Friday, November 22, 2024

Trần Đức Thạch, khi đã “quá tam ba bận”?

 

Ngày 23/4/2020, Cơ quan an ninh điều tra Công an tỉnh Nghệ An thi hành lệnh bắt khẩn cấp đối tượng Trần Đức Thạch (SN 1952, trú tại xã Diễn Tân, Diễn Châu, Nghệ An) về hành vi “Hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân” theo Điều 109, Bộ luật Hình sự. Kẻ được xem là thủ lĩnh của tổ chức “Hội Anh em dân chủ” ở miền Trung do Hà Đông Xuyến – nữ Ủy viên Trung ương Việt Tân trực tiếp điều hành và Nguyễn Văn Đài là kẻ được Việt Tân giao thành lập tổ chức phản động ở trong nước.

Trần Đức Thạch, khi đã “quá tam ba bận”?

Cơ quan Công an đọc lệnh giữ người trong tình trạng khẩn cấp đối với Trần Đức Thạch

Trần Đức Thạch là ai?

Trần Đức Thạch là con trai ông Trần Đức Trạch, nguyên Ủy viên thường vụ Huyện uỷ Quỳnh Lưu, Nghệ An. Năm 1975, Trần Đức Thạch muốn ra quân không có cách nào khác nên tìm cách giả câm, điếc gần một năm. Năm 1976, thực hiện chủ trương của địa phương, gia đình Thạch cùng hơn 200 hộ dân di dân từ chỗ thường trú tại xã Quỳnh Ngọc lên xã miền cao Quỳnh Thắng, Quỳnh Lưu, Nghệ An làm kinh tế mới, di dãn, mở rộng địa bàn dân cư, giảm thiểu bỏ hoang đất đai. Khi biết tin gia đình thuộc diện di dân lên vùng kinh tế mới, Thạch viết thư về cho bố đề nghị nhất quyết không đi.

Tháng 3/1976, ra quân, Thạch về quê tìm cách gây hấn với Nguyễn Ngọc Đợi, Bí thư Huyện uỷ Quỳnh Lưu nhưng bị lực lượng Công an phát hiện, can thiệp. Sau đó, Thạnh tức tối đưa cả em gái của mình ra Cầu Giát tự thiêu. May mắn là khi vừa châm lửa thì gặp mấy anh bộ đội đi ngang qua phát hiện và cứu sống, đưa vào viện điều trị nhưng Thạch vẫn hậm hực tìm cách nuôi chí trả thù.

Năm 1988, Thạch thành lập băng nhóm lưu manh vốn là những kẻ đầu trộm đuôi cướp và thổ phỉ chống phá chính quyền hoạt động trên khu vực sông Hoàng Mai. Sau đó băng nhóm này bị Công an huyện phá rã, Thạch bị bắt, giáo dục và bị quản chế của địa phương. Không dừng lại đó khoảng năm 2000, Thạch lại thành lập một thứ đạo hỗn tạp “Đạo chân đất” hoạt động chống phá chính quyền. Thạch bị bắt và bị toà án huyện xử 15 năm tù sau đó được giảm xuống còn 8 năm tù.

Xuất thân từ gia đình có truyền thống cách mạng, bản thân lại là cựu quân nhân, nhưng ông ta không kế thừa được gia phong của dòng tộc. Ông ta luôn khoe khoang trong các bài viết của mình là “Cựu phân đội trưởng trinh sát, Tiểu đoàn 8 – Trung đoàn 266, Sư đoàn 341 – Quân đoàn 4”. Nhưng một số cựu binh cho biết, kỳ thực ông Thạch chỉ là tiểu đội trưởng trinh sát, Tiểu đoàn 8, E266, chứ không phải phân đội trưởng, tương đương với Trung đội trưởng như ông ta tự nhận. Song do bất mãn chế độ, Trần Đức Thạch trở thành một thủ lĩnh nhóm thổ phỉ chống chính quyền. Mãn hạn tù, Trần Đức Thạch đã được những kẻ “lão thành dân chủ” như Nguyễn Thanh Giang ở Hà Nội dẫn dắt, chính thức gia nhập “phong trào dân chủ” bằng việc viết bài chống chính quyền để trả mối thù “đất nước, chế độ chính trị”.

Đường đến nhà tù luôn rộng mở

Tháng 10/2009, Trần Đức Thạch đã bị TAND TP Hà Nội kết án 3 năm tù giam, phạt quản chế 3 năm tại địa phương sau khi chấp hành xong hình phạt tù về tội danh cùng với Vũ Văn Hùng và Phạm Văn Trội ở Hà Nội về tội “Tuyên truyền chống Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam”. Theo cáo trạng, Trần Đức Thạch đã viết nhiều bài có nội dung xuyên tạc sự thật, vu cáo, nói xấu Đảng và Nhà nước đăng tải trên tờ bán nguyệt san “Tổ quốc”. Đây là tờ báo phản động do Nguyễn Thanh Giang lập ra, với sự điều hành và chu cấp tài chính của Nguyễn Gia Kiểng và số cầm đầu tổ chức phản động lưu vong “Tập hợp dân chủ đa nguyên” ở Pháp. Cả 3 trường hợp này bị bắt sau khi thực hiện vụ treo khẩu hiệu có nội dung chống phá Nhà nước tại cầu vượt Mai Dịch, Cầu Giấy, TP. Hà Nội theo yêu cầu của Việt Tân.

