Ngày 07/10/2020, Cơ quan An ninh điều tra Công an TP Hà Nội đã chủ trì phối hợp với một số đơn vị nghiệp vụ của Bộ Công an và Công an TP Hồ Chí Minh thi hành lệnh bắt bị can để tạm giam, khám xét khẩn cấp đối với bị can Phạm Thị Đoan Trang tại địa chỉ phòng 6 – lầu 1 – 372/36 đường Cách mạng tháng Tám, phường 10, quận 3, TP Hồ Chí Minh về tội “Tuyên truyền chống Nhà nước Cộng hòa XHCN Việt Nam” quy định tại Điều 88 và tội “Làm, tàng trữ, phát tán hoặc tuyên truyền thông tin, tài liệu, vật phẩm nhằm chống Nhà nước Cộng hòa XHCN Việt Nam” quy định tại Điều 117, Bộ luật Hình sự năm 2015.
Phạm Đoan Trang
Trong cảm nhận đầu tiên đối với nhiều người, gương mặt của Phạm Đoan Trang không mấy thiện cảm, ấn tượng cả về nghĩa đen, nghĩa bóng lẫn bản chất bên trong. Xuất thân từ một gia đình trí thức ở Hà Nội từng học trường THPT chuyên Hà Nội và tốt nghiệp đại học Ngoại thương, từng 9 năm làm việc cho các tờ báo nổi tiếng VnExpress, Vietnamnet … cây bút viết báo là vũ khí sắc bén để phản ánh đời sống xã hội, phục vụ đất nước nhưng nó lại chính là con dao mà Phạm Đoan Trang sử dụng để chống phá và giờ đây chính cô lại là người phải nhận lấy hậu quả do bản thân tự gây ra.
Môi trường sống và học tập có chỉ ảnh hưởng một phần chứ không phải yếu tố quyết định tất cả mà xuất phát từ chính bản thân Phạm Đoan Trang đã không tự tu dưỡng rèn luyện phẩm chất đạo đức, ảo tưởng về sức mạnh bản thân, đi ngược lại đường lối chính sách của Đảng, Nhà nước, thậm chí do chính những đồng tiền dơ bẩn làm tha hoá nhân cách. Thế mới biết được việc lựa chọn con đường đi là vô cùng quan trọng, hoặc là phát huy năng lực bản thân hoặc là tự đẩy đến bước đường cùng.
Quá trình sa lầy của Phạm Đoan Trang bắt đầu từ cuối tháng 08/2009 khi cùng với Bùi Thanh Hiếu và Nguyễn Ngọc Như Quỳnh bị bắt tạm giữ 9 ngày do liên quan đến một kế hoạch in áo phông phản đối dự án Bauxite Tây Nguyên. Trong đó, có vai trò hậu thuẫn, đạo diễn và tài trợ tài chính là tổ chức khủng bố Việt Tân với số tiền 24.000USD. Quá trình làm việc với cơ quan Công an, Trang luôn nói không biết kế hoạch, chỉ cho Hiếu mượn tài khoản để nhận tiền. Do chưa đủ tài liệu, chứng cứ để chứng minh hành vi vi phạm nên cơ quan Công an đã trả tự do cho Trang. Tuy nhiên, vụ việc cũng khiến Trang chịu nhiều sức ép trong dư luận cơ quan và buộc phải rời Vietnamnet vào tháng 02/2010.
Ngay sau khi rời Vietnamnet, Trang được Mai Phan Lợi, vào thời điểm đó là Trưởng đại diện văn phòng báo Pháp luật TP.HCM tại Hà Nội nhận vào làm tại báo này. Năm 2012, Lợi tiếp tục tuyển Trịnh Hữu Long – người vừa gặp và kết bạn với Đoan Trang trong đợt nổ ra biểu tình “chống Trung Quốc” mùa hè năm 2011. Cuối tháng 8/2012, Lợi thành lập “Trung tâm Truyền thông Giáo dục Cộng đồng” (MEC), và đưa Trang vào Hội đồng Khoa học của tổ chức đó, dù trình độ của Trang không có liên quan gì đến lĩnh vực này. Ngoài ra, trong giai đoạn 2008 – 2012, Phạm Đoan Trang và Trịnh Hữu Long còn viết bài cho Nhịp cầu thế giới (trang tin do một nhóm cựu học sinh Việt Nam tại Hungary sáng lập vào năm 2001), Chúng ta (trang thông tin chịu ảnh hưởng của Nguyễn Trần Bạt) và báo điện tử Tia sáng (chịu ảnh hưởng của Chu Hảo). Đây là các trang tin đều đã bị vạch mặt trên chương trình Đối diện, trong đó Chu Hảo đã bị khai trừ ra khỏi Đảng và tước mọi chức vụ trong Đảng, lẫn chính quyền vào năm 2019.
Khi Phạm Đoan Trang, Trịnh Hữu Long và Nguyễn Anh Tuấn xuất ngoại để gia nhập tổ chức VOICE (tổ chức ngoại vi của Việt Tân có trụ sở tại Singapore, Thái Lan và Philippines). Vào tháng 01/2013, Trang và Long cũng chấm dứt sự nghiệp phóng viên để trở thành đối tượng hoạt động núp bóng lợi dụng “tự do, dân chủ, nhân quyền” để chống phá Nhà nước Cộng hòa XHCN Việt Nam.
