Kỳ 2: Chưa từng bêu xấu Trần Huỳnh Duy Thức?
Kỳ 1: Chỉ nói sự thật về phong trào?
Ngày 26/05/2020, tài khoản Facebook “Hưng Tiến Lê” đã lập một fanpage mang tên “Chat với Đoan Trang”, để đăng tải một số đoạn chat được cho là của Trang, ghi lại cảnh Trang công kích Nguyễn Anh Tuấn (Đà Nẵng), Trần Huỳnh Duy Thức, vợ Nguyễn Văn Đài, và một số gương mặt chống Cộng khác. Ngày 24/06, công an bắt và truy tố nhóm “dân oan Dương Nội”, một nhóm từng cộng tác với tổ chức VOICE (mà Đoan Trang tham gia) trong việc lợi dụng vụ nổ súng ở xã Đồng Tâm để tuyên truyền chống chế độ. Đáp lại hai diễn biến đó, ngày 10/07, Phạm Đoan Trang phủ nhận cáo buộc rằng mình từng “nhục mạ” các gương mặt chống Cộng khác; và tuyên bố rút khỏi NXB Tự Do, viện cớ để giữ an toàn cho các thành viên khác của tổ chức này. Tuy nhiên, những tuyên bố này của Đoan Trang chứa nhiều điểm đáng đặt nghi vấn.
Để xác định các đoạn chat mà Hưng Tiến Lê đăng lên là thật hay ngụy tạo, hãy lần lượt xem xét các lập luận của 2 bên.
Hưng Tiến Lê đưa ra 2 bằng chứng để khẳng định rằng loạt ảnh chụp đoạn chat của Đoan Trang là thật:
(1) Một clip quay màn hình máy tính, cho thấy đoạn chat là liền mạch, và xuất phát từ tài khoản FB thật của Trang.
(2) Thực tế rằng trước năm 2017, các tài khoản FB Hưng Tiến Lê và Nổ Xong Xây từng được giới chống Cộng, bao gồm Đoan Trang, tin cậy và xem là đồng hội.
Ở phía bên kia, Phạm Đoan Trang huy động những người thân tín vào comment công kích Hưng Tiến Lê. Họ đưa ra 2 lập luận để bác bỏ loạt ảnh chụp:
(1) Hoàng Bùi đăng một clip quay màn hình máy tính, cho thấy đoạn chat trên Facebook có thể bị làm giả.
(2) Đoan Trang viết trên Facebook rằng mình “chưa bao giờ có một suy nghĩ, lời nói hay hành động nào nhằm hạ thấp, nhục mạ anh Trần Huỳnh Duy Thức hoặc bất kỳ tù nhân lương tâm nào khác”.
Tuy nhiên, cả 2 bằng chứng mà phía Đoan Trang đưa ra đều có điểm sơ hở.
Về bằng chứng thứ nhất, Hoàng Bùi thừa nhận rằng đoạn chat sẽ phục hồi như cũ nếu refresh cửa sổ. Phát biểu này vô tình ủng hộ tính xác thực của clip mà Hưng Tiến Lê đưa ra; do trong clip, Hưng lần lượt mở cửa sổ chat, search từ khóa rồi load dần từng đoạn chat, thay vì chỉ ghi hình một cửa sổ chat đã mở sẵn. Cử động của con trỏ chuột trong clip là liền mạch trong suốt quá trình load các đoạn chat của Trang, cho thấy clip không bị cắt ghép.
Ngoài ra, đoạn chat về Trần Huỳnh Duy Thức được công bố lần đầu vào ngày 24/11/2017, và công bố lần thứ hai vào ngày 08/07/2020, là giống nhau đến từng dấu chấm dấu phẩy, dù giao diện Facebook đã thay đổi (do Facebook bổ sung chức năng mới).
Về bằng chứng thứ hai, Đoan Trang chỉ nói mình chưa bao giờ “hạ thấp, nhục mạ” các gương mặt chống Cộng khác, chứ không nói đoạn chat là ngụy tạo.
Ngoài ra, vào năm 2013 và 2014, Trang cũng từng dùng những lời lẽ tương tự để công kích Trần Huỳnh Duy Thức, Bùi Thanh Hiếu, Nguyễn Lân Thắng, Bùi Thị Minh Hằng, Nguyễn Thị Nga… trong group admin của Nhật Ký Yêu Nước – như một số ảnh chụp bị rò rỉ sau đó không lâu cho thấy. Đoan Trang chưa từng phủ nhận các comment này, do chúng có thể được xác nhận bởi các admin khác của Nhật Ký Yêu Nước – như các tài khoản Tiến Từ Từ, Nguyễn Thu Trang, HiepHoa Anthony T.Nguyen, Louis Nguyen…:
Ngoài ra, sau khi ông Chu Hảo bị khai trừ khỏi ĐCSVN và Quỹ Phan Chu Trinh của ông Hảo bị giải thể, Trang cũng từng công khai gọi các trí thức hoạt động hợp pháp là thành phần “phò chính thống”, tham gia để lấy cái danh, không có tinh thần dân chủ.
Như vậy, dù khả năng Hưng Tiến Nguyễn giả mạo đoạn chat là có thật, các lập luận mà phía Đoan Trang vừa đưa ra chưa đủ để chứng minh khả năng đó, vừa vô tình thể hiện sự bất nhất trong các phát biểu của Đoan Trang.
Trong kỳ 3 của loạt bài, chúng ta sẽ phân tích xem Phạm Đoan Trang có hay không thành thật khi tuyên bố thôi làm đại diện của NXB Tự Do để cứu các thành viên của tổ chức này khỏi bị đàn áp.
LP