Saturday, November 23, 2024

Lộ ‘bàn tay đạo diễn kịch bản truyền thông bẩn’ về nữ luật sư Phạm Thị Hồng Thêu và vụ án Đồng Tâm

Nữ luật sư Phạm Thị Hồng Thêu tự vẫn thật hay giả

Quả thật, đến thời điểm hiện nay sau khi nữ luật sư Phạm Thị Hồng Thêu ‘nhảy cầu tự vẫn’ (được cho là vào trưa ngày 8/9) đã có ‘một sự xếp đặt’ khá tinh vi khiến nhiều người hiểu nhầm, nhầm lẫn. Sự tinh vi này cho thấy, đã có sự chuẩn bị kế hoạch, lên kịch bản và tạo dựng tin tức trên không gian mạng xã hội facebook để thực hiện mưu đồ xấu xa.

Như bài viết chúng tôi đã đưa tin, vào chiều ngày 8/9/2020 trên trang cá nhân của Nguyễn Thúy Hạnh có đăng tải về nội dung khẳng định ‘nữ luật sư Phạm Thị Hồng Thêu quên sinh vì uất ức vụ Đồng Tâm’ ngay sau đó có một số người, trong đó có luật sư Luân Lê (Lê Văn Luân) lên tiếng cảnh báo trên trang cá nhân của mình rằng ‘Vui lòng gỡ các tin về luật sư (Đồng Tâm). Một thứ tin giả không nên chia sẻ vào lúc này’ có thể có một hàm ý rằng ‘không nên mượn cái chết của một người-mà cụ thể là một nữ luật sư không hề liên quan dính dáng gì đến vụ Đồng Tâm để thực hiện mưu đồ xấu xa của mình.

Lộ 'bàn tay đạo diễn kịch bản truyền thông bẩn' về nữ luật sư Phạm Thị Hồng Thêu và vụ án Đồng Tâm

Nguyễn Thúy Hạnh trơ tráo tung tin giả về cái chết của nữ luật sư vì vụ Đồng Tâm

Lộ 'bàn tay đạo diễn kịch bản truyền thông bẩn' về nữ luật sư Phạm Thị Hồng Thêu và vụ án Đồng Tâm

Luật sư Lê Văn Luân đã phải thông báo nhắc nhở gỡ bỏ thông tin giả nhưng Nguyễn Thúy Hạnh vẫn giữ nguyên thông tin giả do mình đưa ra

Khi chúng tôi viết bài viết này, chúng tôi vẫn khẳng định đây là chiêu trò hướng lái đến vụ Đồng Tâm và táng tận lương tâm hơn là ‘dựng đứng chuyện một nữ luật sư vẫn còn đang sống phải chết và chết một cách đau đớn’. Nhưng khi đọc kỹ lại dòng trạng thái cảnh báo của luật sư Lê Văn Luân cùng tìm hiểu từ những thông tin của một nhà đấu tranh dân chủ ‘quyết tìm ra chân tướng kẻ đứng sau trong vụ tạo dựng kịch bản truyền thông bản để trục lợi’-Đàm Ngọc Tuyên thì chúng tôi cũng đã bắt đầu hiểu ra câu chuyện về nữ luật sư Phạm Thị Hồng Thêu tự vẫn là thật hay giả. Đồng thời, hiểu ý của luật sư Lê Văn Luân trong việc không nên ‘mượn nỗi đau của người đã mất’ chỉ để vu oan, vu vạ…

Nữ luật sư Phạm Thị Hồng Thêu (sinh  năm 1983, quê và sinh sống tại thôn Chùa, xã Chí Hà, huyện Hưng Hà, tỉnh Thái Bình) đã ‘nhảy cầu Thái Bình vào trưa ngày 8/9/2020. Thông tin đăng tải về việc nữ luật sư Phạm Thị Hồng Thêu nhảy cầu tự vẫn về thời gian, họ tên và địa chỉ là chính xác nhưng lại có sự ‘giả mạo’ và là tin giả dẫn đến luật sư Lê Văn Luân phải ra cảnh báo nóng.

Vậy, cái giả ở đây là gì ?

Theo tìm hiểu của chúng tôi về những thông tin do Đàm Ngọc Tuyên đưa ra thì ‘cái giả’ nằm trong kế hoạch, mưu đồ của ít nhất 5 người được cho là bất lương khi ‘thao túng thông tin này’ từ khi vụ việc Đồng Tâm xảy ra được khoảng 1 tháng (vụ việc xảy ra ở Đồng Tâm vào ngày 9/01/2020). Lúc này trên facebook xuất hiện một bài viết của một tài khoản có tên ‘luật sư Phạm Thêu’ có bài viết với nội dung cho rằng ‘Tôi sẽ soạn thảo đơn và giúp cho dân Đồng Tâm, kêu gọi hàng nghìn luật sư giúp cho dân Đồng Tâm vì lương tri…’ đề ngày 09/2/2020 (đúng 1 tháng sau vụ Đồng Tâm xảy ra).