Bản án dành cho Trần Đức Thạch diễn ra sau nhiều năm viết rất nhiều bài viết xuyên tạc lịch sử, chống phá chính quyền bằng ngòi bút một cách có hệ thống và được nhận lương từ nhóm “Tổng biên tập Tập san Tổ quốc” của Nguyễn Thanh Giang và Nguyễn Gia Kiểng. Các bài viết của Thạch được Việt Tân và giới zân chủ xem như là bằng chứng của cựu binh cộng sản nói về bản chất của chiến tranh chống Mỹ và thực trạng cuộc sống dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam. Việt Tân đã từng trao giải thưởng trị giá 500 USD cho bài thơ “Đớn đau” của Trần Đức Thạch mô tả “nỗi đau Gạc Ma” và phán xét “Đất nước nếu còn cộng sản. Sẽ bị dâng cho giặc Tàu chỉ sớm muộn mà thôi”.

Sau lần bị bắt đi tù, giới dân chủ đã tìm cách vận động cho Thạch cùng nhóm Hùng, Trội mới bị bắt đều nhận giải thưởng Hellman/ Hammet năm 2010 của Mỹ – một giải thưởng chuyên giành cho giới “đấu tranh dân chủ” mỗi năm 6 suất, trị giá từ 500-1.000 USD. Lý do được trao “giải thưởng nhân quyền quốc tế” này mà Ban tổ chức Hellman Hammet đưa ra là “Trần Đức Thạch là tác giả của một tiểu thuyết, hàng trăm bài thơ, bài báo và các báo cáo lên án tham nhũng, bất công và các vụ lạm dụng nhân quyền. Là cựu chiến binh Quân đội nhân dân, ông cũng là hội viên Hội Nhà văn Nghệ An. Tiểu thuyết “Đôi bạn tù” hoàn thành năm 1988 mô tả bản chất tùy tiện của hệ thống pháp lý và tình trạng phi nhân của nhà tù ở Việt Nam. Các bài thơ xuất bản với tiêu đề “Những điều chưa thấy” viết về cuộc sống không có tự do và công lý. Trần Đức Thạch thường xuyên bị sách nhiễu kể từ năm 1975. Vào năm 1978, áp lực trở nên thô bạo tới mức ông phải tự thiêu và bị bỏng nặng. Kể từ đó, ông đã bị bắt 10 lần và bị đưa ra tòa bốn lần, lần nào tòa cũng phải thả vì thiếu chứng cứ. Năm 2009, Nhóm công tác Liên hợp quốc chuyên giám sát việc giam giữ tùy tiện xác nhận rằng ông bị giam giữ sai trái và tùy tiện vào lần bị bắt sau cùng hồi tháng 9/2008. Bất chấp điều đó, ông bị kết án ba năm tù giam và ba năm quản chế.”

Bàn về thứ gọi là “tác phẩm văn học” của ông Trần Đức Thạch và bằng chứng lịch sử đã bị một số đồng đội của ông Thạch lên tiếng phê phán, phủ nhận. Điều này một lần nữa cho thấy, dù nội dung tác phẩm của Trần Đức Thạch hoàn toàn bịa đặt, thì đối với những kẻ có dã tâm chống phá đất nước lại là cơ hội hiếm có để chúng tôn vinh, ngợi ca Trần Đức Thạch như là chứng nhân lịch sử. Từ đó phủ nhận cuộc chiến tranh chính nghĩa chống ngoại xâm của dân tộc, đồng thời phủi sạch tội ác của chính quyền Việt Nam Cộng hòa.

Trần Đức Thạch, khi đã “quá tam ba bận”?

