Saturday, November 23, 2024

Tuấn Khanh-Đừng ngụy biện cho báo chí phản cách mạng!

Nguyen tưởng ai xa lạ, hóa ra cũng là một cái tên quen thuộc trên diễn đàn truyền thông, đặc biệt là các games show truyền hình cuối những năm 90 của thế kỷ XX, đầu những năm 2000 của thế kỷ XXI. Ấy vậy, mà giờ đây ông ta lại tham gia cả games show “kéo chiếc mo cau” mà ông ta vừa là cái mo, vừa là người kéo.

Thực ra tôi gọi là CON MÈO 4 MẮT cũng chả có gì là xúc phạm “nhạc sĩ” cả. Mà có điều
là nhạc sĩ lại kể chuyện về lịch sử với lý lẽ của người tỏ ra yêu nước, bênh vực lịch sử cho các bậc “hiền nhân kỳ tài” bị lãng quên. Kể thì cũng hay nhưng lại theo kiểu vừa là cái mo cau, vừa là người kéo mo, bởi là cái mo để cho kẻ thù ngồi lên, xả đủ thứ rác rưởi vào đầu, nhận được chút “vật chất tinh hoa” lại phải oằn lừng kéo cho cái mo đó di chuyển để kiếm sống qua ngày.
Chả là mới đây, trên diễn đàn của mình, CON MÈO 4 MẮT-  Khanh Nguyen có bàn về lịch sử ra đời của báo chí cách mạng Việt Nam với tiêu đề BÁO CHÍ ĐẢNG & BÁO CHÍ NGƯỜI VIỆT.
Thoạt nghe thì ai cũng thấy ông ta hiểu về lịch sử, về truyền thống của nền báo chí Việt Nam từ cuối thế kỷ 19 đầu thế kỷ 20 khi thống kê ra một loạt các tờ báo như Gia Định Báo (15-4-1865), Nông Cổ Mín Đàm (1-8-1901), Nam Phong Tạp Chí (1-7-1917), Nữ Giới Chung (tháng 7-1918)…Và cho rằng đó mới là những mốc lịch sử để chọn làm ngày truyền thống của báo chí Việt Nam chứ không phải ngày 21.6; người xây dựng nền móng đó là Trương Vĩnh Ký.
Tuấn Khanh-Đừng ngụy biện cho báo chí phản cách mạng!

Luận điệu của Tuấn Khanh trên facebook

Vấn đề thứ nhất, xét về bối cảnh lịch sử lúc bấy giờ từ giữa thế kỷ XIX sang đầu thế kỷ XX, quá trình đô thị hóa cũng như sự phát triển của tầng lớp thị dân, lối sống thị dân, những hoạt động công thương nghiệp… đã tạo điều kiện cho báo chí phát triển phong phú hơn. Các trào lưu tư tưởng dân chủ tư sản phương Tây tràn vào nước ta, rồi những phong trào Đông Du, Đông kinh Nghĩa thục và Duy Tân nổi dậy đã ảnh hưởng đến báo giới Việt Nam.  Báo chí thời kỳ này không còn là của riêng chính quyền thực dân nữa mà đã xuất hiện nhiều tờ báo tư nhân của cả người Pháp và người Việt.