Bên cạnh, lời hiệu triệu vì dân Đồng Tâm vào ngày 9/2/2020 thì một thời gian chưa được xác định (chỉ biết có thể nó trùng với thời gian mà nữ luật sư Phạm Thị Hồng Thêu mất tích) có một bài viết thứ hai xuất hiện trên trang cá nhân mang tên ‘Luật sư Phạm Thêu  với nội dung đăng tải ‘lo sợ bị tấn công trả thù’ và hàm ý nếu tôi chết thì mọi người hãy gọi điện cho bố của luật sư ..’.

Lộ 'bàn tay đạo diễn kịch bản truyền thông bẩn' về nữ luật sư Phạm Thị Hồng Thêu và vụ án Đồng Tâm

02 bài viết: Một bài đề ngày 09/02/2020 và một bài được cho là gần đây mang tên luật sư Phạm Thêu (2 bài viết này được Nguyễn Thúy Hạnh chia sẻ đính kèm với thông tin vu cáo cho rằng nữ luật sư tự tử vì vụ Đồng Tâm)

Chỉ với 2 bức hình về 2 bài viết của một tài khoản mang tên ‘luật sư Phạm Thêu’ mà Nguyễn Thúy Hạnh đã đăng đàn đổ lỗi cái chết của nữ luật sư Phạm Thị Hồng Thêu là do áp lực vụ Đồng Tâm, do căm phẫn vụ Đồng Tâm dẫn đến dư luận càng hiểu nhầm về vụ việc Đồng Tâm đúng với thời gian phiên tòa xét xử (Tòa mở phiên tòa xét xử ngày 9/9/2020).

Theo Đàm Ngọc Tuyên thì nữ luật sư Phạm Thị Hồng Thêu (đã tự vẫn) không hề đăng đàn lên facebook cá nhân và cũng không hề có facebook cá nhân, đặc biệt là nữ luật sư Phạm Thị Hồng Thêu không hề biết đến vụ Đồng Tâm là như thế nào bởi cô bị bệnh trầm cảm.

Như vậy, việc nữ luật sư Phạm Thị Hồng Thêu có thật ở Thái Bình và quyên sinh với một số người mạo danh tài khoản mang tên ‘Luật sư Phạm Thêu’ để dựng kịch bản là 2 người hoàn toàn khác nhau.

Nữ luật sư Phạm Thị Hồng Thêu thật ở Thái Bình và cái chết vào trưa ngày 8/9

Theo như Đàm Ngọc Tuyên đăng tải:

– Cô Phạm Thị Hồng Thêu sinh ra trong một gia đình nghèo, thuần nông, ở Hưng Hóa, Thái Bình. Cha của cô, tình duyên trắc trở, nên có 3 đời vợ. Cô Thêu là con của người vợ đời thứ 2. Tuy nhiên, trước khi nhảy cầu Tịnh Xuyên quyên sinh như là tìm kiếm sự giải thoát, thì cô Thêu ở cùng với bà nội, cha và người vợ thứ 3 của cha mình. Đặc biệt, Cha của cô, hiền lành, ít nói, không ổn định về thần kinh, hạn chế khả năng hành vi dân sự, có giấy chứng nhận, theo người địa phương cho biết.

– Cô Thêu lớn lên trong cảnh nhà như vậy, ít nhiều vẫn ảnh hưởng sự khắt khe vượt mức từ người vợ thứ 3 của cha mình. Dù nhà nghèo, nhưng cô vẫn cố gắng đến trường, sau nhiều năm miệt mài, đã có được văn bằng đại học Luật. Sau đó, cô Thêu lập gia đình, theo chồng vào Nam lập nghiệp. Tình đầu tan vỡ, nhưng cũng kịp đơm trái, là một bé gái, năm nay đã học cấp 2, ở với gia đình bà nội. Tình đầu tan vỡ, mà quan hệ với gia đình chồng cũng vỡ tan, mà lý do chỉ có người trong cuộc tỏ tường. Chỉ biết là, người ta không cho bé về chịu tang Mẹ (Cô Thêu), dẫu chẳng cách xa về mặt địa lý. Để trọn đạo hiếu, được sự hỗ trợ của những người hiểu chuyện, họ giúp bé, xin nhà trường nghỉ học, lén phía nội, kính nén hương tạ biệt cô Thêu lần cuối. (Viết đến đây, cá nhân tôi nghẹn đắng, đôi bàn tay run lên vì xúc động và hận bọn chó mặt người – phần sau câu chuyện).