Quá trình hoạt động chống phá, Phạm Đoan Trang đã nộp hơn 35 hồ sơ xin thành lập các dự án với tên gọi: “Vấn đề nhân quyền cho Việt Nam”, “Con đường hiện thực hóa dân chủ”, “Sự cai trị của ĐCSVN không có dân chủ-tự do”, “Chính sách chống tôn giáo tại Việt Nam của nhà cầm quyền Cộng sản”…, các hồ sơ “Startup” của Trang đã được các tổ chức như Tổ chức theo dõi Nhân quyền, Tổ chức Ân xá quốc tế, Tổ chức phóng viên không biên giới, Tổ chức báo chí tự do, Tổ chức minh bạch quốc tế, Liên đoàn tự do dân sự Mỹ… duyệt, chi số tổng số tiền lên tới gần 7 triệu USD để Trang viết báo cáo, in xuất bản hàng chục đầu tài liệu xuyên tạc trắng trợn về tình hình chính trị, kinh tế, văn hóa, tôn giáo tại Việt Nam thông qua cái gọi là Nhà xuất bản Tự do được Trang lập ra. Đặc biệt nhiều bản báo cáo xuyên tạc về nhân quyền của Phạm Đoan Trang còn được gửi cho dân biểu Smith, hạ nghị sĩ Đảng Dân chủ, dân biểu Ed Royce, Đảng Cộng hòa bang California; dân biểu Frank Wolf, Đảng Cộng hòa bang Virginia; dân biểu Zoe Lofgren, Đảng Dân chủ bang California và dân biểu Alan Lowenthal, Đảng Dân chủ bang California để làm báo cáo thường niên cho việc theo dõi tình hình nhân quyền Việt Nam theo “Luật nhân quyền Việt Nam năm 2013” (luật H.R. 1897) được Hạ Viện Mỹ thông qua, giám sát…
Thời gian gần đây, Nhà xuất bản Tự do của Phạm Đoan Trang xảy ra liên tục các vụ tố cáo lùm xùm trong sử dụng, phân chia tiền bạc, dẫn tới việc Phạm Đoan Trang tuyên bố rút khỏi mọi hoạt động của nhà xuất bản tự xưng này, đồng thời tố cáo ngược lại người đồng sáng lập là Nguyễn Phương Hoa đã lợi dụng “phong trào tự do, dân chủ” để đưa con dâu, cháu gái vào nắm các chức vụ như thủ quỹ, kế toán của nhà xuất bản hòng chiếm đoạt tài sản. Vụ việc này vẫn còn đang lùm xùm, nhưng nhờ Trang mà hơn chục đầu shipper chuyên vận chuyển sách lậu của Nhà xuất bản Tự do đã bị Công an bắt giữ hết.
Sau khi rời NXB Tự do, Phạm Đoan Trang đã bắt tay với một số kẻ chống phá (trong đó có đối tượng Will Nguyen, quốc tịch Mỹ đã bị trục xuất khỏi Việt Nam khi tham gia gây rối trật tự công cộng tại TP.Hồ Chí Minh vào tháng 6/2018) để cho ra đời bản “Báo cáo Đồng Tâm” xuyên tạc phiên tòa xét xử vụ án “Giết người và chống người thi hành công vụ ở xã Đồng Tâm”. Không chỉ dùng lời lẽ công kích các chiến sỹ Công an, bộ phận truyền thông, hệ thống tư pháp. Được biết, trong số 5 tác giả của cái gọi là “Báo cáo Đồng Tâm” thì 4 người đã lần lượt nhập trại. Đó là 3 mẹ con nhà Cấn Thị Thêu và giờ đến Phạm Đoan Trang. Còn Will Nguyen thì ôm chặt máy tính bên kia bờ Thái Bình Dương.
Nói về quá trình sa chân và hoạt động chống đối những tư tưởng mà cô được nhồi sọ ta hãy nói về một cuộc sống đời thường bằng cảm nhận của một công dân chân chính ai cũng hiểu ở trên đất Việt hít khí trời Việt lại sản sinh ra con người có tư tưởng và nhiều hoạt động chống đối lại chính đất nước mà mình đã lớn lên, nuôi dưỡng mình trưởng thành.
Người ta nói rằng “quê hương là chùm khế ngọt”, với tài năng và học thức của mình, lẽ ra Phạm Đoan Trang có thể cống hiến cho đất nước để được nhận sự vinh danh của dân tộc. Ngược lại, cô ta chọn con đường tự làm xấu mình, tự chấm dứt con đường tương lai của bản thân. Chắc chắn, rồi đây Phạm Đoan Trang phải trả giá cho những hoạt động chống phá của mình dù chưa quá nửa đời người.
Khi nghe tin Phạm Đoan Trang bị bắt giam, tôi dám khẳng định rằng những người dân trên đất nước này đều hết sức hoan nghênh, đồng tình. Bởi một lý do đơn giản là tại sao sống trong một xã hội bình yên như đất nước mình mà lại sản sinh ra những kẻ chuyên phá nước, hại dân. Đó cũng sẽ là bài học cho những phần tử đang có âm mưu hoạt động chống đối hiện nay. Hiện nay, khi vụ việc đang trong quá trình điều tra thì một số phần tử liên tục kêu la như thể cha mẹ mình bị bắt, liên tục lên tiếng, ủng hộ, bênh vực cho Phạm Đoan Trang, phản đối việc bắt giữ của cơ quan Công an. Nhưng đó chỉ là những tiếng nói lẻ loi, đơn độc, bởi không ai có thể đi bênh vực, bảo vệ một kẻ chuyên chống phá, quay lưng lại lợi ích của dân tộc.
Sĩ Thượng