Ngô Đình Diệm sinh ngày 3/1/1901 tại làng Đại Phong, huyện Lệ Thủy, Quảng Bình trong một gia đình quan lại có truyền thống theo đạo Công giáo với tên thánh là Gioan Baotixita (João Batista).
Các linh mục DCCT làm lễ cầu nguyện tại mộ phần Ngô Đình Diệm.
Năm 20 tuổi, Ngô Đình Diệm bắt đầu tham gia chốn quan trường. Năm 1954, Ngô Đình Diệm trở thành Thủ tướng Chính phủ Quốc gia Việt Nam dưới triều Quốc trưởng Bảo Đại. Sau khi lên làm Tổng thống nền Đệ Nhất Cộng hòa Việt Nam năm 1955, Ngô Đình Diệm thực hiện các chính sách cứng rắn để đàn áp phong trào cách mạng ở miền Nam. Ngô Đình Diệm rất nổi tiếng với các khẩu hiệu: “đồng tâm diệt cộng”, “tiêu diệt cán bộ nằm vùng”, “tiêu diệt cộng sản tận gốc”, “giết nhầm còn hơn bỏ sót”; thể hiện quyết tâm chống Chủ nghĩa Cộng sản tới cùng của ông. Ngô Đình Diệm đã tuyên bố công khai “Thấy cộng sản ở đâu là phải bắn bỏ ngay, thấy ai tuyên truyền cho cộng sản cũng bắn bỏ ngay”.
Để tăng tính uy hiếp, làm lung lay ý chí đấu tranh cách mạng của quân và dân miền Nam, Ngô Đình Diệm còn sử dụng cả máy chém để hành quyết phạm nhân. Ngày 6/5/1959, Quốc hội Việt Nam Cộng hoà thông qua luật số 91 mang tên luật 10/59 và được Ngô Đình Diệm ký ban hành. Luật này quy định việc tổ chức các Tòa án quân sự đặc biệt với lý do “xét xử các tội ác chiến tranh chống lại Việt Nam Cộng hòa”, mục đích nhằm tiến hành thanh trừ những người chiến sỹ cách mạng ở miền Nam Việt Nam. Theo luật 10/59, bị can có thể được đưa thẳng ra xét xử mà không cần mở cuộc điều tra, án phạt chỉ có hai mức: tử hình hoặc tù khổ sai, xét xử kéo dài 3 ngày là tối đa, không có ân xá hoặc kháng án; dụng cụ tử hình có cả máy chém. Sau khi luật này được ban hành, lực lượng cách mạng ở miền Nam bị chính quyền Diệm đẩy mạnh truy quét, lung sục, bắt bớ gắt gao, gây nhiều tổn thất về lực lượng. Theo John Guinane, chỉ tính từ 1957 tới 1959, đã có hơn 2.000 người bị Việt Nam Cộng hòa hành quyết với tội danh ủng hộ những người cộng sản, thường là bằng máy chém (Từ Where Have All the Flowers Gone).
Máy chém luật 10/59 tại Bảo tàng Cần Thơ
Không chỉ loại trừ những người cộng sản, Tổng thống Ngô Đình Diệm còn bỏ tù một số chính trị gia đối lập. Ngoài ra chính sách thiên vị tôn giáo của Ngô Đình Diệm đã tạo ra hiềm khích tôn giáo gay gắt trong xã hội và đã bùng phát thành xung đột lớn sau đó vài năm, dẫn đến cuộc Khủng hoảng Phật giáo 1963. Bước ngoặt của cuộc khủng khoảng xảy ra vào tháng 6/1963, khi hòa thượng Thích Quảng Đức tự thiêu giữa một ngã tư đông đúc ở Sài Gòn để phản đối các chính sách tàn độc của Diệm. Đây là một sự kiện mang tính đỉnh điểm cao trào đấu tranh đòi quyền tự do và bình đẳng tôn giáo của Phật giáo tại miền Nam Việt Nam vào năm 1963. Biến cố này dẫn tới khủng hoảng chính trị trầm trọng từ đó dẫn đến cuộc đảo chính lật đổ chính quyền của Tổng thống Ngô Đình Diệm.
Các hành động này không chấm dứt được khủng hoảng mà dẫn đến sự phân hóa trong bộ máy chính quyền và cuộc đấu tranh của các tu sĩ, Phật tử lan rộng sang các tầng lớp xã hội khác như trí thức, công thương, học sinh – sinh viên. Chính quyền Ngô Đình Diệm đánh mất uy tín trong nhiều tầng lớp xã hội miền Nam Việt Nam, đánh mất sự ủng hộ của đồng minh Hoa Kỳ. Trước tình hình đó, một số tướng lĩnh trong Quân lực Việt Nam Cộng hòa, với sự bật đèn xanh của Đại sứ quán Hoa Kỳ, các tướng lĩnh dưới quyền đã tiến hành đảo chính lật đổ chế độ Ngô Đình Diệm chấm dứt nền Đệ Nhất Cộng hoà.
