Friday, November 22, 2024

Chuyện về Anh Ba Hưng

Anh Ba Hưng thì 80% dân số Việt Nam biết tên. Nhưng mấy ai biết ông là người như thế nào?

Và Anh Ba Hưng đó chính là Hứa Hòa Hưng là Đại tá pháo binh Quân Đội Nhân Dân Việt Nam, nhân vật nguyên mẫu của bài hát Anh Ba Hưng của nhạc sĩ Trần Kiết Tường.

Ba Hưng tên thật là Hứa Hòa Hưng, sinh năm 1927, tại ấp Vĩnh Điền xã Long Điền Đông, Giá Rai, Bạc Liêu – trong một gia đình gốc Hoa (Triều Châu), sau gia nhập bộ đội theo tiếng gọi Nam bộ kháng chiến.

Ông sinh trưởng trong một gia đình “vốn thiệt nông dân”. Mười tám tuổi tham gia Việt Minh.

Năm 1947, Trung đội du kích do Ba Hưng lập chiến công xuất khi tấn công đoàn xe vận chuyển của quân Pháp tại Bạc Liêu, tiêu diệt hàng trăm quân đối phương, phá hủy hàng chục xe cơ giới. Cảm hứng từ người chỉ huy chiến công này, Trần Kiết Tường đã sáng tác bài hát hước, vui nhộn, dễ thuộc: Có anh Ba Hưng, vốn thiệt nông dân…

Giữa cuộc chiến ác liệt với quân thù, giữa sự sống và cái chết, ở sâu trong rừng U Minh, một ngày nọ, vang lên giọng hát âm hùng, sảng khoái, vui nhộn của một nam ca sĩ khiến cho tất cả đều ngỡ ngàng.

“Có anh Ba Hưng, vốn thiệt nông dân, lưng lớn ba vùng mà hổng chịu đầu quân. Thằng Sáu thấy anh nó cười. Thiệt thằng nhỏ xíu mà khôn. Nó trêu nó trêu anh hoài. Nó nói cái lưng anh dài, nó nói cái mặt anh chai, thanh niên sao không đi lính, cũng không cấy cày. Anh Ba đỏ mặt tía tai. Về nhà xin đi lính đã hơn năm trường vừa mới được huân chương. Thằng sáu thấy anh nó mừng. Láng giềng hỏi thăm sự tình. Tôi nói có anh Ba Hưng…”

Năm 1954, Ba Hưng từ Vàm Chắc Băng (Cần Thơ) tập kết ra Bắc. Năm 1962, ông trở về Nam công tác, tham gia đoàn Pháo binh Biên Hòa, chiến đấu ở chiến trường Đông Nam Bộ.

Đời ông ba lần cưới, hai lần bị giặc cướp mất vợ:

Năm 1962, trở thành xạ thủ pháo binh, về Nam chiến đấu ở chiến trường Đông Nam bộ. Bỗng một ngày kia nhận được hung tin: người vợ cưới ở quê nhà bị một tên ác ôn cưỡng ép làm vợ bé và sinh con.

Năm 1964, tổ chức mai mối cưới cho một người vợ ở Làng 8, Dầu Tiếng (Sông Bé cũ, nay là Bình Dương) nhưng không may cả gia đình bên vợ: Vợ, con gái, bà ngoại và 4 người hàng xóm bị máy bay Mỹ ném bom chết.

Tổ chức lại giới thiệu cho anh một thiếu nữ ở Làng 6, Dầu Tiếng, là con một gia đình cách mạng, cưới vợ cho anh lần thứ ba. Vợ mang bầu là lúc anh lại lên đường đi chiến đấu biền biệt.

Năm 1964 chuyển sang đoàn Pháo binh miền Nam cho đến ngày miền Nam hoàn toàn giải phóng.

Sau ngày miền Nam hoàn toàn giải phóng, anh Ba Hưng xin phép đơn vị trở về Dầu Tiếng để tìm lại người thân, nhưng do chiến tranh tàn phá, cửa nhà tan nát, gia đình ly tán, một vài người còn ở lại cho biết gia đình vợ con của anh đã sơ tán lên vùng Hố Nai sinh sống từ trước 1968. Thế là sau 9 năm xa cách, anh Ba Hưng đã tìm lại được người thân, gia đình sum họp.

Ngày 04 tháng 5 năm 2016, ông qua đời sau hơn ba tháng chống chọi với căn bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính. Ông hưởng thọ 89 tuổi.

Chuyện về Anh Ba HưngChuyện về Anh Ba Hưng

TCM

Related Articles

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here

Stay Connected

863FansLike
44FollowersFollow
0SubscribersSubscribe

BÀI MỚI

Xem nhiều

Phản biện - Luận bàn

ĐỐI TƯỢNG