sát nhân dân thành phố Hà Nội tham gia giữ quyền công tố tại phiên tòa. Vụ án được xét xử kín.

4 luật sư tham gia bào chữa cho bị cáo Nguyễn Đức Chung gồm: Nguyễn Văn Tú, Trương Trọng Nghĩa, Trần Hoàng Anh và Nguyễn Thị Hoài Linh.

Bào chữa cho bị cáo Phạm Quang Dũng có luật sư Ngô Kim Lan. Luật sư Đỗ Thị Ánh Tuyết, Trịnh Cẩm Bình và Giang Hồng Thanh bào chữa cho bị cáo Nguyễn Hoàng Trung và Nguyễn Anh Ngọc.

Theo cáo trạng, bị cáo Nguyễn Đức Chung và vợ là Nguyễn Thị Trúc Chi Hoa là những người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đến vụ án Công ty Nhật Cường, thuộc diện Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng theo dõi, chỉ đạo. Để nắm được thông tin, tài liệu điều tra của vụ án Nhật Cường, bị cáo Nguyễn Đức Chung liên hệ và đề nghị Phạm Quang Dũng (cán bộ Cục Cảnh sát điều tra tội phạm về tham nhũng, kinh tế, buôn lậu, Bộ Công an) cung cấp thông tin, tài liệu về vụ án.

Trong thời gian từ 7/2019- 6/2020, thực hiện đề nghị của bị cáo Nguyễn Đức Chung, bị cáo Phạm Quang Dũng đã 5 lần chiếm đoạt 9 tài liệu thuộc danh mục bí mật nhà nước độ “Mật”, liên quan đến vụ án Công ty Nhật Cường. Trong đó, bị cáo Dũng đã chuyển cho bị cáo Chung 2 lần, gồm 6 tài liệu thuộc danh mục bí mật nhà nước độ “Mật”.

Đối với 2 bị cáo: Nguyễn Hoàng Trung và Nguyễn Anh Ngọc, cáo trạng xác định đã một lần tham gia in, chỉnh sửa ba tài liệu “Mật” cho bị cáo Nguyễn Đức Chung.

Rõ ràng để đảm bảo yêu cầu liên quan đến việc bí mật nhà nước thì việc xét xử vụ án trên được xử kín là tuân thủ các quy định của pháp luật hiện nay./.

Related Articles

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here

Stay Connected

863FansLike
44FollowersFollow
0SubscribersSubscribe

BÀI MỚI

Xem nhiều

Phản biện - Luận bàn

ĐỐI TƯỢNG