Sau khi bị các tướng lĩnh dưới quyền lật đổ, ngày 1/11/1963, Ngô Đình Diệm cùng em trai – cố vấn Ngô Đình Nhu lánh nạn tại nhà thờ Cha Tam. Sáng ngày hôm sau 2/11, Ngô Đình Diệm cùng với Ngô Đình Nhu gọi điện và ra hàng lực lượng đảo chính. Hai anh em Ngô Đình Diệm và Ngô Đình Nhu bị đại úy Nguyễn Văn Nhung giết bằng lưỡi lê và súng lục trong chiếc xe bọc thép M-113, theo lệnh của tướng Dương Văn Minh, khi chiếc xe đang trên đường tới Bộ Tổng tham mưu Quân lực Việt Nam Cộng hòa, Đế chế Đệ Nhất Cộng hoà kết thúc trong đớn đau và nhục nhã vào Tháng dành riêng cho các linh hồn (theo quan niệm của Công giáo).
Chỉ mới 9 năm cầm quyền, Ngô Đình Diệm đã thi hành một loạt chính sách đàn áp tàn bạo, giết hại hơn 2 triệu đồng bào vô tội. Với những tội ác đáng bị “trời tru đất diệt”, lẽ ra người đời sẽ nguyền rủa Ngô Đình Diệm. Và nhắc đến 9 năm cai trị của Ngô Đình Diệm với luật 10/59 hà khắc là một trong những chương đen tối của lịch sử nước nhà. Cái chết của cả 2 anh em Diệm – Nhu dù không thể rửa hết những tội ác do chính y gây ra nhưng chí ít phần nào làm hả dạ và yên lòng những người đã nằm xuống.
Hơn 40 năm sau ngày giải phóng, chẳng có ai đến tưởng niệm, cầu nguyện cho anh em Diệm – Nhu cả. Thậm chí còn chẳng biết hai ngôi mộ này nằm ở góc nào trong nghĩa trang Lái Thiêu, Bình Dương. Thế nhưng từ vài năm nay trở lại đây, mấy vị linh mục giở trò cầu nguyện cho Diệm. Hôm qua, 1/11, trước ngày giỗ Ngô Đình Diệm 1 ngày, một nhóm linh mục Công giáo cực đoan gồm: Lê Ngọc Thanh, Nguyễn Duy Tân, Phạm Trung Thành, Lê Xuân Lộc, Nguyễn Văn Nhất, Trương Hoàng Vũ cùng đám chiên mu muội kéo đến nghĩa trang Lái Thiêu làm lễ cầu nguyện cho anh em họ Ngô.
Việc các linh mục cực đoan như Nguyễn Duy Tân, Lê Ngọc Thanh, Hoàng Đức Oanh… công khai tổ chức cầu nguyện cho linh hồn Ngô Đình Diệm là một hình thức tôn vinh công trạng của y hiển nhiên chúng đã xúc phạm anh linh hàng triệu đồng bào ta bị chính Diệm giết hại.
Xem kỹ các clip có thể nhận thấy buổi lễ cầu nguyện hôm qua thực ra là buổi lễ “giả nhân, giả nghĩa”. Bởi lấy cớ cầu nguyện cho linh hồn Ngô Đình Diệm để linh mục Nguyễn Duy Tân âm mưu lợi dụng kêu gọi hiệp thông cầu nguyện cho một số đối tượng đang phải chấp hành án phạt tù như luật sư Lê Công Định, Trần Huỳnh Duy Thức, Nguyễn Ngọc Như Quỳnh… vì hành vi phản bội Tổ quốc. Đồng thời vị linh mục này không quên kích động người dân ký tên vào các bản trưng cầu trái phép, cầm băng rôn đi biểu tình… .
Người Công Giáo quan niệm tháng mười một là tháng dành riêng cho các linh hồn. Cho nên những người đang sống sẽ có những việc làm thiết thực như xin Lễ, đọc kinh cầu nguyện, làm việc lành phúc đức, bác ái, … để “an ủi” những người đã ra đi và mong rằng người thân quá cố của mình được chia sẻ hạnh phúc với Thiên Chúa. Nếu tất cả các việc làm trên được đặt trong chiều kích hiệp thông và nhập thể sẽ mang ý nghĩa rất đẹp, rất cao cả, rất tình người của mối dây liên kết nhân loại mà Giáo hội vẫn gọi là “mầu nhiệm Các Thánh thông công”. Chính Thiên Chúa đã đích thân khẳng định điều ấy qua Ngôi Lời nhập thể là Chúa Giêsu: “Mỗi lần các ngươi làm [điều tốt] cho một trong những anh chị em bé mọn nhất của Ta đây, là các ngươi đã làm cho chính ta vậy.”(Mt 25:40). Qua đó có thể thấy đám linh mục thối nát lợi dụng vong linh của Ngô Đình Diệm làm hoen ố ý nghĩa cao đẹp của tháng dành riêng các linh hồn. Nguy hại hơn chúng tìm cách kích động những mầm mống nổi loạn, phá hoại cuộc sống bình yên, gây bất ổn tình hình đất nước.