Về nội dung, các báo cũng không đơn thuần là những tờ công báo nữa mà phản ánh quyền lợi của giới kinh doanh công thương cũng như phản ánh những chuyển biến trong kinh tế, chính trị, văn hóa và xã hội Việt Nam đương thời. Sự xuất hiện ở Sài Gòn tờ báo Nông
cổ mín đàm, một phần nào của Lục tỉnh tân văn rõ ràng là không xa lạ với việc nhoi lên của tư sản bản xứ và của địa chủ tư sản hóa.
Tuy nhiên, chiếm dòng chủ lưu, báo chí thời ấy vẫn là những cơ quan chuyên lo việc tuyên truyền, tô điểm cho chế độ thực dân, kêu gọi nhân dân hợp tác với nhà cầm quyền, hô hào
“Rồng Nam phun bạc đánh đổ Đức tặc”. Tờ báo đầu tiên phải kể đến, đó là tạp chí Nam Phong (1917). “Mấy nhời nói đầu” của Nam Phong số 1 đã khẳng định: “Mục đích của Nam Phong là thệ cái chủ nghĩa khai hóa của nhà nước…. đề xướng lên một cái tư trào mới hợp với tinh thần cùng trình độ dân ta… hiểu rõ cái nghĩa vụ của ta đối với nước ta, đối với cái đại quốc đã nhận trách nhiệm bảo hộ cho ta mà dậy cho ta biết cái học thuật sinh tồn trong thế giới bây giờ.”
Đây rõ ràng là những tờ báo được ra đời chỉ với mục đích tuyên truyền, cổ súy cho một bộ phận tư sản dù là tư sản thực dân hay tư sản bản địa, chứ không phải kêu gọi đòi quyền lợi cho các tầng lớp nhân dân lao khổ. Mặt khác, những tờ báo này cũng là những “quân cờ”, “mũi tên đen” của bọn thực dân, phong kiến để che đậy những hành động dơ bẩn như bóc lột, áp bức, chèn ép, vơ vét của cải ruộng vườn của nhân dân ta…không có một dòng nào, một chữ nào bênh vực quyền lợi người Việt Nam, có chăng cũng chỉ đòi quyền lợi cho số ít người có lợi ích.
Chỉ khi Báo Thanh niên, cơ quan của Hội Việt Nam cách mạng thanh niên ra đời ngày 21.6.1925, mở ra một dòng báo chí mới – Báo chí cách mạng Việt Nam. Trải qua 95 năm, nền báo chí cách mạng Việt Nam đã có những cống hiến to lớn vào lịch sử đấu tranh và phát triển của dân tộc ta, thể hiện: là người tuyên truyền, cổ động, tổ chức tập thể việc thực hiện cương lĩnh đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước trong đấu tranh giải phóng dân tộc và trong sự nghiệp xây dựng đất nước; là một bộ phận rất quan trọng của văn hóa Việt Nam, báo chí cách mạng Việt Nam cùng với văn học, nghệ thuật đã có những cống hiến xuất sắc trong việc hiện đại hóa và thống nhất ngôn ngữ Việt Nam; là phương tiện giao lưu nhanh chóng và hiệu quả, báo chí cách mạng Việt Nam đã đóng góp tích cực vào việc nâng cao vị thế và mở rộng quan hệ quốc tế của Việt Nam.
Vấn đề thứ hai, CON MÈO 4 MẮT- Khanh Nguyen nói đến công lao của ông Trương Vĩnh Ký, rằng:  “Ông là người yêu thương văn học quốc ngữ và được coi là người đặt nền
móng cho báo chí quốc ngữ Việt Nam” Trương là kỳ tài dân tộc, yêu nước?
Một quốc gia có danh nhân kỳ tài, đó là vinh hạnh lớn của quốc gia dân tộc đó, nếu ông Trương Vĩnh Ký được xếp 1 trong 18 bậc kỳ tài của thế giới thời đó thì với tài năng thiên bẩm của mình, ông phải đem nó phục sự cho Tổ quốc, cho nhân dân.  Đằng này, lúc 22 tuổi, khi vừa chân ướt chân ráo từ trường Dòng Penang về Sài Gòn, Trương đã dùng vốn chữ học được viết thư khẩn thiết rước giặc vào nhà: “Tôi nhân danh là người đại diện cho tín hữu Kitô kính dâng lên Ngài lời cầu xin của chúng tôi… Tất cả chúng tôi chắc sẽ chịu chết nếu Ngài không kịp đánh đuổi kẻ thù của chúng ta”.
Tuấn Khanh-Đừng ngụy biện cho báo chí phản cách mạng!
