Saturday, November 23, 2024

Thoả thuận hoà bình cho Afghanistan: Ê chề niềm kiêu hãnh Mỹ

Khi Taliban kiểm soát hầu hết đất nước Afghanistan sau hơn một thập kỷ bị Mỹ lật đổ, Washington buộc phải gạt niềm kiêu hãnh Mỹ sang một bên…

Mỹ và Taliban đạt thỏa thuận ngừng bắn

Theo Tân Hoa Xã, ngày 14/2, Mỹ và Taliban đã đạt được thỏa thuận giảm bạo lực kéo dài 1 tuần, tạo điều kiện thuận lợi cho một thỏa thuận nhằm lập lại hòa bình ở  Afghanistan, tạo tiền đề cho Mỹ rút quân khỏi Afghanistan.

Thỏa thuận đình chiến đánh dấu một mốc quan trọng trong nỗ lực nhắm chấm dứt cuộc chiến kéo dài đã 18 năm tại Afghanistan. Thỏa thuận đình chiến được ký kết sau các cuộc đàm phán kéo dài ở Thủ đô Doha của Qatar.

Và sau cuộc gặp giữa Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo và Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Mark Esper với Tổng thống Afghanistan Ashraf Ghani, bên lề Hội nghị An ninh Munich, bản thoả thuận đả được công bố.

Trong khi đó, Thỏa thuận Hòa bình mà Mỹ và Taliban đàm phán tập trung vào việc Taliban yêu cầu Mỹ rút quân, đổi lại Taliban phải cam kết không để Afghanistan là mảnh đất của khủng bố, đồng thời đối thoại hòa bình với chính quyền Kabul.

Thoả thuận hoà bình cho Afghanistan: Ê chề niềm kiêu hãnh Mỹ

Từ việc Taliban thách thức Mỹ

Với diễn biến mới nhất này, cuộc chiến dai dẳng kéo dài gần 2 thập kỷ qua hiện đang ở giai đoạn kết. Theo một quan chức cấp cao của chính phủ Mỹ thì vấn đề bạo lực đã cản trở việc ký kết thỏa thuận giữa Mỹ và Taliban hồi tháng 9/2019.

Do đó, giờ là lúc Mỹ và Taliban cần đạt được thỏa thuận về việc giảm bạo lực. Và nếu Taliban triển khai đúng những gì họ cam kết, Mỹ sẽ thúc đẩy việc ký thỏa thuận hòa bình với nhóm phiến quân này.

Trước đó, ngày 13/2, cả Tổng thống Trump lẫn Ngoại trưởng Pompeo đều khẳng định rằng, Mỹ và Taliban đã đạt được sự “đột phá” trong một số vấn đề gai góc, và hai bên đang ở rất gần với một Thỏa thuận hòa bình cho Afghanistan.

Tổng thống Trump cho biết, mọi thứ sẽ trở nên rõ ràng trong 2 tuần nữa – điều này được xem là lời xác nhận cho một số nguồn tin không chính thức từng tiết lộ rằng Thỏa thuận hòa bình Mỹ-Taliban có thể sẽ được ký kết vào cuối tháng 2 này.

Thỏa thuận hòa bình Mỹ-Taliban được biết bao gồm 4 vấn đề chính là: (1)Taliban có trách nhiệm đảm bảo sẽ không để cho các nhóm khủng bố IS và Al Qadae sử dụng Afghanistan làm nơi ẩn náu để tiến hành các vụ tấn công khủng bố;

(2) Các lực lượng Mỹ và NATO sẽ rút khỏi Afghanistan; (3)Các bên tại Afghanistan phải đối thoại hoà bình trực tiếp với nhau, và (4) một thỏa thuận ngừng bắn vĩnh viễn phải đạt được giữa các bên.

Tuy nhiên, niện có nhiều ý kiến trái chiều về thỏa thuận này. Luồng dư luận thứ nhất thì tin rằng thỏa thuận sẽ là sự khởi đầu cho việc chấm dứt hoàn toàn cuộc chiến tại Afghanistan, giúp Mỹ và đồng minh rút chân khỏi vũng lầy chiến tranh.

Luồng dư luận thứ hai thì tỏ ra hoài nghi, không tin tưởng vào những gì Taliban đã cam kết, lo sợ tàn quân Taliban vào mùa xuân tới lại tiếp tục các cuộc tấn công nhằm lật đổ chính phủ Afghanistan, thay vì cam kết đối thoại.

Ê chề niềm kiêu hãnh Mỹ

Mỹ tấn công lật đổ Taliban sau sự kiện kinh hoàng ngày 11/9/2001, nhằm tiêu diệt trùm khủng bố Bin Laden – mầm họa của nước Mỹ, song với những gì diễn ra tại Afghanistan, thì mối đe dọa với nước Mỹ lại tăng lên chứ không giảm đi.

Bởi, như Đặc phái viên của Nga về Afghanistan Zamir Kabulov cho biết, đến giữa năm 2018, lực lượng Taliban đã hiện diện ở hầu hết các tỉnh thành của Afghanistan và đang kiểm soát phần lớn lãnh thổ quốc gia này, theo nhật báo Kommersant.

đến việc Taliban bắt tay Mỹ kiến tạo hoà bình cho Afghanistan, cho thấy Mỹ dù lật đổ Taliban nhưng không thể chiến thắng

Ông Kabulov – cũng từng đồng thời là Vụ trưởng Vụ châu Á 2 thuộc Bộ Ngoại giao Nga – cho rằng: “Taliban đã hòa nhập vào đời sống chính trị – xã hội Afghanistan, bởi tổ chức này hiện kiểm soát hơn một nửa lãnh thổ Afghanistan”.

