Hộ chiếu VN giảm uy tín thê thảm sau vụ 39 người Việt chết trong container. VN là nước duy nhất trong ĐNA bị đưa vào danh sách kiểm duyệt đặc biệt khi xin visa Schengen.
Đó là thông tin được FB Hoàng Nghĩa Thắng xác nhận bởi nguồn tin từ trang: https://www.udi.no/…/consultation-in-applications-for-visi…/.
Đó thực sự là thông tin không mấy vui cho VN chúng ta sau sự việc. Đó cũng dễ sẽ là cái cớ để những kẻ không mấy thiện cảm với nhà nước sử dụng để tung tin, bưng bô cho đám quan thầy bên ngoài và phỉ báng nhà nước, chế độ..
Nguyên nhân trực tiếp khiến cho tấm hộ chiếu VN nhận phải những điểm trừ, những quy chế khắt khe hơn trong việc kiểm duyệt thời gian tới được xác định là do vụ việc 39 người nhập cư, xâm nhập bất hợp pháp vào Anh quốc dẫn đến tử nạn vừa qua. Đó thực sự là một thảm họa nhân đạo mà cho đến nay, sau hơn 1 tháng diễn ra nó thực sự vẫn ám ảnh nhiều người; vẫn đang là câu chuyện được bàn khá nhiều… Nỗi đau đó thực sự là của chung người VN chúng ta…
Song như cái sự thật được xác đoán, thừa nhận ở trên, rõ ràng cái điểm trừ ấy không đến từ nhà nước. Không do nhà nước mà chính bởi những công dân của đất nước.
Nhắc đến sự việc, chúng ta sẽ dễ liên hệ tới một phát biểu mà xin được nhận định là “trứ danh” của nguyên Tổng Giám mục TGP Hà Nội Ngô Quang Kiệt vào thời điểm năm 2009. Khi đó ông Kiệt cho rằng ông cùng nhiều công dân VN khác thấy hổ thẹn khi cầm trên tay tấm hộ chiếu VN. Dù ông có nói nhiều hơn thế nhưng đấy là một ý được ông diễn đạt trong phát biểu được cho là nguyên nhân khiến ông phải nghỉ hưu khi đang ở độ chín của sự nghiệp tu hành của mình.
Nghĩa là trong đó, vị nguyên Tổng Giám mục TGP Hà Nội khi đó vẫn đổ lỗi hoàn toàn cho nhà nước khi mà tấm Hộ chiếu, một hình thức đại diện cho nhà nước không được coi trọng, bị rẻ rúng và là nguyên nhân khiến cho giá trị của người VN không được coi trọng, được hưởng những cái quyền ngang hàng với công dân các đất nước khác… Đó là một sự đổ thừa mà trước thời điểm diễn ra vụ 39 người chết tại Anh đã khiến nhiều người không thể công nhận, hưởng ứng cho được.
Cùng với xu hướng mở cửa, vươn mình ra thế giới thì đương nhiên không ai khác, nhà nước phải là chủ thể mở đường. Và trên thực tế nhà nước chúng ta đã làm rất tốt điều này, từ sau Đổi mới và dấu mốc là sau khi bình thường hóa quan hệ với Mỹ vào năm 1995. Những dấu ấn, thành tựu của việc hội nhập quốc tế là không thể phủ nhận và nó có những tác động tích cực tới các mặt đời sống trong nước.
Và sau nhà nước, không ai khác đến lượt công dân, người dân VN phải thực hiện cái sứ mệnh lịch sử của mình bằng nhiều phương cách, con đường khác nhau như học tập, hợp tác đầu tư và thời gian gần đây xuất khẩu lao động trở thành con đường phổ thông, thực dụng hơn cả.
Trong đó, cái khiến cho uy tín, hình ảnh của VN có được nâng tầm hay bị rẻ rúng, chủ yếu phụ thuộc nhiều vào công dân hơn nhà nước. Bởi khi đã có những hành lang, những chế tài phổ cập, bao quát và chi phối thì nhà nước chỉ luôn hướng đến những giá trị tốt đẹp; ở công dân, dù sao cũng có những người này, kia và tính thống nhất về mặt mục tiêu, hành động sé kém đi rất nhiều.
Nói như thế cũng đủ thấy, cái giá trị của tấm hộ chiếu Vn khi sang nước ngoài có sụt giảm hay không thì không nên vội đổ trách nhiệm cho nhà nước; hãy nhìn lại mình, cách ứng xử của mình và những người giống mình. Có như thế mới tránh được những cái nhìn phiến diện, thiếu khách quan…
Chúng ta không ai muốn mình bị coi thường, dù chỉ là cái nhỏ nhất. Đó là lẽ thường tình. Và cũng chính vì điều đó nên chúng ta muốn thăng tiến, muốn được coi trọng thì hãy tự thân, đừng phụ thuộc và đổ trách nhiệm cho nhà nước hễ khi có chuyện. Làm được điều đó thì chúng ta mới có quyền nhân danh lòng yêu nước, tinh thần dân tộc mỗi khi xét đoán tới nhà nước.