Saturday, November 23, 2024

Đan viện Thiên An bao giờ bình an?

Trong những ngày vừa qua, tình hình tại đồi Thiên An (xã Thủy Bằng, Hương Thuỷ, Thừa Thiên Huế) bắt đầu nóng trở lại do các tu sĩ đan viện Thiên An tìm cách lấn chiếm đất đai trái phép do Nhà nước quản lý và các hộ dân lân cận.

Lược sử khu đất 107ha

Trước năm 1975, dưới thời thực dân Pháp và chế độ Việt Nam Cộng hòa cũ, đan viện Thiên An (ĐVTA) sở hữu một khu đất và rừng thông rộng hơn 107 ha ở đồi Thiên An. Năm 1976, Ủy ban Nhân dân Cách mạng tỉnh Thừa Thiên-Huế đã thu hồi khu đất này và giao cho Lâm trường Tiền Phong sử dụng làm đất canh tác lâm nghiệp, trên tinh thần của chính sách “xóa bỏ tàn tích chiếm hữu ruộng đất và các hình thức bóc lột thực dân phong kiến ở miền Nam Việt Nam”. Từ đó đến nay, Lâm trường Tiền Phong đã chuyển đổi quyền sở hữu của một số lô đất thuộc đồi Thiên An cho các chủ sở hữu cá nhân, theo đúng thủ tục mà pháp luật quy định. Trong khi đó, ĐVTA tiếp tục phủ nhận hiệu lực của quyết định thu hồi đất năm 1976, và khẳng định rằng họ là chủ sở hữu hợp pháp của cả 107 ha đất trên đồi Thiên An.

Đan viện Thiên An bao giờ bình an?

Hoạt động livestream xuyên tạc trên mạng xã hội facebook

Ngày 5/3/1975, Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam có Nghị định số 01/NĐ-75 nêu rõ về chính sách ruộng đất; Quyết định số 31/QĐ-76 về việc quản lý sử dụng ruộng đất, tiếp đến là Quyết định số 188/CP ngày 25/9/1976 quy định về chính sách xóa bỏ triệt để tàn tích chiếm hữu ruộng đất và các hình thức bóc lột thực dân phong kiến ở miền Nam Việt Nam. Sau ngày thống nhất đất nước, trong các bản Hiến pháp năm 1980, 1992, 2013, Luật Đất đai năm 1988, 1993, 2003, 2013 và các văn bản pháp luật khác về đất đai của nước Cộng hòa XHCN Việt Nam đều quy định đất đai thuộc sở hữu toàn dân, do Nhà nước quản lý.

Sự việc bắt đầu “nóng” khi ĐVTA khiếu nại Nhà nước thu hồi 495.929m2 đất tại xã Thủy Bằng giao cho Công ty Du lịch Cố đô Huế thuê thời hạn 40 năm để xây dựng Trung tâm vui chơi giải trí đồi Thiên An – hồ Thủy Tiên theo Quyết định 1230/QĐ-TTg, ngày 24/12/1999 của Thủ tướng Chính phủ.

Phía ĐVTA cho rằng, diện tích đất Nhà nước thu hồi là một phần trong tổng số hơn 107 ha đất rừng thông đồi Thiên An là của đan viện và có đủ giấy tờ để chứng minh chủ sở hữu, sử dụng đất này từ năm 1940 đến nay.
Tuy nhiên, theo Quyết định số 577/QĐ-XKT, ngày 6/6/2002 của Tổng Thanh tra Nhà nước về việc giải quyết khiếu nại của đan viện Thiên An khẳng định: Các chứng cứ (photo) từ năm 1975 trở về trước về nguồn gốc hơn 107 ha đất rừng thông mà ĐVTA cho là của đan viện chỉ thể hiện 72,354 ha, còn 35,3255 ha không có căn cứ pháp lý để chứng minh là diện tích mà ĐVTA đã từng quản lý, sử dụng.

Toàn bộ diện tích rừng thông đồi Thiên An và đất rừng sau giải phóng Nhà nước quản lý giao cho Lâm trường Tiền Phong (hiện là Công ty TNHH Lâm trường Tiền Phong) quản lý, khai thác và sử dụng diện tích đất tự nhiên là 18.093 ha từ đó đến nay. Theo bản đồ 299 đo đạc năm 1984, Trường Quân sự tỉnh trực tiếp quản lý, sử dụng tổng diện tích 46.950m2; Xí nghiệp nuôi cá Huế trực tiếp quản lý, sử dụng 47.961m2 đất và mặt nước ao hồ Thủy Tiên.

Từ những căn cứ được xác định, theo Quyết định số 577/QĐ-XKT ngày 6/6/2002 của Tổng Thanh tra Nhà nước khẳng định: “Nhà nước không thừa nhận việc ĐVTA đòi quyền sở hữu sử dụng hơn 107 ha đất và rừng thông tại đồi Thiên An, xã Thủy Bằng”.