Theo nhà ngoại giao Nga, các chiến binh Taliban đã hiện diện hầu khắp các khu vực của đất nước Afghanistan, thậm chí đã trở lực lượng chủ chốt ở nhiều nơi vẫn đang thuộc quyền kiểm soát của chính quyền Afghanistan.

“Hiện nay Taliban đã thành lập những cơ quan quyền lực tương đương với cơ quan quyền lực của chính quyền Afghanistan, trong đó có cả hệ thống tòa án mà người dân Afghanistan còn tin tưởng hơn cả hệ thống tư pháp của nhà nước”.

Điều đó cho thấy, dường như chính lực lượng Taliban mới là lực lượng kiểm soát đất nước Afghanistan, chứ không phải Mỹ-NATO và chính quyền Kabul do Washington dựng lên và bảo trợ.

Đây là một thực tế rất nguy hiểm. Bởi – cũng theo Đặc phái viên Nga về Afghanistan, nhờ sự kiểm soát của Taliban, các chiến binh IS đang hoành hành tại xứ A-phú-hãn, khi chúng gia tăng hoạt động tại 9 trong số 34 tỉnh thành của Afghanistan.

“Dù may mắn là chúng chỉ hiện diện ở 9 tỉnh của Afghanistan, nhưng đáng lo ngại là chúng lại hiện diện ở hầu hết các tỉnh miền Bắc Afghanistan. Đây là mối đe dọa cực kỳ nghiêm trọng, vì vậy không thể đánh giá thấp mối đe dọa IS”.

Ngay chính Cơ quan thực hiện Sứ mệnh hỗ trợ của Liên Hợp Quốc tại Afghanistan cũng đánh giá là “đất nước Afghanistan đang đối mặt với tình hình an ninh rất nghiêm trọng”.

Trước thảm trạng đó, Mỹ buộc phải xuống nước với Taliban, chấp nhận vị thế của tổ chức này trong đời sống chính trị Afghanistan, rồi nhờ nhóm phiến quân này chặn cửa IS và Al-Qeada, giúp Mỹ thoát khỏi vũng lầy A-phú-hãn.

Điều đó thể hiện ngay tại điểm thứ nhất, Thỏa thuận hòa bình Mỹ-Taliban : “Taliban có trách nhiệm đảm bảo sẽ không để cho các nhóm khủng bố và thánh chiến như IS và Al-Qadae sử dụng Afghanistan làm nơi ẩn náu để tiến hành các vụ tấn công”.

Buộc phải nhờ “khủng bố Taliban” chặn cửa “khủng bố IS”, “khủng bố Al-Qaeda” ở Afghanistan, phải bắt tay khủng bố Taliban kiến tạo hoà bình cho Afghanistan, điều đó chứng tỏ sức mạnh Mỹ không phải là vô song.

Ê chề niềm kiêu hãnh Mỹ ở Afghanistan

Như vậy, uy lực Mỹ không còn là niềm kiêu hãnh của nước Mỹ trong cuộc chiến với khủng bố Taliban tại Afghanistan và điều này chắc chắn sẽ gây hệ luỵ cho cuộc chiến chống chủ nghĩa khủng bố quốc tế của Mỹ. Sao Mỹ phải đối mặt với thảm hoạ vậy?

Giới phân tích cho rằng, đây là việc Mỹ phải nhận đòn “gậy ông đập lưng ông”. Bởi lẽ, Mỹ chống khủng bố nhưng sự ra đời của 3 tổ chức khủng bố Taliban, Al Qeada và IS đều nhờ có “yếu tố Mỹ”, dù gián tiếp hay trực tiếp.

Khủng bố được xem là quái thai của lịch sử nhân loại, nhưng Mỹ lại bị cho là đã tạo ra những phôi thai, rồi tạo điều kiện cho quái thai ra đời và lớn mạnh, từ đó tác oai tác quái khắp toàn cầu, trong đó có tấn công vào nước Mỹ.

Điều đó cho thấy người Mỹ đã phải nhận lãnh hậu quả từ những “sản phẩm lỗi” của mình, tuy nhiên trong quá trình sửa sai, khắc phục hậu quả – tấn công khủng bố – thì Washington vẫn cố tình mắc sai lầm.

Đó là việc tấn công khủng bố với “mục đích khác”, mà nguy hiểm nhất là biến khủng bố thành lá bài chính trị, nên ở những nơi, những khu vực mà quân đội Mỹ tiến hành cuộc chiến chống khủng bố thì đất sống và đất diễn của khủng bố luôn được tạo ra.

Tuy nhiên, khi để Taliban kiểm soát hầu hết đất nước Afghanistan sau hơn một thập kỷ bị Mỹ lật đổ, cho thấy sai lầm đã quá nghiêm trọng. Vì vậy Washington buộc phải gạt niềm kiêu hãnh Mỹ sang một bên để cứu vãn mưu đồ Mỹ.

Khi cho quân đội Mỹ tấn công, lật đổ chính quyền Taliban, chắc chắn Washington không bao giờ nghĩ mình lại rơi vào hoàn cảnh trớ trêu như thế này. Quả thực rất ê chề!

Related Articles

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here

Stay Connected

863FansLike
44FollowersFollow
0SubscribersSubscribe

BÀI MỚI

Xem nhiều

Phản biện - Luận bàn

ĐỐI TƯỢNG