Nhiều lần Trương bộc lộ gan ruột mình ra với ông chủ thực dân: “Tôi là người Pháp từ trái tim và sẵn sàng để trở thành người Pháp thực sự”… “Tôi càng phải tỏ ra biết ơn nước Cộng hòa (Pháp) không những đã công nhận tôi là đứa con nuôi mà thôi, lại còn cho tôi nhiều vinh dự, và nhất là đã tin cẩn tôi lắm lắm!”… “Nước Pháp mà tôi phụng sự và hoàn toàn thuộc về nó”.
“Tôi sẽ trấn áp những hãnh thần (là người có tư tưởng chống Pháp), sẽ bao vây lấy nhà vua. Tôi cũng sẽ gom những người thật sự có khả năng cho Viện cơ mật”. Là bề dưới, Trương chẳng cần che đậy: “Không một người Việt Nam nào theo Kito giáo lại ngần ngại xin gia nhập làm lính dưới cờ Pháp. Ông vua Việt Nam không theo đạo (Kito), không phải là vua của họ”. Hay năm 1873, quân Pháp hạ thành Hà Nội với cái chết đầy khí phách anh hùng của cha con Nguyễn Tri Phương và phò mã Nguyễn Lâm để bảo vệ thành Hà Nội. Vậy mà năm 1876, theo lệnh Thống xứ Nam kỳ, Trương làm chuyến công du ra Bắc và gởi báo cáo về: “Tất cả các quan lại Nam triều đều tin chắc rằng không thể chống lại người Pháp và nếu nước Pháp muốn lấy xứ này, có thể làm mà không phải mất nhiều khó khăn, tốn kém”.
Cho đến cuối đời, khi bị thất sủng, Trương vẫn một lòng cúc cung với giặc của một “Người bề tôi tận tâm và vâng lời: Khi trở lại đời sống tư, lòng tôi luôn luôn thuộc về nước Pháp, và
những công việc phục vụ nhỏ mọn của tôi cũng thuộc về nước Pháp”.
Trương đóng góp gì vào sự nghiệp văn hóa của dân tộc?
Đúng là Trương hăng hái đi đầu trong việc dùng Quốc ngữ nhưng không nhằm mục đích thức tỉnh đám dân bản xứ “mọi rợ”, nâng cao dân trí, mà chỉ nhằm mau chóng “đồng hóa” đồng bào mình, phục vụ mưu đồ sâu xa của kẻ “đi đồng hóa” là quan thầy thực dân và bậc chủ chăn bề trên của nhà thờ Công giáo. Trên các văn tự còn lưu, rõ ra điều ấy: “Bảo rằng Petrus Ky là “nhà bác học kỳ tài đa năng, đa diện trên nhiều lãnh vực” nhưng không đưa ra bất cứ tác phẩm khoa học, văn chương tiêu biểu nào của Petrus Ky? Không tìm được tổ chức nào đã liệt Petrus Ky vào hàng “thế giới thập bát văn hào”, thậm chí đứng hàng đầu các danh nhân thế giới?” và: “Pétrus Ký thậm chí được tôn vinh vào hàng vĩ nhân là ý đồ của giới chức cầm quyền thực dân và giáo hội Công giáo. Chỉ những người thiếu hiểu biết mới dễ tin thôi!” (TS Trần Trung Ngọc).
Khi cầm bút hay khi đứng trên bục giảng, Petrus ký luôn tâm niệm một điều là: “Về phương diện chính trị và kinh tế, người Pháp là kẻ đi đồng hóa, còn người An Nam là kẻ chịu đồng hóa. Người yếu cần dựa vào người mạnh để đưa mình lên bằng người khỏe. Đó chính là mục đích cần phải theo đuổi và đạt tới. Bằng cách nào? Bằng cách đồng hóa. Và đồng hóa chỉ có thể thực hiện được bằng giáo dục và học vấn”. Thật sự là suốt đời ông ta tận tâm tận tụy “chưa bao giờ đi lệch mục tiêu đã định sẵn. Mục tiêu đó là sự biến đổi và đồng hóa dân tộc An Nam” (Thư ngày 12/1/1882 gửi Hội đồng thuộc địa để xin tiền in sách).
 “Rút cục, đó là người An Nam Pháp hóa và gương mẫu duy nhất mà chúng ta có. Sự trợ giúp của ông thật rất ích lợi cho ảnh hưởng của chúng ta và cho nền học chính nói chung” (Luro – thanh tra, giám đốc Trường Sư phạm thuộc địa Pháp ở Việt Nam). Đó chỉ là một số trong nhiều căn cứ không thể phản bác được để TS Bùi Kha đưa ra nhận định: “Trương Vĩnh Ký thay vì được lưu danh thiên cổ trở thành kẻ bị lưu xú vạn niên”.
Vậy mà CON MÈO 4 MẮT- Khanh Nguyen vẫn cứ khăng khăng ngộ nhận!

Related Articles

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here

Stay Connected

863FansLike
44FollowersFollow
0SubscribersSubscribe

BÀI MỚI

Xem nhiều

Phản biện - Luận bàn

ĐỐI TƯỢNG