Âm mưu thôn tính đồi Thiên An

Dù đã có quyết định của Tổng Thanh tra Nhà nước về xác định nguồn gốc hơn 107 ha đất và rừng thông đồi Thiên An, nhưng ĐVTA cho rằng đó là đất của mình. Từ đó, đan viện nhiều lần tự ý xây dựng, lấn chiếm trái phép, sử dụng sai mục đích nhiều diện tích đất ở đồi Thiên An do Nhà nước quản lý.

Văn bản của Nhà nước đã chỉ rõ như vậy nhưng từ năm 2016, các tu sĩ ở đan viện Thiên An đã có nhiều va chạm với chính quyền địa phương và những hộ gia đình đang sử dụng khu đất. Điển hình là khi đan viện xây một cây thánh giá trong phần đất đồi, chính quyền xã khẳng định rằng đó là “công trình xây dựng trái phép” và cho phá dỡ. Trong chiều ngược lại, khi chính quyền xã xây đường xá, hoặc cư dân địa phương xây nhà ở trên phần đất đồi, đan viện cũng cho người chống phá phách, cản trở rồi tìm cách xuyên tạc trên các trang truyền thông Công giáo và báo chí, chính giới nước ngoài rằng Nhà nước Việt Nam đang “đập phá thánh giá”, “đánh đan sĩ”, “lấn chiếm đất của tôn giáo”.

Đầu năm 2017, phong trào biểu tình “cách mạng cá” do giáo phận Vinh phát động lan ra các địa phương thuộc giáo phận như Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình…, ĐVTA tích cực cổ suý, hưởng ứng. Đổi lại, vào tháng 07/2017, giáo phận Vinh tổ chức thắp nến cầu nguyện cho ĐVTA … Có lẽ nhờ những hoạt động truyền thông tung hô nhau mà đan viện Thiên An đã nhận được thêm sự chú ý của chính giới nước ngoài. Nhiều người ví đồi Thiên An là “Đà Lạt trên đất Huế” mà người dân nơi đây luôn tự hào đã bị ĐVTA làm thay đổi nguyên trạng bởi việc chặt phá rất nhiều cây thông, xây dựng các công trình không phép, sai mục đích sử dụng đất, lấn chiếm đất Nhà nước quản lý, phá đường dân sinh

Dường như ĐVTA đang tìm cách áp dụng chiêu trò một mũi tên trúng hai đích trong vụ việc này. Họ vừa đòi Nhà nước Việt Nam tuân thủ pháp luật, vừa phủ nhận giá trị của các luật về quyền sử dụng đất hình thành từ năm 1976. Mặt khác, họ cũng quá tham lam khi muốn đòi lại toàn bộ vùng đồi mình từng sở hữu, trong khi phần đất mà Nhà nước giao cho họ sử dụng đến nay vẫn đủ dùng. Chính vậy mà hết năm này đến năm khác, ĐVTA liên tiếp tổ chức hơn 50 cuộc biểu tình đòi đất, lấn chiếm đất đai của Nhà nước xây dựng các công trình tôn giáo, dựng tượng, ngăn cản người dân lân cận đan viện xây dựng công trình dân sinh. Dù chính quyền và các cơ quan chức năng đã tổ chức nhiều buổi đối thoại gặp gỡ, thương lượng nhưng bề trên ĐVTA vẫn không chịu từ bỏ âm mưu, ý đồ phi pháp của mình. Dần dần ĐVTA trở thành con tốt của các nhóm chống Cộng và Công giáo cực đoan, chứ không bao giờ yên ổn, dung hoà với chính quyền và người dân lân cận để xây dựng mối đoàn kết lương giáo, chăm lo tu tập.

Do bức xúc trước những hành vi ngông cuồng, coi thường pháp luật, đạo lý của nhóm giáo sĩ, đan sĩ ĐTVA từ ngày 10/8/2020 đến nay, người dân xã Thuỷ Bằng đã kéo lên phần đất ĐVTA lấn chiếm trái phép, đòi đan viện trả lại đất đai của Nhà nước và người dân. Hành động này là việc làm “tức nước vỡ bờ”, bất khả kháng, bởi sự chịu đựng đã vượt quá giới hạn. Muốn giải quyết ổn thoả vụ việc này, không có sự lựa chọn nào khác là ĐVTA phải có thái độ cầu thị, hợp tác để phân định, giải quyết vướng mắc, bất đồng trong việc tranh chấp đất đai giữa đan viện với chính quyền và người dân xã Thuỷ Bằng.

Nhật Linh

Related Articles

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here

Stay Connected

863FansLike
44FollowersFollow
0SubscribersSubscribe

BÀI MỚI

Xem nhiều

Phản biện - Luận bàn

ĐỐI TƯỢNG