– Rời miền Nam, trở về quê hương năm tấn, nhưng cô chẳng có tấn lúa nào. Nhân sắc mặn mà của người đàn bà một con, cô Thêu đi bước nữa. Cuộc tình thứ hai không ở lại, trước lúc phân ly, nhưng cũng kịp để lại cho cô Thêu một bé trai. Tưởng phận số an bài, đời thôi giông bão, ngờ đâu tạo hóa trêu người, cậu con trai mắc hội chứng Down. Có thể nói, những yếu tố này, là nguyên nhân tiên quyết khiến cho cô Thêu bị trầm cảm nặng, mà gần đây, định nhảy cầu quyên sinh, người dân phát hiện ngăn cản.

– Chuyện đau lòng đã xảy ra, tầm sau 12h trưa ngày 8/9, cô Thêu đã trầm mình tự vẫn. Nói cách khác, cô trốn chạy những bất hạnh trong cuộc sống cá nhân, trốn chạy trần gian quá nhiều khổ đau này, ít ra đối với cô trong suy nghĩ. Ít nhất 4 năm qua, cô hầu như ở nhà điều trị bệnh, mà cũng có tiền đâu để điều trị. Có lẽ, sự bế tắc khiến con người ta quẫn trí, tìm về nơi bắt đầu sinh ra, với giấc ngủ dài miên viễn.

Mục đích mạo danh facebook ‘Luật sư Phạm Thêu’ để làm gì

Cũng theo Đàm Ngọc Tuyên: “Câu chuyện xoay quanh về cái chết của người đàn bà học Luật, cô Phạm Thị Hồng Thêu (SN 1983, Thái Bình), cho đến lúc này, là hoàn toàn sự thật. Tuy nhiên cũng từ đây, hé lộ ra, một đường dây, với nhiều người tham gia, dưới nhãn mác “vì dân”, “đánh BOT”, dựa vào sự quen biết với nạn nhân trước đó, dựa vào câu chuyện có thật ấy, để thổi phồng lên, hòng trục lợi trên thân xác người đã chết, cũng như “đánh bẫy” cộng đồng mạng. Chúng tôi xin được phác họa lại câu chuyện kinh tởm này, và những ai đã và đang có hành vi đê hèn này”.

Lộ ngay chân tướng khi thông tin nữ luật sư Phạm Thị Hồng Thêu tự vẫn đã có người tự mạo nhận trên facebook mang tên ‘Trần Quốc Oai’ đứng ra đăng tải thông tin về cái chết, thảm kịch thương tâm và lời kêu gọi ủng hộ phúng viếng kèm hình ảnh (ảnh giả) và số tài khoản nhận tiền. Không chỉ có Trần Quốc Oai mà nhiều người khác cả trong nước và hải ngoại đã bắt đầu thực hiện chiến dịch truyền thông bẩn của mình…

Lộ 'bàn tay đạo diễn kịch bản truyền thông bẩn' về nữ luật sư Phạm Thị Hồng Thêu và vụ án Đồng Tâm

Đối tượng mang tên Trần Quốc Oai lấy một hình ảnh được cho là ‘cầu hồn của một ai đó bên bờ sông’ ghép ảnh nữ luật sư thật vào kèm bài viết kêu gọi ủng hộ phúng viếng

Mục đích thứ hai mà ai cũng nhìn thấy được đó là vu cáo vụ Đồng Tâm như chúng tôi đã trình bày ở bài trước những kẻ tạo tin đã lợi dung thông tin này để hòng tạo kịch tính bi kịch ‘thảm cảnh ở Đồng Tâm’ do chính quyền, công an, chế độ gây ra đến nỗi một nữ luật sư phải phẫn uất để quyên sinh.

 Mục đích cụ thể là gì và kẻ nào tạo dựng kịch bản này chúng tôi sẽ viết tiếp vào thời gian tới.

Hải Anh

-Vào ngày 10/9 Đấu trường dân tộc có bài viết về việc ‘Nguyễn Thúy Hạnh táng tận lương tâm khi tung tin nữ luật sư Phạm Thị Hồng Thêu tự vẫn vì vụ Đồng Tâm’ tưởng chừng việc tạo tin. này giả mạo kết thúc ở chiêu trò ‘kích động điều khiển Đồng Tâm’ nhưng xem ra không thể kết thúc bởi có một bàn tay đạo diễn đã bắt đầu công việc của đạo diễn này từ khi Đồng Tâm mới chỉ xuất hiện. được khoảng 1 tháng và với xa mục tiêu …

Related Articles

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here

Stay Connected

863FansLike
44FollowersFollow
0SubscribersSubscribe

BÀI MỚI

Xem nhiều

Phản biện - Luận bàn

ĐỐI TƯỢNG