Thông báo v/v bắt bị can để tạm giam đối với Trần Đức Thạch

Đời tư đầy tai tiếng

Một người dân từ vùng đất Nghệ An đã lên án đời tư đầy bê tha của Trần Đức Thạch với các nhà dân chủ khác ở vùng đất này, xin trích: “Gạo cội nhất chính là Trần Đức Thạch, Nghệ An. Vốn là một nhà thơ với máu me văn nghệ, văn gừng, từng có thời gian ở trong quân ngũ nhưng lão ta lại có tính gian manh, đã từng bị bắt vì tội trộm cắp tài sản (không bị xử lý), rồi bị bắt, khởi tố, phạt 3 năm tù về tội “Tuyên truyền chống nhà nước CHXHCN Việt Nam”, sau khi ra tù thường xuyên có những bài viết tán phát trên mạng internet với mục đích chống nhà nước Việt Nam. Với những bài thơ con cóc được kết tinh từ bộ óc “thiếu nếp nhăn”, Thạch ta được giới “dâm chủ” tung hô, ca ngợi, rồi báo này, đài nọ như RFA phỏng vấn, đưa tin… Tính đến thời điểm hiện tại, Trần Đức Thạch đã có trong tay “bộ sưu tập” khủng với 05 bà vợ với cả chục đứa con!. Đối tượng mà Thạch nhắm đến để buông lời ong bướm phần lớn là những người phụ nữ góa bụa, quá lứa lỡ thì, tuổi xuân và nhan sắc đều ở phía bên kia của sườn dốc. Được Thạch “nhòm ngó”, “để ý đến”, họ như “nắng hạn gặp mưa rào”, cộng với mồm mép dẻo quẹo, kinh nghiệm tình trường của Thạch, họ dễ dàng rơi vào tay hắn như những con thú nuôi ngoan ngoãn, chỉ biết nghe lời. Thế rồi, “thức khuya mới biết đêm dài”, họ cứ lần lượt rời bỏ Thạch mà đi, để lại cho lão những vần thơ, tiếp tục “đuổi ong bắt bướm”. Đến giờ, khi tuổi đã xế chiều, chỉ còn lại bà Chương, vốn là gái phục vụ nhà hàng đã “hết đát” bấu víu vào hắn với sự ràng buộc bởi mỗi đứa con. Cứ tưởng bước chân của con ngựa hoang bất kham này đến đây là kết thúc, ấy thế mà với danh nghĩa của một nhà “dân chủ”, hắn vẫn “tòm tem” đồng đảng Trần Thị Tô, Nguyễn Thị Hoàng bằng tuổi con, tuổi cháu của mình, để đến lúc bị người yêu của hai ả kia nện cho một trận nên thân.

Bàn về một cuộc thi sáng tác về môi trường do Thạch xin tiền của Việt Tân khởi xướng, một fanpage bình phẩm “Sau sự cố môi trường do formosa gây nên, rồi tình hình lũ lụt ở miền Trung xảy ra, Thạch ta ngồi ở nhà cào bàn phím, theo dõi tình hình thấy MC Phan Anh, Nguyễn Lân Thắng, rồi linh mục Đặng Hữu Nam… được dịp bội thu, tiền bạc rủng rỉnh nhờ các nguồn “tài trợ” để ăn chơi phè phỡn, tiêu xài trác táng nên hắn ta nóng ruột. Muốn kiếm tiền từ lòng hảo tâm, lòng tốt của người khác nên bày trò “ăn xin thời hiện đại”, lên mạng thông báo “kế hoạch tổ chức cuộc thi”, xin tài trợ để phục vụ cho “cơ cấu giải thưởng”… Đê tiện đến thế là cùng!”.

Trần Đức Thạch, khi đã “quá tam ba bận”?

Tang vật được phát hiện, thu giữ tại nhà riêng Trần Đức Thạch

Trượt dài trên con đường tội lỗi

Việc Thạch bị bắt đó chỉ là điều sớm hay muộn mà thôi. Bởi sau những ngày tháng ngồi tù, khi được trả tự do Trần Đức Thạch lại trượt dài trong sai lầm khi bắt tay với các phần tử phản động, chống đối trong và ngoài nước có nhiều hoạt động chống phá, đi ngược lợi ích quốc gia, dân tộc. Lẽ ra khi lực lượng Công an bắt giam hàng loạt thành viên cốt cán của Hội Anh em dân chủ về hành vi “Hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân” theo quy định tại Điều 79 Bộ luật Hình sự thì việc bắt Trần Đức Thạch là lẽ đương nhiên. Bởi Nguyễn Văn Đài, Lê Thu Hà những kẻ cầm đầu của tổ chức phản động này đã khai rõ vai trò, hành vi tội lỗi của Thạch trong trại tạm giam. Một lý do nữa là, khi bị triệu tập điều tra, Thạch đã thể hiện thái độ ăn năn, hối cãi và cam kết không tái phạm. Cho nên, cơ quan Công an muốn mở ra cơ hội cho Thạch sửa sai, làm lại cuộc đời khi đã vào tuổi xế chiều. Điều đó thể hiện bản chất nhân văn và sự ưu việt của chế độ, cũng như đạo lý “đánh kẻ chạy đi chứ không đánh người chạy lại” của dân tộc Việt Nam. Thế nhưng, Thạch vẫn “ngựa quen đường cũ”, “chứng nào tật ấy”, do tư tưởng phản bội, chống phá đất nước đã ăn sâu vào tâm trí của y. Để rồi, hàng ngày Thạch thường xuyên sử dụng mạng xã hội facebook làm tay sai cho tổ chức khủng bố Việt Tân, ra sức tuyên truyền, xuyên tạc, bịa đặt chống phá chế độ, gây bức xúc trong dư luận nhân dân. Điều gì đến sẽ đến, Thạch chính thức sa lưới lần thứ 3, dấu chấm hết cho một cuộc đời đầy tội lỗi và tù đày. Có lẽ đây cũng kết cục tất yếu của kẻ suốt cuộc đời luôn có sẵn tư tưởng chống phá, phản bội lại quê hương, đất nước.

Khánh Linh

 

 

 

Related Articles

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here

Stay Connected

863FansLike
44FollowersFollow
0SubscribersSubscribe

BÀI MỚI

Xem nhiều

Phản biện - Luận bàn

ĐỐI TƯỢNG